Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 6 - Tiết 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo)

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 6 - Tiết 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo)

. Kiến thức

- Học sinh biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây.

- Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.

- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?

- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.

- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 6 - Tiết 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 NS:04/10/10
Tiết 11
SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ 
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.
3. Thái độ: 
Có ý thức bảo vệ động vật trông đất, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, chống thoái hoá đất...
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- GV: Tranh phóng to hình 11.2 SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ
 - Vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?
 - Những giai đoạn nào của cây cần nhiều nước và muối khoáng?
2. Bài mới
	Hoạt động 1: Rễ cây hút nước và muối khoáng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu SGK làm bài tập mục s SGK trang 37.
- GV viết nhanh 2 bài tập lên bảng, treo tranh phóng to hình 11.2 SGK.
- Sau khi HS đã điền và nhận xét, GV hoàn thiện để HS nào chưa đúng thì sửa.
- Gọi HS đọc bài tập đã chữa đúng lên bảng.
- GV củng cố bằng cách chỉ lại trên tranh để HS theo dõi.
- GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời " câu hỏi:
- Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoà tan?
- Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau?
- GV có thể gọi đối tượng HS trung bình trước nếu trả lời được GV khen, đánh giá điểm.
- HS quan sát kĩ hình 11.2 chú ý đường đi của " màu vàng và đọc phần chú thích.
- HS chọn từ điền vào chỗ trống sau đó đọc lại cả câu xem đã phù hợp chưa.
- 1 HS lên chữa bài tập trên bảng " cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS đọc mục £ SGK. kết hợp với bài tập trước trả lời được 2 ý:
+ Lông hút là bộ phận chủ yếu của rễ hút nước và muối khoáng hoà tan.
+ Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hoà tan.
Kết luận:
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút.
Hoạt động 2: Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới
sự hút nước và muối khoáng của cây.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây: Đất trồng, thời tiết, khí hậu... 
a- Các loại đất trồng khác nhau
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK " trả lời câu hỏi: Đất trồng đã ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng như thế nào? VD cụ thể?
- Em hãy cho biết địa phương em có đất trồng thuộc loại nào?
b- Thời tiết khí hậu
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK. Trả lời câu hỏi thời tiết, khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của cây?
- GV gợi ý: khi nhiệt độ xuống dưới 0oC nước đóng băng, muối khoáng không hoà tan, rễ cây không hút được.
- Để củng cố phần này GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi mục s.
- GV dùng tranh câm hình 11.2 SGK, tr.37 để học sinh điền mũi tên và chú thích hình.
- Nếu đúng GV đánh giá điểm.
Liên hệ giáo dục môi trường...
- HS đọc mục £ SGK tr.38 trả lời câu hỏi của GV có 3 loại đất:
+ Đất đá ong: Nước và muối khoáng trong đất ít " sự hút của rễ khó khăn.
+ Đất phù sa: Nước và muối khoáng nhiều " sự hút của rễ thuận lợi.
+ Đất đỏ bazan.
- HS đọc thông tin £ SGK tr.38 trao đổi nhanh trong nhóm về ảnh hưởng của băng giá, khi ngập úng lâu ngày sự hút nước và muối khoáng bị ngừng hay mất.
- 1 đến 2 HS trả lời " HS khác nhận xét bổ xung.
- HS đưa ra các điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng cũng là kết luận của mục này.
Kết luận:
- Đất trồng, thời tiêt, khí hậu ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
- HS trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Trả lời một số câu hỏi thực tế HS đúng, GV đánh giá điểm.
 +Vì sao cần bón đủ phân, đúng loại, đúng lúc?
 + Tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao cần tới nhiều nước cho cây?
 + Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?
V. DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời câu hỏi 2, 3 SGK trang 39.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Giải ô chữ SGK trang 39.
- Chuẩn bị mẫu theo nhóm: củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, vạn niên thanh, cây tầm gửi (nếu có), dây tơ hồng, tranh các loại cây: bụt mọc, cây mắm, cây đước (có nhiều rễ trên mặt đất).
Tuần 6 NS:10/10/10
Tiết 12
BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh phân biệt các loại biến dạng và chức năng của chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh, nhận biết
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- GV: Kẻ sẵn bảng đặc điểm các loại rễ biến dạng SGK trang 40.
	Tranh mẫu một số loại rễ đặc biệt.
- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị: củ sắn, củ cà rốt, cành trầu không, tranh cây bần, cây bụt mọc... và kẻ bảng trang 40 vào vở.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ
 - Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?
2. Bài học
Hoạt động 1: Đặc điểm hình thái của rễ biến dạng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Đặt mẫu lên bàn quan sát, phân chia rễ thành nhóm.
- GV gợi ý: có thể xem rễ đó ở dưới đất hay trên cây.
- GV củng cố thêm môi trường sống của cây bần, mắm, cây bụt mọc là ở nơi ngập mặn, hay gần ao, hồ...
- GV không chữa nội dung đúng hay sai chỉ nhận xét hoạt động của các nhóm, HS sẽ tự sửa ở mục sau.
- HS trong nhóm đặt tất cả mẫu và tranh lên bàn, cùng quan sát.
- Dựa vào hình thái, màu sắc và cách mọc để phân chia rễ vào từng nhóm nhỏ.
- HS có thể phân chia: rễ dưới mặt đất, rễ mọc trên thân cây hay rễ bám vào tường, rễ mọc ngược lên mặt đất.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
- GV treo bảng mẫu để HS tự sửa lỗi (nếu có).
- Tiếp tục cho HS làm nhanh bài tập SGK trang 41.
- GV đưa một số câu hỏi củng cố bài.
- Có mấy loại rễ biến dạng?
- Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì?
- GV có thể cho HS tự kiểm tra nhau bằng cách gọi 2 HS đứng lên, 1 HS hỏi và 1 HS trả lời nhanh.
- Yêu cầu HS thay nhau trả lời, nếu trả lời đúng nhiều thì GV đánh giá điểm.
- HS hoàn thành bảng trang 40 ở vở.
- HS so sánh với phần nội dung ở mục 1 để sửa chữa những chỗ chưa đúng về các loại rễ, tên cây...
- 1 đến 2 HS đọc kết quả của mình, HS khác bổ sung.
- 1 HS đọc luôn phần trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Kết luận:
 - Như nội dung bảng SGK trang 40.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - GV củng cố nội dung bài.
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.
V. DẶN DÒ:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- HS: Cành cây: râm bụt, hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ, rau má, cây cỏ, kính lúp cầm tay, tranh 1 số loại cây.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 11-12.doc