I. Mục tiêu bài học:
- Hs biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của muối khoáng và nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Xác định rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan.
- Hiểu vai trò của nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích 1 sô hiện tượng trong thiên nhiên.
Tuần: 5 - 6 Tiết: 10, 11 Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA CÂY I. Mục tiêu bài học: - Hs biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của muối khoáng và nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây. - Xác định rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan. - Hiểu vai trò của nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào? - Vận dụng kiến thức đã học giải thích 1 sô hiện tượng trong thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: gv , hs chuẩn bị các loại thí nghiệm như trong sgk III. các hoạt động dạy học 1. Ổ n Định 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) - Nêu cấu tạo và chức năng miền hút của rễ? - Có phải tất cả các cây đều có miền hút hết không ? vì sao? 3. Mở bài: rễ cọc không chỉ giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất. Vậy cây cần nước và muối khoáng như thế nào? Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan ra sau hôm nay ta tìm hiểu bài mới 4. Bài mới: - Mục tiêu: thấy được nước rất cần cho cây nhưng tùy từng loại cây và giai đoạn phát triển. HOẠT ĐÔNG 2: TÌM HIỂU NHU CẦU MUỐI KHOÁNG CỦA CÂY ( 15 PHÚT) -Mục tiêu: thấy được cây cần 3 loại muối khoáng chính: đạm , lân , kali HĐGV HĐHS * Thí nghiệm 3: - Gv treo hình 11.1 sgk, bảng số liệu và yêu cầu đọc thí nghiệm 3. - Gv hướng dẫn hs thiết kế thí nghiệm theo nhóm , thí nghiêm gồm: + Mục đích thí nghiệm, đối tượng thí nghiệm + Tiến hành: điều kiện và kết quả - Gv nhận xét bổ sung các nhóm thí nghiệm - Gv cho hs đọc thông tin ô vuông sgk trả lời câu hỏi: + Vai trò muối khoáng đối với cây như thế nào? + Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu em khẳng định điều gì? - Gv nhận xét - Gv giảng: + Thiếu đạm: cây còi cọc , lá vàng + Thừa đạm: lá phát triển, dễ ngã, ra hoa chậm, chín muộn. + Thiếu lân: còi cọc , rễ phát triển yếu, lá nhỏ , vàng, chín muộn. + Thiếu kali: cây mềm yếu, lá vàng dễ bị sâu bệnh. - Hs quan sát tranh , bảng số liệu và đọc thí nghiệm 3, trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3. - Hs thiết kế thí nghiệm của mình theo sự hướng dẫn của gv. - Đại diện nhóm trình bày thí nghiệm - Hs đọc thông tin ô vuông và trả lời - Đại diện 1 vài emm trả lời câu hỏi - Hs nghe gv giảng nắm kiến thức - Nêu 1 vài ví dụ những loại cây thích nghi với từng loại muối khoáng * TIỂU KẾT: 2/ NHU CẦU MUỐI KHOÁNG CỦA CÂY Rễ cây chỉ hấp thu muối khoáng hòa tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính: đạm , lân ,kali. - Mỗi loại cây khác nhau nhu cầu về muối khoáng không giống nhau. + Cây lấy la, thân cần nhiều đạm: rau cải, bắp cải. + Cây lấy quả hạt cần nhiều đạm , lân: lúa ,ngô, đậu. + Cây lấy củ cần nhiều kali: khoai lang, cà rốt. - Ngoài 3 loại muối khoáng chính cây cần nhiều loại phân vi lượng khác. - Nhu cầu về muối khoáng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cây: ngô hút nhiều đạm lúc trổ còn lúc đầu cần nhiều kali. * TIẾT 2: * HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU RỄ CÂY HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG( 20 PHÚT) - Mục tiêu: thấy được rễ hút nước nhờ lông hút . HĐGV HĐHS - Gv cho hs quan sát hình 11.2 và là bài tập trang 37. - Gv treo tranh và bảng phụ cho hs làm bài tập nhanh trên bảng phụ. - Gv nhận xét chỉ lại trên tranh cho hs theo dõi. - Gv cho hs đọc thông tin ô vuông trang 37 và thảo luận: + Các bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan. + Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau? - Gv cho đại diện từng nhóm trình bày, gv nhận xét bổ sung. - Hs quan sát hình 11.2 và chú ý đường đi của các mũi tên. - 1 hs điền trên bảng phụ, cả lớp theo dõi nhận xét. - Hs đọc thông tin, thảo luận trả lời + Lông hút hút nước và muối khoáng + Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hòa tan . - Nhóm khác nhận xét. * TIỂU KẾT: 3/ RỄ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG - Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhơ lông hút. - Nhờ nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây. * HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA CÂY - Mục tiêu: biết được các điều kiện như: đất, khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng. HĐGV HĐHS - Gv thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng: đất, khí hậu, thời tiết. * Các loại đất trồng khác nhau - Cho hs đọc thông tin ô vuông sgk, đất trồng đã ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng như thế nào? Cho ví dụ cụ thể? - Gv nhận xét * Thời tiết, khí hậu: gv cho hs đọc thông tin trả lời; những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? Ví dụ? - Gv gợi ý: khi nhiệt độ thấp đóng băng, muối khoáng không hòa tan rễ không hút được - Hs đọc thông tin ô vuông trả lời câu hỏi + Đất đá ong: nước và muối khoáng trong dất ít, rễ hút khó + Đất phù sa: nước, muối khóang nhiều rễ hút thuận lợi. - Hs đọc thông tin trang 38 thảo luận trả lời + Trời lạnh cản trở sự hút nước và muối khoáng: do thời tiết, khí hậu , đất. * TIỂU KẾT: 4/ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA CÂY - Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhauảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây. - Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt. 5/ Kiểm tra đánh giá: - Tại sao cần có đủ phân , đúng loại phân, bón đúng lúc? - Tại sao khi trời nắng, nhiệt độ cao cần tưới nhiều nước cho cây? - Các giai đoạn khác nhau thì cây cần các loại muối khoáng như thế nào? - Các yếu tố nào ảng hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây? 6/ Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi sgk. - Đọc em có biết. - Giải ô chữ. - Chuẩn bị củ sắn, cà rốt. - Có những loại rễ biến dạng nào? - Chúng có chức năng gì ? .----------oOo----------
Tài liệu đính kèm: