Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 27 - Tiết 53 - Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 27 - Tiết 53 - Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

I. Mục tiêu bài học:

 - Hs biết được phân loại thực vật là gì?

 - Nêu được tên các bậc phân loại thực vật và đặc điểm chủ yếu của ngành.

 - Vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Sơ dồ phân loại trang 141 sgk để trống phần dặc điểm.

 - các tờ bìa nhỏ ghi đặc điểm.

1. Chưa có rễ, thân, lá 2. Đã có rễ, thân, lá 3. Sống ở nước là chủ yếu

4. Sống ở cạn là chủ yếu 5. Sống ở các nơi khác 6. Rễ giả, lá nhỏ hẹp

7. Rễ thật, lá đa dạng 8. Có bào tử 9. Có hạt

10. Có nón 11. Có hoa, quả.

III.Hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 27 - Tiết 53 - Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Tiết 53 Bài 43 KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học:
 	- Hs biết được phân loại thực vật là gì?
 - Nêu được tên các bậc phân loại thực vật và đặc điểm chủ yếu của ngành.
 	- Vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Sơ dồ phân loại trang 141 sgk để trống phần dặc điểm.
 - các tờ bìa nhỏ ghi đặc điểm.
1. Chưa có rễ, thân, lá 	2. Đã có rễ, thân, lá	3. Sống ở nước là chủ yếu
4. Sống ở cạn là chủ yếu	5. Sống ở các nơi khác	6. Rễ giả, lá nhỏ hẹp
7. Rễ thật, lá đa dạng	8. Có bào tử	9. Có hạt
10. Có nón	11. Có hoa, quả.
III.Hoạt động dạy học:
 1. Ổ n định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm như thế nào?
- Có thể nhận biết 1 cây thuộc 1 lá mầm và cây thuộc 2 lá mầm nhờ dấu hiệu nào?
 3. Mở bài: cho hs điền vào chổ trống trong sgk , gv liên hệ dặc vấn đề tìm hiểu về phân
 loại thực vật.
 4. Bài mới:
 * HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU PHÂN LOẠI THỰC VẬT LÀ GÌ?
HĐGV
HĐHS
- Gv yêu cầu hs nhắc lại các nhóm thực vật đã học.
+ Tại sao xếp thông , trách bách diệp vào 1 nhóm ?
+ Tại sao tảo , rêu xếp vào 2 nhóm khác nhau?
- Gv yêu cầu đọc thông tin rút ra phân loại thực vật là gì?
- Hs trả lời
+ Có nhiều đặc điểm giống nhau.
+ Cơ thê có cấu tạo khác nhau.
- Hs đọc khái niệm về phân loại thực vật
* TIỂU KẾT: 1/ PHÂN LOẠI THỰC VẬT LÀ GÌ?
 Việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là phân loại thực vật.
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC BẬC PHÂN LOẠI
HĐGV
HĐHS
-Gv giới thiệu các bậc phân loại từ cao đến thấp : ngành- lớp –họ –bộ- chi-loài.
- Gv giải thích.
+ Ngành là bậc phân loại cao nhất.
+ Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loại có đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo.
- Vd: họ cam có nhiều loài: bưởi, chanh, quýt
- Gv giải thích cho hs hiểu nhóm không phải là khái niệm được sử dụng trong phân loại.
- Rút ra kết luận.
- Hs nghe và ghi nhớ kiến thức.
* TIỂU KẾT: 2/ CÁC BẬC PHÂN LOẠI:
Các bậc phân loại: ngành- lớp – bộ - họ ï- chi - loài
 * HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU SỰ PHÂN CHIA CÁC NGÀNH THỰC VẬT
HĐGV
HĐHS
-Cho hs nhắc lại các ngành thực vật đã học.
- Đặc điểm nổi bậc của ngành thực vật đó.
- Gv cho hs làm bài tập: điền vào chổ trống đặc điểm mỗi ngành.
- Gv treo tranh sơ đồ câm, cho hs gắn các đặc điểm ở mỗi ngành. Gv treo tranh chốt lại mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng để phân biệt ngành.
- yêu cầu hs phân chia ngành hạt kín làm 2 lớp ( dựa vào số lá mầm của phôi) .
- Gv nhận xét.
- Hs làm bài tập.
- Hs chọn các tờ bìa đã ghi các đặc điểm gắn vào từng ngành phù hợp.
- Hs nhận xét.
Giới thực vật
*Tiểu kết:
Có bào tử
Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau
Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử, sống ở nơi ẩm ướt
Thực vật bậc cao.Đã có thân lá rễ,sống trên cạn là chủ yếu.
Có nón
Ngành Rêu
Ngành dương xỉ
Thực vật bậc thấp.Chưa có thân lá rễ,sống ở nước là chủ yếu.
Các ngành tảo
Có hạt
Có hoa, quả
Ngành hạt kín
Ngành hạt trần
5/ Kiểm tra đánh giá: hãy điền từ thích hợp vào chổ trống dựa vào sơ đồ trang 141
1/ Các ngành tảo có đặc điểm. 3/ Ngành dương xỉ có đặc điểm
2/ Ngành rêu có đặc điểm 4/ Ngàng hạt trần có đặc điểm.
5/ Ngàng hạt kín có đặc điểm
6/ Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi 1,2, sgk.
 - Ôn lại đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
	- Tìm hiểu quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật.
	- Nêu các giai đoạn phát triển của giới thực vật.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 53.doc