. Mục tiêu bài học:
- Hs kể được tên các bộ phận của hạt.
- Phân biệt được hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.
- Biết cách nhận biết hạt trong thực tế.
- Biết lựa chọn và bảo quản hạt giống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đậu đen ngâm nước 1 ngày.
- Hạt ngô đặt trên bông ẩm 3- 4 ngày.
- Tranh hình 33.1 và 33.2
- Kim mũi mác, lúp cầm tay.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổ n định
2. Kiểm tra bài cũ:
Tuần 20 Tiết 40 Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT I. Mục tiêu bài học: - Hs kể được tên các bộ phận của hạt. - Phân biệt được hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. - Biết cách nhận biết hạt trong thực tế. - Biết lựa chọn và bảo quản hạt giống. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu đậu đen ngâm nước 1 ngày. - Hạt ngô đặt trên bông ẩm 3- 4 ngày. - Tranh hình 33.1 và 33.2 - Kim mũi mác, lúp cầm tay. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổ n định 2. Kiểm tra bài cũ: - Dựa vào đặc điểm nào phân biệt quả khô và quả thịt? - Vì sao phải thu hoạch đậu xanh trước khi quả chín? 3. Mở bài: Cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Các loại hạt có giống nhau không? 4. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT - Mục tiêu: Nắm được hạt gồm vỏ , phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. HĐGV HĐHS - Gv hướng dẫn hs bóc vỏ hạt ngô và hạt đậu đen rồi dùng kính lúp quan sát? - Đối chiếu với hình 33.1, 33.2 tìm tất cả các bộ phận của hạt? - Cho hs điền vào tranh câm. - Sau khi quan sát các nhóm ghi kết quả vào bảng trang 108. - Mỗi hs tự tách 2 loại hạt rồi dùng kính lúp quan sát. Từng hs tìm đủ các bộ phận của hạt: rễ mầm , thân mầm,lá mầm, chồi mầm. - Hs lên điền vào tranh câm các bộ phận của mỗi hạt. - Hs hoàn thành bảng trang 108 vào vở bài tập. -Đại diện nhóm lên điền, các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Gv đi đến kết luận hạt gồm những bộ phận nào? - Hs ghi kết luận * TIỂU KẾT: 1/ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT Hạt gồm: + Vỏ + Phôi: lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm,. + Chất dinh dưỡng ( lá mầm , phôi nhũ). * HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN BIỆT HẠT 1 LÁ MẦM VÀ HẠT 2 LÁ MẦM - Mục tiêu: Nắm đặc điểm phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. HĐGV HĐHS - Căn cứ vào bảng trang 108 tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. - GV cho hs xem hình hạt đậu, hạt ngơ đã nảy mầm. - Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở điểm nào? - Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh ? _ GV: Con người và sinh vật sống được nhờ vào nguồn dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng này được thu nhận phần lớn từ các loại quả hạt, do đĩ chúng ta cần cĩ ý thức bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. + Gv chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. - Mỗi hs so sánh phát hiện điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm ghi vào vở bài tập. - Tìm điểm giống nhau giữa 2 loại hạt: + Đều có chất dinh dưỡng dự trữ. + Đều có lá mầm, thân mầm, rễ mầm, chồi mầm. - Điểm khác nhau chủ yếu : số lá mầm của phôi. - Hạt to, chắc vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng dự trữ giúp cây phát triển tốt ở giai đoạn nảy mầm. - Hạt không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh thì khi nảy mầm cây phát triển tốt. - Hs ghi kết luận * TIỂU KẾT: 2/ PHÂN BIỆT HẠT 1 LÁ MẦM VÀ HẠT 2 LÁ MẦM Sự khác nhau chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm là số lá mầm của phôi. - Cây 2 lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm: đậu, lạc, bưởi - Cây 1 lá mầm: phôi của hạt có 1 lá mầm; lúa ngô 4. Phần trắc nghiệm: Chọn câu đúng trong các câu sau: 6/ Dặn dò: - Học bài và làm bài tập cuối bài - Vẽ hình 33.1, 33.2 - Chuẩn bị các quả ở trang 110 ( nếu có ) . - Soạn bài mới, kẻ bảng trang 111. + Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì ? + Kể tên những quả và hạt có thể tự phát tán mà em biết. + Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió?
Tài liệu đính kèm: