. Kiến thức
- Học sinh nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính rễ cọc và rễ chùm.
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Một số câu có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành.
Tranh phóng to hình 9.1; 9.2; 9.3 SGK trang 29.
Lớp 6A Tiết : 3 Giảng: 01/9/09 Sĩ số 6A: 6B Tiết : 2 01/9/09 6B: Chương II- Rễ Tiết 8: Các loại rễ, các miền của rễ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính rễ cọc và rễ chùm. - Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Một số câu có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành... Tranh phóng to hình 9.1; 9.2; 9.3 SGK trang 29. Miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ, các chức năng của rễ, phiếu học tập mẫu. Bài tập Nhóm A B 1 2 3 Tên cây Đặc điểm chung của rễ Đặt tên rễ - HS: Chuẩn bị cây có rễ: cây cải, cây mít, cây hành, cỏ dại, đậu. III. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ - Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? - Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? 2. Bài mới Hoạt động 1: Các loại rễ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài học + Vấn đề 1: Tìm hiểu các loại rễ và phân loại rễ. - GV yêu cầu HS kẻ phiếu học tập vào vở hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS chia rễ cây thành 2 nhóm, hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập. - GV lưu ý giúp đỡ HS trung bình và yếu. - GV hướng dẫn chữa bài. - GV tiếp tục yêu cầu HS làm bài tập 2, đồng thời GV treo tranh câm hình 9.1 SGK trang 29 để HS quan sát. - GV chữa bài tập 2, sau khi nghe phần phát biểu và bổ sung của các nhóm, GV chọn 1 nhóm hoàn thành phiếu tốt nhất nhắc lại cho cả lớp cùng nghe. - GV cho các nhóm đối chiếu các đặc điểm của rễ với tên cây trong nhóm A, B của bài tập 1 đã phù hợp chưa, nếu chưa thì chuyển các cây của nhóm cho đúng. - GV gợi ý bài tập 3 dựa vào đặc điểm rễ có thể gọi tên rễ. - Nếu HS gọi nhóm A là rễ thẳng thì GV chỉnh lại là rễ cọc. - Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm? - GV yêu cầu HS làm nhanh bài tập s số 2 SGK trang 29. + Vấn đề 2: Nhận biết các loại rễ cọc và rễ chùm qua tranh, mẫu... - GV cho HS cả lớp xem rễ cây rau dền và cây nhãn, hoàn thành 2 câu hỏi. - GV cho HS theo dõi phiếu chuẩn kiến thức, sửa chỗ sai. - GV đánh giá điểm cho nhóm làm tốt. - HS đặt tất cả cây có rễ của nhóm lên bàn. - Kiểm tra quan sát thật kĩ tìm những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm. - Trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập ở bài tập 1. Bài tập 2: HS quan sát kĩ rễ của các cây ở nhóm A chú ý kích thước các rễ, các mọc trong đất, kết hợp với tranh (có rễ to, nhiều rễ nhỏ), ghi vào phiếu tương tự với rễ cây nhóm B. - HS đại diện của 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung. - HS đối chiếu với kết quả đúng để sửa chữa nếu cần. - HS làm bài tập 3 từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, thống nhất tên rễ cây ở 2 nhóm là Rễ cọc và Rễ chùm. - HS nhìn vào phiếu đã chữa của nhóm đọc to kết quả cho cả lớp cùng nghe. - HS chọn nhanh và 1- 2 em trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung. - HS hoạt động cá nhân quan sát rễ cây của GV kết hợp với hình 9.2 SGK trang 30, hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình. - HS tự đánh giá câu trả lời của mình. Quan sát phiếu chuẩn kiến thức để sửa chữa nếu cần. Kết luận: Phiếu chuẩn kiến thức BT Nhóm A B 1 2 3 -Tên cây - Đặc điểm chung của rễ -Đặt tên rễ - Cây rau cải, cây mít, cây đậu. - Có một rễ cái to khoẻ đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn. - Rễ cọc - Cây hành, cỏ dại, ngô. - Gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc toả từ gốc thân thành chùm. - Rễ chùm Hoạt động 2: Các miền của rễ - GV: cho tự HS nghiên cứu SGK trang 30. + Vấn đề 1: Xác định các miền của rễ - GV treo tranh câm các miền của rễ đặt các miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ trên bàn, HS chọn và gắn vào tranh. - Rễ có mấy miền? Kể tên các miền? + Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng các miền của rễ. - Chức năng chính của các miền của rễ? - HS làm việc độc lập: đọc nội dung trong khung kết hợp với quan sát tranh và chú thích, ghi nhớ kiến thức. - 1 HS lên bảng gắn các tấm bìa viết sẵn để xác định được vá miền. - HS khác theo dõi, nhận xét, sửa lỗi nếu cần. - HS trả lời câu hỏi, cả lớp ghi nhớ 4 miền của rễ. - Tương tự 1 HS lên gắn các miếng bìa viết sẵn chức năng vào các miền cho phù hợp. - HS theo dõi, nhận xét. - Trả lời câu hỏi của GV về chức năng các miền của rễ. Kết luận: - Rễ có 4 miền chính + Miền chóp rễ + Miền sinh trưởng + Miền hút + Miền trưởng thành. 3. Củng cố - Yêu cầu HS kể tên 10 cây rễ cọc, 10 cây rễ chùm. HS làm bài tập trắc nghiệm Khoanh tròn vào đầu câu đúng: Trong các miền sau đây của rễ, miền nào có chức năng dẫn truyền? a. Miền trưởng thành b. Miền hút c. Miền sinh trưởng d. Miền chóp rễ 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Đọc mục “Em có biết Lớp 6A Tiết : 3 Giảng: Sĩ số 6A: 6B Tiết : 2 6B: Tiết 9: Cấu tạo miền hút của rễ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ. - Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng. - Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh, mẫu. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh phóng to hình 10.1; 10.2; 7.4 SGK, bảng cấu tạo chức năng miền hút của rễ và các mảnh bìa ghi sẵn. - HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo, chức năng các miền của rễ, lông hút, biểu bì, thịt vỏ,... III. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu chức năng các miền hút của rễ? 2. Bài mới VB: GV cho HS nhắc lại cấu tạo và chức năng các miền của rễ? Tại sao miền hút lại quan trọng nhất? Hoạt động 1: Cấu tạo miền hút của rễ Mục tiêu: HS thấy được cấu tạo miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài - GV treo tranh phóng to hình 10.2 và 10.2 SGK. + Lát cắt ngang qua miền hút và tế bào lông hút. + Miền hút gồm 2 phần vỏ và trụ giữa (chỉ giới hạn các phần trên tranh). - GV kiểm tra bằng cách gọi HS nhắc lại. - GV ghi sơ đồ lên bảng, cho HS điền tiếp các bộ phận Các bộ phận của miền hút: Biểu bì Các bộ Vỏ Thịt vỏ phận của Mạch miền hút Trụ Bó mạch rây giữa Mạch Ruột gỗ - GV cho HS nghiên cứu SGK trang 32. - GV yêu cầu HS quan sát lại hình 10.2 trên bảng trao đổi trả lời câu hỏi: - Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào? - GV nhận xét và cho điểm HS trả lời đúng. - HS theo dõi tranh trên bảng ghi nhớ được 2 phần vỏ và trụ giữa. - HS xem chú thích của hình 10.1 SGK trang 32, ghi ra giấy các bộ phận của phần vỏ và trụ giữa, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lên bảng điền nốt vào sơ đồ của GV, HS khác bổ sung. - HS đọc nội dung ở cột 2 của bảng “Cấu tạo chức năng của miền hút”, ghi nhớ nội dung chi tiết cấu tạo của biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột. - 1 HS đọc lại nội dung trên để cả lớp cùng nghe. - HS chú ý cấu tạo của lông hút có vách tế bào, màng tế bào... để trả lời lông hút là tế bào. Kết luận: - Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa. + Vỏ cấu tạo gồm biểu bì và thịt vỏ. + Trụ giữa gồm bó mạch (có 2 loại bó mạch là mạch rây và mạch gỗ) và ruột. Hoạt động 2: Chức năng của miền hút Mục tiêu: HS thấy được từng bộ phận của miền hút phù hợp với chức năng. - GV ch HS nghiên cứu SGk trang 32 bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”, quan sát hình 7.4. - Cho HS thảo luận theo 3 vấn đề: - Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào? - Lông hút có tồn tại mãi không? - Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào động vật? - GV gợi ý: Tế bào lông hút có không bào lớn, kéo dài để tìm nguồn thức ăn. - GV nghe, nhận xét phần trả lời của HS, đánh giá điểm để động viên những nhóm hoạt động tốt. - Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích? - GV củng cố bài bằng cách như sách hướng dẫn. - HS đọc cột 3 trong bảng kết hợp với hình vẽ 10.1 và cột 2 để ghi nhớ nội dung. - Thảo luận đưa ra được ý kiến + Phù hợp cấu tạo chức năng biểu bì: các tế bào xếp sát nhau, bảo vệ. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài... + Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ rụng. + Tế bào lông hút không có diệp lục. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS dựa vào cấu tạo miền hút, chức năng của lông hút trả lời. Kết luận: - Như cột 3 trong bảng “Cấu tạo chức năng miền hút” 3. Củng cố - GV củng cố nội dung bài - HS trả lời câu hỏi 2, 3 GSK. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” Lớp 6A Tiết : 3 Giảng: Sĩ số 6A: 6B Tiết : 2 6B: Tiết 10: Sự hút nước và muối khoáng của rễ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và 1 số loại muối khoáng chính đối với cây. - Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan. - Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào? - Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thao tác, bước tiến hành thí nghiệm. - Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy và học - GV: tranh hình 11.1; 11.2 SGK. - HS: Kết quả của các mẫu thí nghiệm ở nhà. III. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra kết quả bài tập của HS đã làm ở nhà. 2. Bài mới Hoạt động 1: Nhu cầu nước của cây Mục tiêu: HS thấy được nước rất cần cho cây nhưng tuỳ từng loại cây và giai đoạn phát triển. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài học + Thí nghiệm 1: - GV cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo 2 câu hỏi mục s thứ nhất. - GV bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm, hướng dẫn động viên nhóm HS yếu. - Sau khi HS đã trình bày kết quả, GV thông báo kết quả của nhóm nếu cần. + Thí nghiệm 2 - GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm cân rau ở nhà. - GV cho HS nghiên cứu SGK. - GV lưu ý khi HS kể tên cây cần nhiều nước và ít nước tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước. - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS hoạt động nhóm. - Từng cá nhân trong nhóm đọc thí nghiệm SGK chú ý tới: điều kiện thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi lại nội dung cần đạt được: đó là cây cần nước như thế nào và dự đoán cây chậu B sẽ héo dần vì thiếu nước. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm báo cáo đưa ra nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm. - HS đọ ... ửa chữa những chỗ chưa đúng về các loại rễ, tên cây... - 1 đến 2 HS đọc kết quả của mình, HS khác bổ sung. - 1 HS đọc luôn phần trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). Kết luận: - Như nội dung bảng SGK trang 40. 3. Củng cố - GV củng cố nội dung bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Sưu tầm cho bài sau một số loại cành cây: râm bụt, hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ. Lớp 6A Tiết : 3 Giảng: Sĩ số 6A: 6B Tiết : 2 6B: Chương III- Thân Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. - Phân biệt được 2 loại chồi nách: chồi lá và chồi hoa. - Nhận biết, phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu, tranh. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh phóng to hình 13.1; 13.2; 13.3 SGK trang 43, 44. Ngọn bí đỏ, ngồng cải. Bảng phân loại thân cây. - HS: Cành cây: râm bụt, hoa hồng, rau đay, ngọn bí đỏ, rau má, cây cỏ, kính lúp cầm tay, tranh 1 số loại cây. III. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ - Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? 2. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thân Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài học a. Xác định các bộ phận ngoài của thân, vị trí chồi ngọn, chồi nách. - GV yêu cầu: + HS đặt mẫu trên bàn + Hoạt động cá nhân + Quan sát thân cành từ trên xuống trả lời câu hỏi SGK. - GV kiểm tra bằng cách gọi HS trình bày trước lớp. - GV gợi ý HS đặt 1 cành gần 1 cây nhỏ để tìm đặc điểm giống nhau. - Câu hỏi thứ 5 có thể HS trả lời không đúng, GV gợi ý: vị trí của chồi ở đâu thì nó phát triển thành bộ phận đó. - GV dùng tranh 13.1 nhắc lại các bộ phận của thân, hay chỉ ngay trên mẫu để HS ghi nhớ. b. Quan sát cấu tạo của chồi hoa và chồi lá - GV nhấn mạnh: chồi nách gồm 2 loại: chồi lá, chồi hoa. Chồi hoa, chồi lá nằm ở kẽ lá. - GV yêu cầu: HS hoạt động nhóm. - GV cho HS quan sát chồi lá (bí ngô) chồi hoa (hoa hồng), GV có thể tách vảy nhỏ cho HS quan sát. - GV hỏi: Những vảy nhỏ tách ra được là bộ phận nào của chồi hoa và chồi lá? - GV treo tranh hình 13.2 SGK trang 43. - GV cho HS nhắc lại các bộ phận của thân. - Đặt cây, cành lên bàn quan sát đối chiếu với hình 13.1 SGK trang 43 trả lời 5 câu hỏi SGK. - HS mang cành của mình đã quan sát lên trước lớp chỉ các bộ phận của thân, HS khác bổ sung. - HS tiếp tục trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được: + Thân, cành đều có những bộ phận giống nhau: đó là có chồi, lá... + Chồi ngọn: đầu thân, chồi nách, nách lá. - HS nghiên cứu mục thông tin Ê SGK trang 43 ghi nhớ kiến thức về 2 loại chồi lá và chồi hoa. - HS quan sát thao tác và mẫu của GV kết hợp hình 13.2 SGK trang 43, ghi nhớ kiến thức cấu tạo của chồi lá, chồi hoa. - HS xác định được các vảy nhỏ mà GV đã tách là mầm lá. - HS trao đổi nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK. - Yêu cầu nêu được: + Giống nhau: có mầm lá bao bọc. + Khác nhau: Mô phân sinh ngọn là mầm hoa. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Ngọn thân và cành có chồi ngọn, dọc thân và cành có chồi nách. Chồi nách gồm 2 loại; chồi hoa và chồi lá. Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - GV treo tranh hình 13.3 SGK trang 44, yêu cầu HS đặt mẫu tranh lên bàn, quan sát và chia nhóm. - GV gợi ý một số vấn đề khi phân chia: + Vị trí của thân trên mặt đất. + Độ cứng mền của thân + Sự phân cành + Thân tự đứng hay phải leo, bám. - GV gọi 1 HS lên điền tiếp vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn. - GV chữa ở bảng phụ để HS theo dõi và sửa lỗi trong bảng của mình. - Có mấy loại thân? cho VD? - HS quan sát tranh, mẫu đối chiếu với tranh của GV để chia nhóm cây kết hợp với những gợi ý của GV rồi đọc thông tin Ê SGK trang 44 để hoàn thành bảng trang 45 SGK. - 1 HS lên điền vào bảng phụ. Các HS còn lại nhận xét, bổ sung. - HS trả lời. Kết luận: - Có 3 loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò. 3. Củng cố - Yêu cầu HS làm bài tập 1 và 2, GV photocopy sẵn dưới dạng phiếu học tập. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước và làm thí nghiệm rồi ghi lại kết quả ở bài 14. Lớp 6A Tiết : 4 Giảng: 22/9/09 Sĩ số 6A:31/31 6B Tiết : 3 22/9 /09 6B:31/31 Tiết 14: Thân dài ra do đâu? I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Qua thí nghiệm HS tự phát hiện: thân dài ra do phần ngọn. - Biết vận dụng cơ sở khoa học của bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tiến hành thí nghịêm, quan sát, so sánh. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh phóng to hình 14.1; 13.1 - HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm. III. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ - Các nhóm báo cáo kết quả đã làm từ tuần trước. 2. Bài học VB: Trong thực tế; khi trồng rau ngót, thỉnh thoảng người ta cắt ngang thân, làm như vậy có tác dụng gì? Hoạt động 1: Sự dài ra của thân Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài học - GV cho HS báo cáo kết quả thí nghệm - GV ghi nhanh kết quả lên bảng. - GV cho HS thảo luận nhóm - Gọi 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Đối với câu hỏi * GV gợi ý: ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn, treo tranh 13.1 GV giải thích thêm. + Khi bấm ngọn, cây không cao thêm được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển. + Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài. - Cho HS rút ra kết luận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi SGK trang 46 đưa ra được nhận xét: Cây bị bấm ngọn thấp hơn cây không bấm ngọn, thân dài ra do phần ngọn. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc thông tin Ê SGK trang 47 rồi chú ý nghe GV giải thích ý nghĩa của bấm ngọn, tỉa cành. Kết luận: - Thân dài ra do phần ngọn (mô phân sinh ngọn). Hoạt động 2: Giải thích những hiện tượng thực tế - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. - GV nghe phần trả lời, bổ sung của cá nhóm, hỏi: - Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? - Sau khi học sinh trả lời xong GV hỏi: -Vậy hiện tượng cắt thân cây rau ngót ở đầu giờ nêu ra nhằm mục đích gì? - GV nhận xét giời học, giải đáp thắc mắc của HS. - Nhóm thảo luận 2 câu hỏi GSK trang 47 dựa trên phần giải thích của GV ở mục 1. - Yêu cầu đưa ra được nhận xét: cây đậu, bông, cà phê là cây lấy quả, cần nhiều cành nên người ta cắt ngọn. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân để ăn còn tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi. 3. Củng cố - GV photo 2 bài tập vào giấy: Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào những cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn: a. Rau muống b. Rau cải c. Đu đủ d. ổi e. Hoa hồng f. Mướp Đáp án: a, e, g Bài tập 2: Khoanh tròn vào những cây không sử dụng biện pháp ngắt ngọn: a. Mây b. Xà cừ c. Mồng tơi d. Bằng lăng e. Bí ngô f. Mía Đáp án: a, b, d, g. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Ôn lại bài : “Cấu tạo miền hút của rễ” chú ý cấu tạo Lớp 6A Tiết : 2 Giảng:27/9/09 Sĩ số 6A:31/31 6B Tiết : 3 27/9/09 6B:28/31 Vắng 3p Tiết 15: Cấu tạo trong của thân I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo trong của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút) - Nêu được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật. II. Đồ dùng dạy và học - GV: Tranh phóng to hình 15.1; 10.1 SGK. Bảng phụ: “Cấu tạo trong thân non” - HS: Ôn lại bài cấu tạo miền hút của rễ, kẻ bảng cấu tạo trong và chức năng của thân non vào vở. III. Tiến trình bài giảng 1. Kiểm tra bài cũ H: Cây dài ra do bộ phận nào? 2. Bài mới VB: GV giới thiệu thân non của tất cả các loại cây là phần ngọn ở thân và cành. Thân non thường có màu xanh lục. Hoạt động 1: Cấu tạo trong của thân non Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài học + Vấn đề 1: Xác định các bộ phận của thân non. - GV cho HS quan sát hình 15.1 SGK, hoạt động cá nhân (GV treo tranh phóng to hình 15.1) - GV gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo của thân non. - GV nhận xét và chuyển sang vấn đề 2 + Vấn đề 2: Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non. - GV treo tranh, bảng phụ, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành bảng. - GV đưa đáp án đúng: - HS quan sát hình 15.1 đọc phần chú thích xác định cấu tạo chi tiết 1 phần của thân non. - Cả lớp theo dõi phần trình bày của bạn, nhận xét và bổ sung. - yêu cầu nêu được thân được chia thành 2 phần: Vỏ (biểu bì và thịt vỏ) và trụ giữa (mạch và ruột) - Các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng SGK trang 49. Chú ý cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bộ phận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 1-2 nhóm lên viết vào bảng phụ trình bày kết quả. - Nhóm khác theo dõi rồi bổ sung. - HS sửa lại bài làm của mình nếu cần. - HS đọc to toàn bộ cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non. Kết luận: - Nội dung bảng đã hoàn thành. + Biểu bì có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong. + Thịt vỏ, dự trữ và tham gia quang hợp. + Bó mạch: Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ. Mạch gỗ: vận chuyển muối khoáng và nước. + Ruột: chứa chất dự trữ. Hoạt động 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ - GV treo tranh hình 15.1 và 10.1 phóng to lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non và rễ. - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK trang 50. - GV gợi ý: thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? Vị trí của bó mạch?... - GV lưu ý: dù đúng hay sai thì ý kiến của nhóm vẫn được trình bày hết, sau đó sẽ bổ sung, tìm ra phần trả lời đúng nhất chứ không được cắt ngang ý kiến của nhóm). - GV cho HS xem bảng so sánh kẻ sẵn (SGV) để đối chiếu phần vừa trình bày. GV có thể đánh giá điểm cho nhóm làm tốt. - Nhóm thảo luận 2 nội dung: + Tìm đặc điểm giống nhau đều có các bộ phận. + Tìm đặc điểm khác nhau: vị trí bó mạch. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: - Kết luận SGK. 3. Củng cố - GV củng cố nội dung bài. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Học thuộc mục “Điều em nên biết” - Mỗi nhóm chuẩn bị 2 thớt gỗ.
Tài liệu đính kèm: