Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 37 - Bài 30: Thụ phấn

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 37 - Bài 30: Thụ phấn

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 HS giải thích được tác dụng những đặc điểm thường có ở hoa tự thụ phấn nhờ gió, phân biệt được đặc điểm các hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 Giáo dục cho hs biết vận dụng kiến kthức thụ phấn vàoc trồng trọt.

B. Phương pháp giảng dạy:

 Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

C. Chuẩn bị giáo cụ:

 GV: Tranh H 30.3 - 5 sgk

 HS: Tìm hiểu trước bài

 

doc 56 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 37 - Bài 30: Thụ phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 Ngày soạn: ......................
Bài 30: thụ phấn (T2)
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 HS giải thích được tác dụng những đặc điểm thường có ở hoa tự thụ phấn nhờ gió, phân biệt được đặc điểm các hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
 Giáo dục cho hs biết vận dụng kiến kthức thụ phấn vàoc trồng trọt.
B. Phương pháp giảng dạy:
	Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị giáo cụ:
 GV: Tranh H 30.3 - 5 sgk
 HS: Tìm hiểu trước bài
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số:
 II.Kiểm tra bài cũ:
 ? Thụ phấn là gì ? Đặc điểm của hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ.
 III.Nội dung bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
	Giao phấn không những nhờ sâu bọ, ở nhiều hoa gió có thể mang phấn của hoa này chuyển đến nơi khác.
 2. Triển trai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
TG
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát tranh hình 30.3, tìm hiểu nội dung thông tin sgk
- HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
? Hoa thụ phấn nhờ gió thường có đặ điểm gì.
? Những đặc điểm đó có lợi ích gì cho sự thụ phấn nhờ gió.
HS nghiên cứu thông tin sgk kết hợp những kiến thức thực tế trả lời câu hỏi theo nhóm
Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 4: 
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung * và quan sát hình 30.5 sgk cho biết:
? Con người đã biết làm gì để ứng dụng hiểu biết vào thụ phấn.
? Em biết thêm những gì qâu bài học này.
- HS trả lời, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức.
* GV y/c hs đọc mục ghi nhớ cuối bài.
3. Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió.
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây (hoa đực trên hoa cái)
- Bao phấn thường tiêu giảm
- Chỉ nhị dài hạt phấn treo lủng lẳng.
- Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
- Đầu nhụy dài có lông dính.
VD: Hoa ngô, phi lao
4. ứng dụng kiến thức thụ phấn.
- Con người có thể chủ động giúp cây giao phấn làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo được giống lai mới, có phẩm chất tốt và năng suất cao.
+ Thụ phấn cho hoa
+ Tạo điều kiện cho hoa giao phấn
+ Giao phấn giữa các cây khác giống khác nhau Ư giống mới.
10’
10’
10’
IV. Củng cố:	
 ? Thụ phấn cho hoa nhừm mục đích gì.
	 ? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.
 V. Dặn dò: 
	Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết
	Xem trước bài mới.
g b ũ a e
Ngày soạn: 06/01/2010
Tiết 38: Bài 31: thụ tinh, kết hạt và tạo quả
I, Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1, Kiến thức:
- Học sinh hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt thụ phấn và thụ tinh ->Mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính. Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả, hạt sau khi thụ tinh.
2, Kĩ năng:
- Quan sát, nhận biết, làm việc độc lập theo nhóm.
- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống.
3, Thái độ: Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây.
II. Thiết bị dạy học:
1.GV: Tranh phóng to H31.1(Sgk)
2. HS : Một số hoa có bầu dưới ,trên , quả .
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (8’) 
? Phân biệt hoa thụ phấn nhờ gió với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? (Học sinh nêu được các điểm khác nhau MS tràng, nhị, nhuỵ, vị trí của hoa)
2. Giới thiệu bài: (1’) 
	Tiếp theo quá trình thụ phấn là hiện tượng thụ tinh dẫn đến kết hạt và tạo quả. Vậy thụ tinh là gì? Kết hạt và tạo quả ra sao? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính 
TG
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát hình 31.1 và tìm hiểu thông tin sgk cho biết:
? Sau khi thụ tinh hạt phấn phát triển như thế nào.
- HS trả lời, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 2: 
- GV y/c hs quan sát lai hình 31.1 và tìm hiểu thông tin mục 2 sgk.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi s mục 2 sgk
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
HĐ 3: 
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung mục 3 sgk.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh s sgk.
- HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét kết luận.
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
- Sau khi thụ tinh hạt phấn hút ẩm nảy mầm thành ống phấn, TBSD đực được chuyển đến đầu ống phấn.
- ống phấn qua đầu nhụy vào vòi nhụy đến bầu nhụy tiếp xúc với noãn, TBSD đực chui vào noãn.
2. Thụ tinh.
- Thụ tinh là hiện tượng TBSD đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với TBSD cái (trứng) có trong noãn tạo thành 1 TB mới gọi là hợp tử.
- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
3. Kết hạt và tạo quả.
- Sau khi thụ tinh hợp tử phát triểu thành phôi.
- Noãn phát triển thành hạt chứa phôi (vỏ noãn phát triển thành vỏ hạt, phần còn lại chứa chất dự trữ)
- Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
10’
10’
10’
IV. Kiểm tra đánh giá: (5’)
	Thụ tinh là gì ?
	Thụ tinh và thụ phấn có gì khác nhau ?
	Quả và hạt do bộ phận nào tạo thành ?
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
	Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết
	Xem trước bài mới.
 Làm thí nghiệm (cách tiến hành giống nội dung bài những điều kiện cần cho hạt nảy mầm)
Ngày soạn: 11/01/2010
Chương VII: quả và hạt
Tiết 39: Bài 32: các loại quả
I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt 
2. Kĩ năng : Quan sát , so sánh thực hành -> Biết bảo quản và chế biến quả sau khi thu hoạch .
3. Thái độ: Bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học :
1.Giáo viên: Sưu tầm trước một số quả khô, quả thịt khó tìm.
2. Học sinh: Chuẩn bị các loại quả theo nhóm .
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: (8’) 
? Thụ tinh là gì? Thụ tinh quan hệ với thụ phấn như thế nào?
	2. Giới thiệu bài: (1’) 
 Sau khi thụ tinh thì được kết hạt và tạo quả. Vậy có những loại quả nào? Để hiểu rõ hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài này.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính 
TG
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát hình 31.1 sgk và vật mẫu.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh s mục 1 sgk.
- HS đại diện các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung (có nhiều cách phân chia, dựa vào hạt 3 nhóm, công dụng 2 nhóm, màu sắc 2 nhóm, vỏ quả 2 nhóm).
- GV nhận xét, tổng hợp kết quả.
HĐ 2: 
- GV y/c hs tìm hiểu nội dung mục 2 và quan sát hình 32.1 sgk cho biết:
? Dựa vào vỏ quả người ta chia quả thành mấy nhóm, đó là những nhóm nào.
- Các nhóm vậnn dụng kiến thức hoàn thành lệng mục a sgk.
- HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
- GV y/c hs tìm hiểu thông tin mục b, đồng thời quan sát hình 32.1 sgk.
- Các nhómkthảo luận trả lời câu hỏi s mục b.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả.
- Có nhiều cách phân chia:
 Nhiều hạt
+ Hạt: Có 3 nhóm Một hạt
 Không hạt
 Nhóm ăn được
+ Công dụng: 2 nhóm 
 Không ăn được
 Màu sặc sỡ
+ Màu sắc: 2 nhóm 
 Nâu xám
 Quả khô
+ Vỏ quả: 2 nhóm 
 Quả thịt
2. Các loại quả chính.
- Gồm 2 loại quả chính: quả khô và quả thịt
a. Quả khô:
- Quả khô khi chính thì vỏ khô, cứng và mỏng.
- Có 2 loại quả khô:
+ Quả khô nẻ: cải, bông
+ Quả khô không nẻ: Phượng, thìa là.
b. Các loại quả thịt:
- Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày và chứa đầy thịt quả.
- Có 2 loại quả thịt:
+ Quả toàn thịt gọi là quả mọng: cà chua, chanh.
+ Quả có hạch cứng bao bọc hạt gọi là quả hạch: Táo, mơ..
15’
15’
IV. Kiểm tra đánh giá: (5’)
	?Vì sao phải thu hoạch đỗ xanh.. trước khi quả chín khô và lúc trời mát.
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
	Học bài cũ, trã lời câu hỏi cuối bài
	Đọc mục em có biết.
	Xem trước bài mới.
 Ngâm hạt ngô,đỗ đen trong nước trước một ngày rồi mang đến lớp
Ngày soạn: 13/01/2010
Tiết 40: Bài 33: hạt và các bộ phận của hạt
I, Mục tiêu : Khi học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau :
1, Kiến thức : Kể tên được các bộ phận của hạt . Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm . Biết cách nhận biết hạt trong thực tế .
2, Kĩ năng : Quan sát , phân tích , so sánh -> rút ra kết luận 
3, Thái độ : giáo dục học sinh biết lựa chọn và bảo quản hạt giống 
II, Đồ dùng dạy học 
1. GV: Hạt đỗ đen ngâm nước trước một ngày, hạt ngô đặt trên bông ẩm 3- 4 ngày
2. HS: Tranh vẽ, lúp cầm tay, kim mũi mác (GV)
III, Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: (8’) 
Phân biệt quả thịt? Mỗi loại cho 3 ví dụ? 
	2. Giới thiệu bài: (1’)
 	Hạt là bộ phận tạo thành cây mới đối với thực vật sinh sản hữu tính. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào? Hôm nay chúng ta học bài này.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính 
TG
HĐ 1: 
- GV y/c hs quan sát H 33.1-2 sgk
- Các nhóm thảo luận hoàn thiệu lệnh s mục 1 sgk.
- HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét tổng hợp ý kiến thảo luận, chốt lại kiến thức.
HĐ 2: 
- GV y/c hs tìm hiểu thông tin sgk.
- Hs so sánh tư liệu trong bảng phụ, phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt đỗ xanh và hạt ngô.
- Dựa vào mục 1 và thông tin mục 2 cho biết:
? Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở chỗ nào.
? Thế nào là cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
1. Các bộ phận của hạt.
(Bảng phụ)
 Vỏ hạt
- Hạt cấu tạo gồm: Phôi
 Chất d2 dự trữ
+ Vỏ hạt: Bao bọc hạt
+ Phôi gồm: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
+ Chứa chất dinh dưỡng dự trữ:
* Hạt 2 lá mầm chất dự trữ có trong lá mầm.
* Hạt 1 lá mầm chất dự trữ có trong phôi nhũ.
2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.
- Cây 2 lá mầm là những cây phôi của hạt có 2 lá mầm.
VD: Đỗ đen, đỗ xanh
- Cây 1 lá mầm là những cây phôi của hạt có 1 lá mầm.
VD: Lúa, ngô..
15’
15’
IV. Kiểm tra đánh giá: (5’)
	? Hạt gồm những bộ phận nào.
	? Hạt cây 1 lá mầm khác cây 2 lá mầm ở chỗ nào.
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
	Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài
	Xem trước bài mới.
 Kẽ bảng sgk vào vở
Ngày soạn: 18/01/2010
Tiết 41: Bài 34: phán tán của quả và hạt
I, Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:Phân biệt được các cách phát tán của quả và hạt -> Tìm ra những đặc điểm của quả và hạt phù hợp với các cách phát tán.
2. Kĩ năng: Quan sát, làm việc độc lập, theo nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ, chăm sóc thực vật .
II, Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên: Tranh phóng to H34.1, Mẫu quả: chò, hé, trinh nữ, bằng lăng, hoa sữa, xà cừ .....
2. Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm các mẫu quả giống của GV, phiếu kiểm tra.
III, Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: (8’) 
? Nêu các bộ phận của hạt? Hạt 1 lá mầm kh ... ục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản của hai nghành thực vật có hạt, đặc điểm phân biệt hai lớp trong Ngành hạt kín.
- Làm quen khái niệm phân loại thực vật, bậc phân loại, đặc điểm chung các ngành.
- Nguồn gốc cấu tạo, vai trò thực vật trong tự nhiên, đời sống con người.
- Hình dạng, cấu tạo vi khuẩn, nấm, địa y.
2. Kĩ năng: Nhận xét, so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Thiết bị dạy học:
1. Giáo viên: Tranh vẽ các ngành thực vật, vi khuẩn, nấm , địa y.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (0’): Kiểm tra bài trong quá trình ôn tập 
2. Giới thiệu bài: (1’): Hệ thống lại các kiến thức cơ bản 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính 
TG
HĐ1: Đặc điểm các ngành thực vật
- Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học. -> Trả lời câu hỏi: 
+Đặc điểm ngành tảo? Đại điện?
+Đặc điểm ngành rêu? 
+ Đặc điểm ngành dương xỉ?
+ Đặc điểm ngành hạt trần?
+ Đặc điểm ngành hạt kín?
+ Đặc điểm cơ bản phân biệt hạt kín với các ngành khác?
-> Giáo viên chỉnh lí ...
HĐ2:Phân loại thực vật 
+Thế nào là phân loại thực vật?
+Các bậc phân loại thực vật?
+Ngành hạt kín có mấy lớp: Đặc điểm phân biệt các lớp đó?
-> Gọi học sinh phát biểu, bổ sung 
- > Giáo vìên hoàn thiện 
HĐ 3 : Vai trò của thực vật
- Cho học sinh quan sát lại các tranh vẽ về vai trò của thực vật, nhớ lại kiến thức để trả lời :
+Thực vật có vai trò gì trong việc điều hoà khí hậu?
+Thực vật giúp bảo vệ nguồn nước?
+Vai trò của thực vật đối với động vật?
+Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: +Có ích 
 +Có hại 
-> Giáo viên chỉnh lí, hoàn thiện 
HĐ4:Vi khuẩn nấm , địa y 
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ, vi khuẩn, nấm, địa y-> Trả lời câu hỏi:
+Cấu tạo của vi khuẩn?
+Cấu tạo của nấm?
+Cấu tạo của địa y?
+Cách dinh dưỡng của vi khuẩn, nấm, địa y?
+Vai trò của vi khuẩn, nấm, địa y?
-> Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học từ tảo -> Hạt kín -> Trả lời câu hỏi -> nêu được:
+Các ngành tảo: Cấu tọ đơn bào, đa bào
+Ngành rêu: lá đơn giả , rễ giả ....
+ Ngành dương xỉ: có mạch dẫn, bào tử
+Ngành hạt trần: Có nón, hạt hở ...
+Ngành hạt kín: Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng.... mạch dẫn phát triển, có hoa, quả, hạt (hạt nằm trong quả)
Đặc điểm cơ bản -> học sinh trả lời, nhận xét.
- Học sinh nhớ lại kiến thức -> trả lời CH:
+Khái niệm phân loại thực vật.
+Bậc phân loại : Ngành, lớp, Bộ, Họ, chi, loài. 
+ Đặc điểm lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm: Rễ, thân, gân lá, số lá mầu.
- Hoạt động nhóm -> Trả lời các câu hỏi :
+Thực vật điều hoà khí hậu: Cân bằng oxi và cácbonic, tăng lượng mưa, bảo vệ môi trường, diệt vi khuẩn.
+Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán....
+Với động vật: Cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở, sinh sản.
+Con người : Cung cấp lương thực, thực phẩm, công nghiệp, gỗ ....
-> Hại cho sức khoẻ......
- HS quan sát tranh -> Trả lời câu hỏi:
+Vi khuẩn: Vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân....
+Nấm: sợi nấm, cơ quan sinh sản (bào tử nấm)
+Địa y: Sợi nấm + tế bào tảo 
+Vi khuẩn: tự dưỡng, dị dưỡng (Kí sinh, hoại sinh), cộng sinh 
+Nấm: Dị dưỡng, cộng sinh .
+Vai trò : - Lợi:
 - Hại:
-> Học sinh phát biểu, học sinh khác bổ sung.
10’
10’
10’
10’
IV. Tổng kết đánh giá: (3’)
- Giáo viên hệ thống lại các kiến thức cơ bản bằng một số câu hỏi trắc nghiệm, điền từ 
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn tập kĩ các kiến thức.
Ngày soạn: 26/04/2010
Tiết 68: Tham quan thiên nhiên (tiết 1)
I, Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm thực vật chính. 
- Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành thực vật chính. 
- Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.
2. Kĩ năng: Quan sát, thực hành. 
 - Thu thập mẫu vật.
 - Làm việc độc lập, theo nhóm. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối. 
II. Thiết bị dạy học:
1. Giáo viên: Địa điểm, dự kiến phân công nhóm, nhóm trưởng.
2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức liên quan.
Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm 
+ Dụng cụ đào đất, túi nilông trắng.
+ Kéo cắt cây.
+ Kẹp ép tiêu bản 
+ Panh, kính lúp 
+ Nhãn ghi tên cây 
+ Kẻ sẵn bảng theo mẫu sgk /173.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (0’)
2. Giới thiệu bài: (1’)
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- Nêu yêu cầu của giờ thực hành -> chia nhóm, phân nhóm trưởng.
3. Các hoạt động :
Quan sát ngoài thiên nhiên 
- Mục tiêu: Quan sát hình thái, nhận dạng và xếp thực vật vào nhóm 
- Cách tiến hành:
* Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 
*Nội dung quan sát 
- Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật 
- Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm 
- Thu thập mẫu vật 
- Ghi chép ngoài thiên nhiên -> Giáo viên hướng dẫn các nội dung phải ghi chép.
*Cách thực hiện:
a, Quan sát hình thái một số thực vật 
- Quan sát rễ, thân, lá, hoa, quả. 
- Quan sát hình thái của cây sống ở môi trường: Can, nước .....-> tìm đặc điểm thích nghi.
- Lấy mẫu cho vào túi ni lông (Hoa, quả, cành nhỏ, cây nhỏ)->Buộc nhãn tên cây.
Chú ý : Chỉ lấy mẫu mọc dại 
b, Nhận dạng thực vật , xếp chúng vào nhóm
- Xác định tên một số cây quen thuộc.
- Vị trí phân loại 
+ Lớp, ngành đối với thực vật hạt kín 
+ Ngành: Đối với tảo -> Hạt trần 
c, Ghi chép:
- Các điều quan sát được 
- Thống kê vào bảng kẻ sẵn 
* Giáo viên luôn quan sát, nhắc nhở và trả lời các câu hỏi thắc mắc của học sinh 
* Thu dọn dụng cụ trước 5’ 
-> Nhận xét buổi thực hành.
Ngày soạn: 28/04/2010
Tiết 69: Tham quan thiên nhiên (Tiếp theo)
I, Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thái của các loại rễ biến dạng, thân biến dạng và lá biến dạng. 
- Lấy được ví dụ về các loại rễ, thân lá biến dạng. 
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết. 
3. Thái đ : Giáo dục học sinh tính tự giác, yêu thích thiên nhiên. 
II. Thiết bị dạy học:
1. Giáo viên: Tranh ảnh (lá biến dạng: Cây nắp ấm, cây bắt mồi)
2. Học sinh: Các mẫu rễ, thân, lá biến dạng.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (0’)
2. Giới thiệu bài: (1’)
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
- Nêu yêu cầu của giờ thực hành 
3. Các hoạt động:
Quan sát nội dung tự chọn
( Do điều kiện của tự nhiên -> giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các loại rễ, thân, lá biến biến dạng )
* Cách quan sát 
- Rễ: Quan sát về rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút 
 Ghi các đặc điểm hình thái 
 Mỗi loại rễ nên lấy ba ví dụ. 
- Thân: Quan sát thân củ 
 Quan sát thân rễ 
 Quan sát thân dự trữ nước.
-> Ghi lại các đặc điểm hình thái, lấy ví dụ 
- Lá: Quan sát là biến thành gai, Quan sát lá biến thành tua cuốn, gai móc 
 Quan sát lá dự trữ nước 
-> Ghi các đặc điểm, lấy ví dụ 
* Chú ý : Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ (6-8 học sinh). Cử một đại diện của nhóm ghi chép 
Ngày soạn: /05/2010
Tiết 70: Tham quan thiên nhiên (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức : Giống tiết 68, 69.
2. Kĩ năng : Quan sát, hoạt động nhóm, viết thu hoạch. 
3. Thái độ : Giáo dục học sinh tính tự giác, yêu thích thiên nhiên. 
II. Thiết bị dạy học:
- Các nhóm chuẩn bị nội dung ghi chép được qua quan sát mẫu của tiết 68, 69.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2. Giới thiệu bài: (1’)
- Nêu yêu cầu của giờ thực hành 
3. Bài mới:
Thảo luận toàn lớp
- Giáo viên cho học sinh tập trung lớp 
- Yêu cầu các nhóm trình bày các kết quả quan sát được của hai tiết trước(tiết 68 và tiết 69)
-> Các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung. 
- Giáo viên giải đáp các thắc mắc của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá các nhóm: 
+ Tuyên dương các nhóm tích cực, ý thức tốt.
+ Phê bình các nhóm ý thức kém 
- Yêu cầu học sinh viết báo cáo thu hoạch theo mẫu sgk 
* Còn 10’: Giáo viên gọi 5-6 học sinh mang bản thu hoạch lên chấm.
-> Giáo viên nhận xét cách viết thu hoạch, sửa chữa cho học sinh. 
* Bài tập về nhà:
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch. 
- Dùng mẫu thu thập được để làm mẫu khô. 
Ngày soạn: /2010
Tiết 67: Bài : kiểm tra học kì ii
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
- HS tự đánh giá lại những kiến thức đã học
- Rèn luyện cho hs kĩ năng diễn đã, trình bày
- Giáo dục tính trung thực cho hs
B. Phương pháp:
	Kiểm tra (trắc nghiệm và tự luận)
C. Chuẩn bị:
 GV: Đề
 HS: Học bài
D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định: 1’
	6A:
	6B:
 II. Bài cũ: 5’
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
	Hôm nay chúng ta làm bài kiểm tra viết 1 tiết, nhằmc đánh giá lại những kiến thức đã học.
 2. Triển khai bài:
A. Đề kiểm tra:
 I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1, Tảo là thực vật bậc thấp vì:
	a, Cơ thể có cấu tạo đơn bào hay đa bào
	b, Cơ quan sinh sản hữu tính đơn bào
	c, chưa có thân, lá, rễ thật; hầu hết sống ở nước
	d, Tất cả các câu trên
2, Đặc điểm sinh sản của các cây thuộc ngành hạt kín là:
	a, Sinh sản bằng hạt
	b, Hạt nằm trong quả
	c, Nhị và nhụy là 2 bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
	d, Tất cả các câu trên
Câu 2: Hãy lựa chọn nội dung cột (B) phù hợp với nội dung cột (A) rồi điền vào cột trả lời trong bảng sau:
Cột A
Các ngành TV
Cột B
Đặc điểm
Trả lời
1, Các ngành Tảo
2, Ngành rêu
3, Ngành dương xĩ
4, Ngành hạt trần
5, Ngành hạt kín
a) Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Chưa có hoa, quả. Sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở.
b) Có thân, rễ, lá thật. Sống ở cạn là chủ yếu. Có hoa, quả, hạt. Hạt nằm trong quả
c) Chưa có thân, lá, rễ. Sống ở nước là chủ yếu
d) Thân không phân nhánh, rễ giã. Sống ở nơi ẩm ướt. Sinh sản bằnh bào tử.
e) Đã có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử. Cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.
1,..........................
2,..........................
3,..........................
4,..........................
5,..........................
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: 
 Thực vật bậc cao gồm những nhóm nào ? Đặc điểm chung của thực vật bậc cao ?
Câu 2:
 Nấm có những đặc điểm sinh học nào ? Nêu vai trò của nấm đối với đời sống con người Câu 3:
 Thực vật nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt dần, trước tình hình đó chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và khôi phục chúng ?

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Sinh 6 HKII 3 cot.doc