Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1. Kiến thức
- HS nắm được thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, phân biệt được ròng và dác, xác định được tuổi của cây nhờ vào vòng gỗ hằng năm.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm.
- Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng
II. Phương tiện dạy học
1 Chuẩn bị của GV:
- Tranh hình 15.1 và 16.1-2 SGK
Ngày soạn:.......................... Ngày dạy: .......................... Tuần....... Tiết 15: Bài 16: thân to ra do đâu ? I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1. Kiến thức - HS nắm được thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ, phân biệt được ròng và dác, xác định được tuổi của cây nhờ vào vòng gỗ hằng năm. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm. - Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm 3. Thái độ - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cây, bảo vệ rừng II. Phương tiện dạy học 1 Chuẩn bị của GV: - Tranh hình 15.1 và 16.1-2 SGK - Một đoạn thân cây già 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài mới III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 6A........... 2. Kiểm tra bài cũ: ? Chỉ trên tranh các thành phần của thân non. Chức năng của nó? 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Trong quá trình sống thân cây không ngừng cao lên mà còn to ra. Vậy thân to ra nhờ đâu? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1: - GV treo tranh hình 16.1 SGK các nhóm quan sát, nhận xét và ghi vào phiếu học tập - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh 1 mục 1 SGK. ? Cấu tạo trong của thân trưởng thành có gì khác với thân non. ? Theo em nhờ bộ phận nào mà cây to ra được (Vỏ, trụ giữa, cả vỏ và trụ giữa) - Các nhóm tìm hiểu thông tin và quan sát hình 16.1 SGK - Thảo luận nhóm theo câu hỏi lệnh 2 mục 1 SGK ? Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào. ? Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào. ? Thân cây to ra do đâu. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận HĐ 2: - GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật và tranh, đồng thời tìm hiểu nội dung SGK - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi ? Lát cắt ngang của thân cây có đặc điểm gì. ? Vòng gỗ muốn cho ta biết điều gì. ? Dựa vào đâu để xác định tuổi của cây. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. HĐ 3: - GV yêu cầu HS quan sát hình vễ, mẫu vật, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. ? Lát cắt ngang của thân cây có những phần nào. ? Dác có đặc điểm gì. Chức năng của nó. ? Ròng có đặc điểm gì. Chức năng. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận 1. Tầng phát sinh. - Thân to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ - Thân cây to ra nhờ sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ(nằm giữa thịt vỏ) và tầng sinh trụ(nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) 2. Vòng gỗ hàng năm. - Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định tuổi của cây. 3. Dác và ròng. - Gỗ cây có 2 miền(dác và ròng) + Dác: là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những TB mach gỗ sống vận chuyển nước và muối khoáng + Ròng: là lớp gỗ màu thẩm phía trong gồm những TB chết vách dày Nâng đỡ cây. 4. Củng cố: - GV cho HS đọc ghi nhớ SGK - Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Do đâu mà đường kính của các cây gỗ trưởng thành to ra. A. Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở chồi ngọn. B. Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ. C. Do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh trụ D. Cả b và c 5. Dặn dò: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK - Đọc mục em có biết, xem trước bài mới Ngày soạn: Ngày dạy:... Tuần.Tiết 16: Bài 17: vận chuyển các chất trong thân I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1.Kiến thức - HS biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong thân được vận chuyển nhờ mạch rây. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành, quan sát, hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ thực vật II. Phương tiện dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: - Làm trước thí nghiệm hình 17.1 SGK - Tranh hình 17.1-2 SGK, kính hiển vi 2. Chuẩn bị của HS: - Làm thí nghiệm như SGK - Tìm hiểu trước bài III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số: 6A...........; 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thân cây to ra nhờ bộ phận nào ? Làm thế nào để biết được tuổi của cây? III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1: - GV yêu cầu HS trình bày dụng cụ và cách tiến hành các bước làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, kết luận HĐ 2: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau. ? Nêu cách tiến hành và kết quả thí nghiệm. ? Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra. Còn mép vỏ phía dưới không phình to. ? Qua thí nghiệm trên em rút ra nhận xét gì. ? Nhân dân ta thường làm như thế nào để nhân giống cây trồng nhanh nhất. (cây ăn quả) - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung - GV nhận xét, kết luận 1. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan. a. Thí nghiệm: *Cách tiến hành: SGK * Kết quả: - Cốc A hoa trắng nhuộm đỏ - Cốc B không có hiện tượng gì b. Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. 2. Vận chuyển chất hữu cơ. a. Thí nghiệm: * Cách tiến hành: SGK * Kết quả: - Mép vỏ phía trên phình to.(do chất dinh dưỡng bị tích tụ) - Mép vỏ phía dưới không phình to b. Kết luận: Các chất hữu cơ trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch rây. 4.Củng cố - GV cho HS đọc ghi nhớ SGK - Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ bộ phận nào. A. Mạch gỗ B. Mạch rây C. Vỏ D. Trụ giữa 2. Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ bộ phận nào. A. Mạch rây B. Vỏ C. Trụ giữa D. Mạch gỗ 5. Dặn dò: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi sau bài và làm bài tập sau bài. - Xem trước bài mới (chuẩn bị mẫu vật theo hình 18.1 SGK)
Tài liệu đính kèm: