. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
-HS phân biệt được các loại rễ cọc và rễ chùm.
- HS phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở và giúc mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ phù hợp với chức năng.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
- HS giải thích được vì sao phải thu hoạch các loại cây rễ củ trước khi cây ra hoa.
II. Phương tiện dạy học
- Mẫu vật các loại rễ cây và các loại rễ biến dạng
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Ngày soạn:.. Ngày dạy: Tiết 12: thực hành: nhận biết các loại rễ và biến dạng của rễ I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. -HS phân biệt được các loại rễ cọc và rễ chùm. - HS phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở và giúc mút. Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ phù hợp với chức năng. - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm. - HS giải thích được vì sao phải thu hoạch các loại cây rễ củ trước khi cây ra hoa. II. Phương tiện dạy học - Mẫu vật các loại rễ cây và các loại rễ biến dạng III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm và chức năng của các loại rễ biến dạng? Lấy ví dụ một số cây có rễ biến dạng. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1: GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu đã chuẩn bị . Các nhóm thảo luận : +sắp xếp các loại cây có cùng dạng rễ. +Lấy một đoạn rễ chuối còn nguyên vẹn. Xác định các miền của rễ. -GV gọi đai diện các nhóm báo cáo kết quả, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. 1. Phân biệt các loại rễ. Xác định các miền của rễ. HĐ 2: - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung kiến thức đã được học. Sắp xếp các loại mẫu vật ra từng nhóm. Mỗi nhóm là một loại rễ biến dạng. - HS thảo luận hoàn thành - GV nhận xét bổ sung 2. Xác định các loại rễ biến dạng 4. Củng cố - GV nhận xét giờ thực hành. - Củng cố lại các nội dung kiến thức 5. Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi và làm bài tập sau bài Xem trước bài mới, bài 13,14 Ngày soạn: Ngày dạy : Chương III: thân Tiết 13: cấu tạo ngoài của thân- thân dài ra do đâu ? I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1. kiến thức - HS nắm được các bộ phận cấu tạo ngoài của thân: Thân, cành, chồi ngon, chồi nách. - HS tự phát hiện thân dài ra do phần ngọn 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm. - HS biết vận dụng kiến thức giải quyết các hiện tượng thực tế, vận dụng cơ sở khoa học vào bấm ngọn, tỉa cành và giải thích các hiện tượng trong thực tế. 3.Thái độ II. Phương tiện dạy học 1 Chuẩn bị của GV: - Tranh hình 13 , 14.1 SGK 2. Chuẩn bị của HS: - Chuẩn bị vật mẫu. -Chuẩn bị thí nghiệm - Tìm hiểu trước bài III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: 6A...........: 6B.............: 6C................ 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1: - GV cho HS quan sát mẫu vật và tranh hình 13.1 SGK, cho biết ? Thân gồm những bộ phận nào. - HS trả lời, GV nhận xét - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 1SGK. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận HĐ 2: - GV treo tranh các loại tranh, HS quan sát mẫu vật rồi đối chiếu với tranh - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi ? TV có mấy loại thân. ? Đặc điểm của mỗi loại - HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung, GV kết luận. - HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện lệnh mục 2 SGK - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận 1. Cấu tạo ngoài của thân Thân chính Cành - Thân cây: Chồi ngọn Chồi nách - ở ngọn thân và cành có chồi ngọn - Dọc thân và cành có chồi nách, có 2 loại. + Chôi hoa phát triển thành hoa + Chồi lá phát triển thành lá 2. Các loại thân. * Gồm 3 loại thân chính - Thân đứng: có 3 loại + Thân gỗ: Cứng, cao, có cành + Thân cột: Cứng, cao, không cành + Thân cỏ: Mềm, yếu, thấp - Thân leo: Có 4 loại + Leo bằng thân quấn + Leo bằng tua cuốn + Leo bằng gai móc + Leo bằng rễ móc - Thân bò: Mềm, yếu, bò sát mặt đất. HĐ 3: - GV yêu cầu các nhóm trình bày và báo cáo kết quả thí nghiệm đẫ chuẩn bị (theo mẫu ở phần trước) - Đại diện nhóm lên bảng điền kết quả vào bảng, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - Các nhóm tìm hiểu thông tin, thí nghiệm, thảo luận theo nhóm theo câu hỏi phần lệnh mục 1 SGK. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. HĐ 4: - Dựa vào hiểu biết của mình, kiến thức đẫ học, các nhóm thảo luận giải thích 2 cách làm của người dân sau mục 2 SGK. - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. - GV nhận xét và hỏi: ? Hãy giải thích vì sao người ta thường bấm ngọn,tỉa cành. ? Bấm ngọn, tỉa cành đối với những loại cây nào? Vì sao. - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. 3. Sự dài ra của thân. a. Thí nghiệm: * Cách tiến hành: SGK * Kết quả: Nhóm cây Chiều cao (cm) N.1 N.2 N.3 Ngắt ngọn 5 6 5 Không ngắt 8 9 7 b. Kết quả: - Thân cây dài ra do sự phân chia TB ở mô phân sinh ngọn. - Các loại thân khác nhau sự dài ra khác nhau. VD: + Cây thân cỏ, leo thân dài ra nhanh. + Cây thân gỗ thân dài ra chậm. 4. Giải thích những hiện tượng thực tế. - Để tăng năng suất cây trồng tuỳ loại cây mà người ta bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp. - VD: + Bấm ngọn: Cây đậu, bông, cà phê trước khi cây ra hoa. + Tỉa cành: Cây lấy gỗ, cây lấy sợi, 4. Củng cố - GV yêu cầu HS đọc kết luận cuối bài - Gv hệ thống lại nội dung bài học. 5. Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi và làm bài tập sau bài. Xem trước bài mới.
Tài liệu đính kèm: