MỤC TIÊU:
1/Kiến thức:
- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống
- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
3/ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu thích môn học
Ngày soạn:18 / 08 / 2009 Ngày dạy: 19./ 08 / 2009 Tiết:1 Bài 1 : ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG I/ MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: - Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống - Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống - Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét. 2/ Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật. 3/ Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu thích môn học II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1 / Phương Pháp : Trực quan , thảo luận nhóm , vấn đáp , giảng giải . 2 / Giáo viên: - Tranh kẽ sẵn bảng đặc điểm cơ thể sống ( chưa điền kết quả đúng) - Tranh vẽ một vài động vật đang ăn cỏ, đang ăn thịt. - Tranh vẽ sự trao đổi khí ở của động vật và thực vật. - Phiếu học tập cho học sinh . 3 / Học sinh : - Học sinh xem trước bài + SGK III/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1 / Ổn định lớp : 1’ 2 / Mở bài : Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất chung quanh ta . Chúng có thể là vật sống hoặc là vật không sống. Vậy sống có những điểm gì khác với vật không sống? - Chúng ta nghiên cứu bài đầu chương trình là : ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi 20 p 15 p Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. - Quan sát xung quanh trường, ở nhà em hãy nêu tên một vài cây, con vật, đồ vật mà em biết? - GV chọn ra 3 ví dụ để thảo luận - Cây bàng, con mèo cần những điều kiện gì để sống? - Viên gạch có cần những điều kiện giống cây bàng, con mèo không? - Con mèo hay cây bàng được nuồi trồng sau thời gian có lớn lên không? - Viên gạch thì sao? -Thế nào là vật sống? - Thí dụ vật sống? -Thế nào là vật không sống - Thí dụ vật không sống. - Từ những đặc điểm trên các em hãy cho biết điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống? Hoạt động 2: Đặc điểm cơ thể sống - GV treo bảng kẻ sẳn mẫu như SGK hướng dẫn học sinh cách đánh dấu các mục cần thiết theo bảng - Phát phiếu bài tập (GV gợi ý cho học sinh vấn đề trao đổi các chất của cơ thể.) - Mời hs lên bảng điền vào các ô của bảng, các em còn lại quan sát nhận xét. - GV hoàn thiện kiến thức cho học sinh, tổng kết và ghi bảng - HS cho thí dụ: Con mèo, viên gạch, cây bàng.. - HS trả lời - HS trả lời - Có sự lớn lên, tăng kích thước. - không lớn lên, không tăng kích thước. - Vật sống là vật lớn lên sau thời gian được nuôi, trồng. - Ví dụ: con gà, cây đậu - Vật không sống là vật không có tăng về kích thước, di chuyển - Ví dụ: hòn đá, cây bàng, bảng đen - Vật sống ( động vật, thực vật ) là vật có sự trao đổi chất với môi trường để lớn lên và sinh sản. Vật không sống không có những đặc điểm như vật sống. - HS quan sát bảng - Thảo luận nhóm điền bảng - HS lên bảng điền vào các ô của bảng 1). Nhận dạng vật sống và vật không sống. - Vật sống ( động vật, thực vật ) là vật có sự trao đổi chất với môi trường để lớn lên và sinh sản - Ví dụ: con gà, cây đậu - Vật không sống không có những đặc điểm như vật sống. - Ví dụ: hòn đá, bảng đen 2). Đặc điểm cơ thể sống Đặc điểm cơ thể sống là trao đổi chất với môi trường ( lấy chất cần thiết, thải những chất không cần thiết) thì cơ thể mới tồn tại; Có sự lớn lên, sinh sản và cảm ứng với môi trường. IV/ CỦNG CỐ: - Giữa vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau? - Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì? V/ DẶN DÒ: - Làm bài tập 2 trang 6 SGK - Xem trước bài nhiệm vụ sinh học - Kẻ bảng bài 2 vào vở bài tập Ngày soạn:20 / 08./2009 Ngày dạy: 21 / 08 / 2009 Tiết: 2.Bài 2 NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC I/ MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: - Nêu một vài ví dụ cho biết sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt, lợi hại của chúng . - Kể tên bốn nhóm sinh vật chính : Động vật , thực vật , vi khuẩn , nấm. - Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng 2/ Kỹ năng: - Quan sát so sánh 3/ Thái độ: - Yêu thiên nhiên và môn học II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1 / Phương Pháp : Trực quan , vấn đáp , thảo luận , giảng giải . 2 / Giáo viên: - Tranh vẽ quang cảnh tự nhiên - Tranh vẽ đại diện bốn nhóm SV chính - HS : xem trước bài, kẻ bảng ở SGK III/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1/ Ổn định lớp: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu 1: Giữa vật sống và vật không sống có điểm gì khác nhau ? Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của cơ thể sống ? 3/ Mở bài : Sinh học và bộ môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên .Có nhiều loại sinh vật khác nhau như : động vật , thực vật ,vi khuẩn, nấm ,.. Quan niệm trước đây sinh vật có hai loại : Giới ĐV và giới TV bao gồm cả vi khuẩn và nấm. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi 20 p 15 p Hoạt động 1. Tìm hiểu sự đa dạng các sinh vật trong tự nhiên - GV treo tranh các sinh vật trong tự nhiên và giải thích: - GV cho học sinh điền vào bảng đã chuẩn bị trước - GV treo bảng phụ ở SGK lên bảng, gọi học sinh trả lời các VD ở trong bảng chọn ra câu đúng - GV đưa ra đáp án bằng cách gỡ lần lượt các phần che ở biểu mẫu - GV treo hình 2.1 sgk 8 Giới thiệu: Trong tự nhiên sinh vật đa dạng, được phân 4 nhóm có đặc điểm, hình dạng , cấu tạo , hoạt động sống khác nhau . - Đó là các nhóm sinh vật nào? - GV treo tiếp bảng phụ có tên của nhiều loài sinh vật: Yêu cầu HS xếp riêng từng loại vào 4 nhóm: ĐV, TV, Nấm, Vi Khuẩn - GV chỉnh lí câu trả lời của HS , - GV trao đổi với HS từng loại Sv sống ở từng môi trường. - Chúng có quan hệ gì với nhau và với con người ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. - GV tiếp tục treo bảng phụ có tên của nhiều loài sinh vật: Giới thiệu: Sinh vật có mối quan hệ với đời sống con người, có nhiều sinh vật có ích, có hại - Nhìn vào bảng, loài SV nào có ích ? Loài SV nào có hại ? - SV có ích, chúng gắn bó với con người như thế nào? - SV có hại cho con người như thế nào? - Nhiệm vụ sinh học làm gì? - GV giới thiệu chương trình sinh học ở THCS gồm các phần ở SGK . -Thực vật học có nhiệm vụ gì? - Hs quan sát, thu nhận kiến thức. - Học sinh thảo luận nhóm điền vào bảng - Đại diện 1 vài nhóm đứng dậy trả lời. Các nhóm khác chỉnh sửa, bổ sung - Hs quan sát - Vi khuẩn, nấm, thực vật và động vật - HS suy nghĩ, xếp loại các nhóm sinh vật ở trong bảng - Đứng dậy phát biểu ý kiến - HS phát biểu, trao đổi. - Có quan hệ mật thiết với nhau và với con người. Loài này là thức ăn của loài kia hoặc chúng hợp tác với nhau trong việc tìm kiếm thức ăn. - HS phát biểu tuỳ vào đối tượng sinh vật có tên trong bảng. - Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của SV nói chung và của thực vật nói riêng, để sử dụng hợp lý, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ ĐS con người - Như nhiệm vụ của sinh học 1). Sinh vật trong tự nhiên a). Sự đa dạng của thế giới sinh vật - HS hoàn thiện bảng SGK vào tập b) Các nhóm sinh vật trong tự nhiên: - Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng phong phú, bao gồm những nhóm sinh vật sau: Vi khuẫn, Nấm, Thực vật, Động vật. - Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau , có quan hệ mật thiết và với con người 2. Nhiệm vụ của sinh học : - Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của SV nói chung và của thực vật nói riêng, để sử dụng hợp lý, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ ĐS con người là nhiệm vụ của sinh học cũng như thực vật học. IV/ CỦNG CỐ: - Kể tên một số SV sống dưới nước , trên cạn , cơ thể người ? - Nhiệm vụ thực vật học là gì ? - Gọi HS đọc nội dung trong khung V/ DẶN DÒ: - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK - Làm BT 3 trang 9 SGK , xem bài 3 - Kẻ bảng bài 3 vào vở bài tập , sưu tầm tranh ảnh . - Chuẩn bị bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT * - Nhận xét , đánh giá Ngày soạn:27 / 08 / 2009 Ngày dạy: 28 / 08 / 2009 Tiết:3 Bài 3 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức - Nêu được đặc điểm chung thực vật - Tìm hiểu sự đa dạng , phong phú của TV 2- Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh . kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 3- Thái độ: - Giáo dục tình yêu thiên nhiên , yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1 / Phương Pháp : Đàm thoại , trực quan , diễn giảng 2 / Giáo viên: - Tranh ảnh một khu rừng , vườn cây , vườn hoa - HS : Sưu tầm các loại tranh ảnh TV sống ở nhiều môi trường . III/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1/ Ổn định lớp: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu 1: - Sinh vật trong tự nhiên đa dạng và phong phú như thế nào ? Câu 2: - Nhiệm vụ thực vật học là gì ? 3/ Mở Bài : Thực vật là một trong các của sinh giới như động vật , vi khuẩn nấm . thực vật rất đa dạng và phong phú , chúng sẽ có chung đặc điểm gì ta sẽ nghiên cứu. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi 17 p 18 p Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự đa dạng , và phong phú của thực vật. - Yêu cầu học sinh đặt tranh ảnh đã sưu tầm ở nhà lên bàn - GV: Kiểm tra các loại tranh ảnh mà học sinh sưu tầm . - GV: Treo tranh ảnh 3.1 , 3.2 , 3.3 , 3.4 - Kể tên vài cây sống đồng bằng, đồi núi , ao hồ , sa mạc? - Nơi nào TV nhiều , phong phú , nơi nào ít TV - Kể tên 1 số cây gỗ sống lâu năm? - Kể tên một số cây sống trong 1 năm ? - Kể tên một số cây sống dưới nước? - Em có nhận xét gì về TV . - GV nhận xét : TV trên trái đất có khoảng 250 ngàn đến 300 ngàn loài ở VN thì thực vật có 12 ng ... ơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành rồi từ đó mọc ra sinh sản bằng như rêu nhưng khác rêu ở chổ do bào tử phát triển thành. - Kết luận: dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử. - Sau 3 phút gọi đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét – bổ sung. - GV đưa đáp án: Túi bào tử - đẩy bào tử bay ra - nguyên tản - cây dương xỉ con - bào tử - nguyên tản - GV tổng kết và gi bảng Hoạt động 2: Một vài loại dương xỉ thường gặp: (10p) - Treo hình 39.2 A-B - Yêu cầu HS đặt mẫu vật đã chuẩn bị sẳn lên bàn. + Em hãy cho một vài ví dụ về các loại dương xỉ thường gặp. - GV ghi bảng + Có thể nhận ra một cây thuộc họ dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá? Hoạt Động 3: Quyết Cổ Đại Và Sự hình Thành Than Đá (10p) - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk tr 130. + Than đá được hình thành từ quyết cổ đại là do đâu? - GV giải thích rõ hơn, kết luận và ghi bảng - HS quan sát - HS đặt mẫu vật đã chuẩn bị sẳn lên bàn. + Ở chỗ đất ẩm và râm ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng... + Gồm rễ, thân, lá non, lá già. + Cuống dài, phiến lá xẻ thùy. + Đầu cuộn tròn, phủ lớp phấn màu trắng. + Thân hình trụ, nằm ngang dưới mặt đất. + Rễ thật, đã có mạch dẫn. - HS đọc mục " sgk tr 128 + Cấu tạo bên trong của cây dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển. + Lá già: Cuống lá dài, phiến lá xẻ thùy. + Lá non: Đầu cuộn tròn. + Thân hình trụ, nằm ngang dưới mặt đất. + Rể thật + Có mạch dẫn. - HS quan sát - Học sinh lật mặt dưới của lá già để tìm túi bào tử. Quan sát mẫu vật kết hợp với quan sát hình vẽ. + Hình cầu + Gọi là vòng cơ + Đẩy bào tử ra xa khi túi bào tử chín. + Thành nguyên tản + Cây dương xỉ con. + Sự phát triển của dương xỉ có thêm giai đoạn nguyên tản. + HS thảo luận nhóm làm làm bài tập - Đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét – bổ sung - HS quan sát - HS đặt mẫu vật đã chuẩn bị sẳn lên bàn. + Cây rau bợ, Cây lông cu li,... + Lá non đầu cuộn tròn. - HS đọc thông tin sgk tr 130 + Do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của vỏ trái đất. 1.Quan sát cây dương xỉ a.Cơ quan sinh dưỡng. - Lá già: Cuống lá dài, phiến lá xẻ thùy. - Lá non: Đầu cuộn tròn. - Thân hình trụ, nằm ngang dưới mặt đất. - Rể thật - Có mạch dẫn. b.Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ? - Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử chứa các bào tử. - Sự phát triển của dương xỉ: Dương xỉ mang túi bào tử → Túi bào tử chín, vỡ ra, các bào tử bay ra → Bào tử gặp đất ẩm nảy mầm thành nguyên tản → Cây dương xỉ con 2.Một vài loại dương xỉ thường gặp: + Cây rau bợ, Cây lông cu li,... 3.Quyết Cổ Đại Và Sự hình Thành Than Đá - Than đá được hình thành từ quyết cổ đại do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của vỏ trái đất. - Cho HS đọc phần kết luận cuối bài IV. Kiểm Tra Đánh Giá: Sử dụng câu hỏi 1, 2 SGK V. Dặn Dò: - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK - Đọc "Em có biết" - Chuẩn bị cành thông, nón thông. Ngày soạn:./ ./ .. Ngày dạy: /. / ... TIẾT:...BÀI :40 HẠT TRẦN - CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông. - Phân biệt sự khác nhau giữa nón và hoa. - Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa hạt trần với cây có hoa. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm 3. Thái độ hành vi: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật II. CHUẨN BỊ: - Mẫu vật: cành thông có nón - Tranh: cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái. III. HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ DẠY: 1. Ổn định lớp: 1p 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Mở bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi Hoạt Động 1 : Quan Sát Cơ Quan Sinh Dưỡng Của Cây Thông (10p) - Yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn thảo luận nhóm để tìm ra: * Đặc điểm thân cành, màu sắc? * Hình dạng và màu sắc của lá? - Mang cành con, quan sát cành mọc lá (chú ý vảy nhỏ ở góc lá) → Giáo viên thông báo rể to khoẻ, mọc sâu. - Sau 3 phút gọi 1, 2 nhóm phát biểu - Yêu cầu HS rút ra kết luận - GV ghi bảng Hoạt Động 2 : Quan Sát Cơ Quan Sinh Sản (Nón) (20p) - Vấn đề 1: cấu tạo nón đực, nón cái. - Treo hình 40.2 sgk tr 132 - Giáo viên thông báo có 2 loại nón: Nón đực và nón cái. - Yêu cấu HS đặt mẫu vật lên bàn xác định vị trí nón đực và nón cái trên cành. - Treo hình 40.3 A- B + Nón đực có cấu tạo như thế nào? +Nón cái có cấu tạo như thế nào? - Giáo viên bổ sung hoàn chỉnh kiến thức cho HS. Kết luận và ghi bảng. Vấn đề 2: So sánh hoa và nón - Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền bảng 113 SGK - Sau 3 phút gọi HS trả lời, bổ sung - Yêu cầu HS rút ra kết luận: có thể coi nón như một hoa được không? Tại sao? - Giáo viên bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức. Kết luận và ghi bảng. Vấn đề 3: Quan sát một nón cái đã phát triển: - Yêu cầu học sinh quan sát một nón thông và tìm hạt. + Hạt có đặc điểm gì? Nằm ở đâu? + So sánh tính chất của nón với quả bưởi. + Tại sao gọi thông là cây hạt trần? - GV kết luận và ghi bảng Hoạt Động 3 : Giá Trị Của Cây Hạt Trần - Giáo viên đưa một số thông tin về một số cây hạt trần khác cùng giá trị của chúng. - HS đặt mẫu vật lên bàn, làm việc theo nhóm, tiến hành quan sát cành, lá thông ghi đặc điểm ra nháp. - Quan sát cành mọc lá (chú ý vảy nhỏ ở góc lá) - 1, 2 nhóm phát biểu, bổ sung - Kết luận: + Thân cành màu nâu xù xì (cành có vết sẹo khi rụng lá) + Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2, 3 chiếc trên 1 cành con ngắn. - Hs quan sát hình 40.2 sgk tr 132 - HS đặt mẫu vật lên bàn xác định vị trí nón đực và nón cái trên cành. - Hs quan sát hình 40.3 A- B + Nón đực: Nhỏ mọc thành cụm. Có vảy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn. + Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ. Có vảy (lá noãn) mang 2 noãn - HS thảo luận nhóm điền bảng 113 SGK - HS trả lời, bổ sung - Không thể coi nón như một hoa vì nón chưa có bầu nhụy chứa noãn - Học sinh quan sát một nón thông và tìm hạt. + Hạt thông nhỏ, cứng. Nằm trong các khe noãn + Quả bưởi có hạt nằm kín bên trong, Nón thông có hạt nằm lộ ra trong các khe noãn hở + Vì cây thông có hạt nằm trên lá noãn hở (nằm trần ra ngoài) - Học sinh nêu được các giá trị thực tiễn của cây thuộc ngành hạt trần. 1.Cơ Quan Sinh Dưỡng Của Cây Thông + Thân cành màu nâu xù xì (cành có vết sẹo khi rụng lá) + Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2, 3 chiếc trên 1 cành con ngắn. 2.Cơ Quan Sinh Sản (Nón) + Nón đực: Nhỏ mọc thành cụm. Có vảy (nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn. + Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ. Có vảy (lá noãn) mang 2 noãn - Không thể coi nón như một hoa vì nón chưa có bầu nhụy chứa noãn - Hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần) nó chưa có quả thật? - Cho HS đọc phần kết luận cuối bài IV. Kiểm Tra Đánh Giá: - Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 (SGK) V. Dặn Dò: - Học kết luận trả lời câu hỏi 1, 2 SGK - Đọc "Em có biết" - Chuẩn bị: cành bưởi, lá đơn, lá kép, quả cam, rể hành, rể cải hoa huệ, hoa hồng. Ngày soạn:./ ./ .. Ngày dạy: /. / ... TIẾT:...BÀI : 41 HẠT KÍN ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát hiện được những tính chất đặc trưng của cây hạt kín là có hoa và quả với hạt được giấu kín trong quả, từ đó phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần. - Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của hạt kín. Biết cách quan sát một cây hạt kín. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát , khái quát hoá 3. Thái độ và hành vi: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ: - Vật mẫu: các cây hạt kín nếu nhỏ nhổ cả cây, nếu là cây to thì cắt một cành (cần có các cơ quan sinh sản), một số quả. - Lúp cầm tay, kim nhọn, dao con - Học sinh kẻ bảng trống theo mẫu SGK vào vỡ bài tập. III. HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ DẠY: 1. Ổn định lớp: 1p 2. Mở bài: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi Hoạt Động 1 : Quan Sát Cây Có Hoa (25p) - Yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn - Hướng dẫn học sinh quan sát từ cơ quan sinh dưỡng đến cơ quan sinh sản theo trình tự SGK (với những bộ phận nhỏ dùng kính lúp) - Giáo viên kẻ bảng trống theo mẫu SGK 135 lên bảng. Gọi 1, 3 nhóm lên bảng, các nhóm khác quan sát bổ sung - Giáo viên hoàn chỉnh bảng Hoạt động 2 : tìm hiểu đặc điểm của các cây hạt kín (11p) - Căn cứ vào kết quả bảng mục 1 nhận xét sự khác nhau của thân, lá, hoa, quả. - Giáo viên thông báo: cây hạt kín có mạch dẫn phát triển + Qua đây em hãy nêu đặc điểm của cây hạt kín - Giáo viên bổ sung giúp học sinh rút ra được những đặc điểm chung. + So sánh với cây hạt trần thấy được sự tiến hóa của cây hạt kín? - HS đặt mẫu vật lên bàn - Quan sát cây của nhóm đã chuẩn bị. ghi các đặc điểm quan sát được vào bảng trống ở vở bài tập. - Đai diện nhóm lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung - HS tự hoàn thiện kiến thức - Căn cứ bảng 1 học sinh nhận xét sự đa dạng của rể, thân, lá, hoa, quả. + Có cơ quan sinh dưỡng đa dạng + Có hoa, quả chứa hạt bên trong + Hạt kín bảo vệ hạt tốt hơn hạt trần. 1.Quan Sát Cây Có Hoa a.cơ quan sinh dưỡng - Rễ, thân, lá thật b. cơ quan sinh sản (bảng phụ) 2.Tìm hiểu đặc điểm của các cây hạt kín + Có cơ quan sinh dưỡng đa dạng + Có hoa, quả chứa hạt bên trong - Cho HS đọc phần kết luận cuối bài IV. Kiểm Tra Đánh Giá: - Điến dấu X vào ô trống cho ý đúng của các câu sau: 1. Trong nhóm cây sau, nhóm nào toàn cây hạt kín a. cây mít, rêu rêu, cây ớt b. cây thông, cây lúa, cây đào c. cây ổi, cây cải, cây dừa 2. Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín: a. có rể thân lá b. có sự sinh sản bằng hạt c. có hoa, quả, hạt, nằm trong quả V. Dặn Dò: - Học kết luận - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr136) - Đọc "Em có biết" - Chuẩn bị cây lúa, hành, hoa huệ cây bưởi con có rể, lá hoa dâm bụt
Tài liệu đính kèm: