I. MỤC TIÊU
- Phân biệt vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ 1 số đối tượng
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: Trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng
- Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên:
- Học sinh:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG I. MỤC TIÊU - Phân biệt vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ 1 số đối tượng - Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: Trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: - Học sinh: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: Vào bài: Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với các đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất chung quanh ta. Chúng có thể là vật sống hoặc là vật không sống. Vậy vật sống có những điểm gì khác với vật không sống? Chúng ta nghiên cứu bài mới để tìm hiểu. Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Bổ sung - Quan sát xung quanh trường, ở nhà em hãy nêu tên một vài cây, con vật, đồ vật mà em biết? + Con mèo, viên gạch, cây bàng ? Cây bàng, con mèo cần những điều kiện gì để sống? + Không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước, thức ăn ? Viên gạch có cần những điều kiện giống cây bàng, con mèo không? + Không. ? Con mèo hay cây bàng được nuôi trồng sau thời gian có lớn lên không? + Có lớn lên sau thời gian được nuôi trồng. ? Viên gạch thì sao? + Không lớn lên. => Từ những đặc điểm trên các em hãy cho biết điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống? + Vật sống là vật lớn lên sau thời gian được nuôi, trồng. Ví dụ: con gà, cây đậu + Vật không sống là vật không có tăng về kích thước, khối lượng Ví dụ: Hòn đá, cái bàn ? Lấy ví dụ minh họa. - Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. - Yêu cầu TLN và hoàn thành bảng sgk/6 - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày => Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày => Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Yêu cầu Hs dựa vào bảng và cho biết: Đặc điểm chung của cơ thể sống. - Hs dựa vào bảng và trả lời: + Có sự trao đổi chất với môi trường. + Có sự lớn lên và sinh sản. ? Lấy ví dụ cho từng đặc điểm - Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. I. Nhận biết vật sống và vật không sống - Vật sống là vật lớn lên sau thời gian được nuôi, trồng. Ví dụ: con gà, cây đậu - Vật không sống là vật không có tăng về kích thước, khối lượng Ví dụ: Hòn đá, cái bàn II. Đặc điểm của cơ thể sống - Có sự trao đổi chất với môi trường: Lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải, những chất không cần thiết ra ngoài cơ thể. - Có sự lớn lên, sinh sản và cảm ứng với môi trường. 4. Kiểm tra đánh giá: - Đọc ghi nhớ sgk/6 - Làm bài tập: Điền từ còn thiếu vào bảng sau: Thực vật Động vật 1. Lấy các chất cần thiết 2. Loại bỏ các chất thải - Khí cacbonic,oxi, nước, muối khoáng - Khí oxi, khí cabonic, nước - Khí oxi, nước, thức ăn - Khí cacbonic, phân, nước tiểu ? Câu 1: Giữa vật sống và vật không sống có điểm gì khác nhau? ? Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của cơ thể sống? 5. Hướng dẫn về nhà: Học và trả lời các câu hỏi sgk/6 - Chuẩn bị bài 2: Nhiệm vụ của sinh học V. RÚT KINH NGHIỆM: Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC I. MỤC TIÊU - Nêu một vài ví dụ cho biết sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt, lợi hại của chúng. - Kể tên bốn nhóm sinh vật chính: Động vật , thực vật , vi khuẩn , nấm. - Hiểu được sinh học nói chung và thực vật học nói riêng. - Yêu thiên nhiên và môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: - Học sinh: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Câu 1: Giữa vật sống và vật không sống có điểm gì khác nhau? ? Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của cơ thể sống? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Bổ sung - Yêu cầu Hs TLN và hoàn thành bảng sgk/7 - Hs TLN và hoàn thành bảng sgk/7 - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày => Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày => Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Yêu cầu Hs dựa vào bảng và cho biết: ? Sự đa dạng của giới sinh vật được thể hiện ntn? + Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện qua số lượng loài rất nhiều. ? Vai trò của sinh vật đối với con người? + Đa số chúng có lợi cho con người. ? Sinh vật nào là thực vật? + Cây mít, cây bèo tây, ? Sinh vật nào là động vật? + Con voi, giun đất, cá chép, con ruồi ? Sinh vật nào không phải là động vật, không phải là thực vật? + Cây nấm rơm - Yêu cầu Hs qsh 2.1 sgk và cho biết: ? Sinh vật trong tự nhiên được chia làm mấy nhóm chính? - Hs qsh 2.1 sgk và trả lời: + 4 nhóm: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật. - Nhận xét và hoàn thiện - Yêu cầu đọc sgk và cho biết: ? Sinh học có nhiệm vụ gì? + SGK ? Thực vật học có nhiệm vụ gì? + SGK ? Thực vật có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người? + Quan trọng như chống ô nhiễm không khí, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ thực vật? + Trồng rừng, sử dụng hợp lí, cải tạo - Nhận xét và hoàn thiện kiến thức I. Sự đa dạng và các nhóm sinh vật trong tự nhiên - Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện qua số lượng loài rất nhiều. Ví dụ: cây mít, cây bèo tây, nấm rơm, con voi, giun đất, cá chép, con ruồi. - Đa số chúng có lợi cho con người. - Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng phong phú, bao gồm 4 nhóm sinh vật chính sau: Vi khuẫn, Nấm, Thực vật, Động vật II. Nhiệm vụ của sinh học - Nhiệm vụ của sinh học: Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng, để sử dụng hợp lý, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người là nhiệm vụ của sinh học cũng như thực vật học. - Nhiệm vụ của thực vật học:sgk - Thực vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người => Trồng rừng, sử dụng hợp lí, cải tạo 4. Kiểm tra đánh giá: - Đọc ghi nhớ sgk/9 - Làm bài tập: Trả lời câu hỏi sau: ? Câu 1: Sinh vật trong tự nhiên đa dạng và phong phú như thế nào? Chúng được chia làm mấy nhóm chính? Lấy ví dụ cho mỗi nhóm đó. ? Câu 2: Nhiệm vụ thực vật học là gì? 5. Hướng dẫn về nhà: Học và trả lời các câu hỏi sgk/9 - Chuẩn bị bài 3: Đặc điểm chung của thực vậ.t V. RÚT KINH NGHIỆM: Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA? I. MỤC TIÊU - Nêu được đặc điểm chung thực vật và sự đa dạng, phong phú của thực vật. - Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng, phong phú của chúng - Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa - Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm - Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động chăm sọc và bảo vệ thực vật II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: - Học sinh: Sưu tầm các loại tranh ảnh thực vật sống nhiều môi trường. Mẫu vật một số cây có hoa, cây không có hoa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Câu 1: Sinh vật trong tự nhiên đa dạng và phong phú như thế nào? Chúng được chia làm mấy nhóm chính? Lấy ví dụ cho mỗi nhóm đó. ? Câu 2: Nhiệm vụ thực vật học là gì? 3. Nội dung bài mới: Vào bài: Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vây chúng có đặc điểm gì chung không? Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Bổ sung - Yêu cầu Hs đọc sgk, qsh 3.1 ® 3.4 sgk và cho biết: ? Những nơi nào trên Trái đất có thực vật sinh sống? + Đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc ? Kể tên vài cây sống đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc. + Đồng bằng: lúa, ngô, khoai, chuối + Đồi núi: chè, cà-fê Ao hồ: Sen, súng, bèo tây Sa mạc: Xương rồng, cỏ... ? Nơi nào thực vật sống nhiều và phong phú, nơi nào ít thực vật sống? + Nơi nhiều thực vật là đồng bằng, nơi ít thực vật là sa mạc. ? Em có nhận xét gì về thực vật? + Thực vật rất phong phú và đa dạng. ? Sư phong phú và đa dạng về loài được thể hiện ntn trên thế giới và ở Việt Nam? + TV trên trái đất có khoảng 250 ngàn đến 300 ngàn loài, ở VN thì có 12 ngàn loài. ? Theo em, vì sao thực vật ở VN lại đa dạng và phong phú như vậy? + Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới, môi trường đa dạng thích hợp với nhiều loài. ? Thực vật phong phú và đa dạng như thế có lợi ích gì? + Giúp điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu ? Em phải làm gì để bảo vệ sự phong phú và đa dạng đó? + Trồng rừng, cải tạo và bảo vệ rừng - Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. - Yêu cầu TLN và hoàn thành bảng sgk/11 - Hs TLN và hoàn thành bảng sgk/11 - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày => Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Đại diện nhóm trình bày => Nhóm khác nhận xét và bổ sung - Yêu cầu Hs dựa vào bảng và cho biết: ? Chất dinh dưỡng mà cây lấy vào có khác động vật không? + Có. Cây lấy chất vô cơ. Động vật lấy chất hữu cơ. ? Tại sao lấy roi đánh chó thì nó chạy và sủa còn đánh vào cây thì đứng im? + Chó phản ứng nhanh, cây không có phản ứng và không di chuyển. ? Khi trồng cây và đặt lên bề cửa sổ, sau một thời gian cây mới mọc cong về hướng ánh sáng. Giải thích. + Cây phản ứng chậm với kích thích của môi trường. ? Hãy rút ra đặc điểm chung của thực vật - Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. - Yêu cầu Hs qsh 4.1 sgk kết hợp với mẫu vật cho biết: ? Ở thực vật có những cơ quan nào? + Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ? Bộ phận nào là cơ quan sinh dưỡng? + Cơ quan sinh dường là rễ, thân, lá ? Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là gì? + Có chức năng nuôi dưỡng cây. ? Cây sinh sản bằng những bộ phận nào? + Cơ quan sinh sản là: Hoa, quả, hạt ? Chức năng của cơ quan sinh sản là gì? + Có chức năng duy trì và phát triển nòi giống ? Thực vật được chia làm mấy nhóm chính? Dựa vào đâu mà người ta phân chia được như vậy? + Dựa vào cơ quan sinh sản: Cây có hoa và cây không có hoa. ? Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa. ? Cây có hoa có những đặc điểm gì? + Thực vật có hoa: cơ quan sinh sản của chúng là hoa, quả, hạt. Đến thời kỳ nhất định trong đời sống thì chúng ra hoa, tạo quả, kết hạt. ? Cây không có hoa có những đặc điểm nào? + Thực vật không có hoa: thì cả đời chúng không bao giờ có hoa, cơ quan sinh sản của chúng không phải là hoa, quả, hạt. ? Các cơ quan trong cây nếu tách riêng thì cây có sống được không? + Không do chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ? Nếu môi trường sống thay đổi thì cây xanh sẽ ntn? + Ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. ? Chúng ta phải làm gì để cây phát triển tốt? + Bảo vệ, chăm sóc chúng - Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. - Yêu cầu đọc sgk và cho biết: ? Cây 1 năm có những đặc điểm nào (về thời gian sống, số lần ra hoa trong đời)? Lấy ví dụ cụ thể. + Cây 1 năm là những cây có vòng đời sống kết thúc trong vòng 1 năm. Ví ... đơn độc và hoa mọc thành chùm. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: - Học sinh: Một số hoa như huỳnh anh, dâm bụt, vạn thọ, cúc,... III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu tên, đặc điểm, chức năng của các bộ phận chính của hoa? ? Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? 3. Nội dung bi mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Bổ sung - Yêu cầu Hs đọc sgk, quan sát mẫu vật, qsh sgk, TLN và cho biết: ? Hoàn thành bảng sgk/97. + Hoàn thành bảng => báo cáo. ? Hoàn thành bài tập điền từ sgk/98 + Hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, hoa đực, hoa cái. - Nhận xét và hoàn thiện I. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa - Hoa lưỡng tính là những hoa có đủ nhị và nhụy. VD: Hoa cải, hoa bưởi - Hoa đơn tính là những hoa thiếu nhị hoặc nhụy VD: Hoa dưa chuột, hoa liễu + Hoa đực: chỉ có nhị. + Hoa cái: chỉ có nhụy. - Yêu cầu Hs đọc sgk, quan sát mẫu vật, qsh sgk và cho biết: ? Hoa được chia làm mấy nhóm? Lấy ví dụ cho từng nhóm. + Hoa đơn độc (hoa hồng, dăm bụt, mẫu đơn) + Hoa mọc thành cụm (hoa cải, hoa bưởi...) ? Dựa vào đâu người ta phân chia như thế? + Cách xếp hoa trên cành ? Hoa mọc thành cụm có ưu thế gì hơn hoa mọc đơn lẻ + Thụ phấn cho cả cụm hóa, tạo nhiều quả. ? Hoa có vai trò gì đối với đời sống và tự nhiên? + Tạo vẻ đẹp nơi công cộng, trong nhà, lớp học ? Em đã làm gì để bảo vệ hoa trong trường lớp? + Trồng hoa, chăm sóc hoa, không phá hoa - Nhận xét và hoàn thiện 4. Kiểm tra đánh giá: - Đọc ghi nhớ sgk/98 - Làm bài tập: Ghép cột A với cột B cho phù hợp Cột A Cột B 1. Hoa lưỡng tính 2. Hoa đơn tính 3. Hoa mọc đơn độc 4. Hoa mọc thành cụm a. Hoa cải b. Hoa bưởi c. Hoa mướp d. Hoa hồng II. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây - Hoa đơn độc (hoa hồng, dâm bụt, mẫu đơn) - Hoa mọc thành cụm (hoa cải, hoa bưởi...) - Đọc ghi nhớ sgk/98 - Làm bài tập: 1 abd 2 c 3 cd 4 abc 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi sgk/98 - Chuẩn bị bài 30. V. RT KINH NGHIỆM: Bài 30. THỤ PHẤN I. MỤC TIU - Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. - Phân biệt được tự thụ phấn và giao phấn II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: - Học sinh: hoa bưởi, mận, ổi, bí đỏ, bìm bìm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Người ta phân chia các loại hoa thành các nhóm ntn? ? Nêu tên các bộ phận cấu tạo của hoa và chức năng của các bộ phận cấu tạo đó. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Bổ sung - Yêu cầu Hs đọc sgk, qsh sgk, TLN và cho biết: ? Thụ phấn là gì? + Thụ phấn là hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. ? Thế nào là hoa tự thụ phấn? + Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó ? Nêu đặc điểm thích nghi của hoa tự thụ phấn. + Hoa lưỡng tính, có nhị và nhụy chín đồng thời. ? Hoa giao phấn là gì? + Những hoa có hạt sợi chuyển đến đầu nhụy hoa khác. ? Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào? + Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính. Có nhị và nhụy chín đồng thời hoặc không. ? Hiện tượng giao phấn của hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào? + Sâu bọ, gió, nước, người, động vật - Nhận xét và hoàn thiện I. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. - Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó là hoa tự thụ phấn. Đặc điểm: Hoa lưỡng tính, có nhị và nhụy chín đồng thời. - Những hoa có hạt sợi chuyển đến đầu nhụy hoa khác là hoa giao phấn. + Đặc điểm: Hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính, có nhị và nhụy chín đồng thời hoặc không. + Giao phấn nhờ: Sâu bọ, gió, nước, người, động vật - Yêu cầu Hs đọc sgk, qsh sgk và cho biết ? Những cây thụ phấn nhờ sâu bọ hoa thường có đặc điểm gì? + Hương thơm, mật ngọt. ? Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ phải chui vào trong hoa? + Tràng hoa co màu sắc sặc sỡ. ? Nhị của hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ thường mang hạt phấn sang hoa khác? + Hạt phấn có gai ? Nhụy của hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến thì hạt phấn thường bị dính vào đầu nhụy? + Nhuỵ có chất dính. ? Đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là gì? ? Hoa nở về đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? + Hương thơm, cánh hoa trắng. ? Sâu bọ nào thường hút mật hoa? + Ong, bướm ? Chúng ta phải bảo vệ chúng ntn? + Không phá tổ ong, bắt bướm - Nhận xét và hoàn thiện 4. Kiểm tra đánh giá: - Đọc ghi nhớ sgk/100 - Trả lời câu hỏi: ? Thụ phấn là gì? ? Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa giao phấn là gì? ? Đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là gì? II. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn có gai, nhuỵ có chất dính. - Đọc ghi nhớ sgk/100 - Trả lời câu hỏi: 5. Hướng dẫn về nhà: Học và trả lời các câu hỏi sgk/100 - Chuẩn bị bài 30 (tt). V. RÚT KINH NGHIỆM: Bài 25: BIẾN DẠNG CỦA LÁ I. MỤC TIÊU - Nêu được các dạng lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: - Học sinh: Sưu tập các mẫu vật cây xương rồng, lá dong ta, riềng, củ hành III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước của cây. ? Hình dạng phiến lá như thế nào thì quá trình thoát hơi nước diễn ra dễ dàng? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Bổ sung - Yêu cầu Hs đọc sgk, qsh và cho biết: ? Lá của cây xương rồng có đặc điểm gì? + Lá biến thành gai ? Vì sao lá của một số loại xương rồng biến thành gai? + Chống sự thoát hơi nước do chúng sống ở nơi khô cằn ? 1 số lá chét của cây đậu HL và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường? + Có dạng tua cuốn, tay móc ? Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây? + Giúp cây leo cao ? Mô tả hình dạng và màu sắc của những vảy nhỏ có ở trên thân rễ của củ riềng, củ dong ta? + Vảy mỏng, màu nâu nhạt ? Chức năng của những vảy đó là gì? + Che chở, bảo vệ ? Phần phình to của củ hành do phần nào của lá biến thành? + Bẹ lá ? Nó có chức năng gì? + Dự trữ ? Lá của cây nắp ấm và cây bèo đất có gì đặc biệt? + Có nhiều lông tuyến tiết chất dính hoặc lá biến thành bình ? Chúng có chức năng gì? + Bắt sâu bọ - Nhận xét và hoàn thiện 1. Các loại lá biến dạng - Lá biến thành gai: Làm giảm sự thoát hơi nước VD: Xương rồng - Tua cuốn: Giúp cây leo cao VD: Đậu Hà Lan - Tay móc: Giúp cây leo cao VD: Mây - Lá vảy: Che chở và bảo vệ cho chồi của thân rễ VD: Củ dong - Lá dự trữ: Chứa chất dự trữ VD: Củ hành - Lá bắt mồi: Bắt và tiêu hoá mồi VD: Cây nắp ấm và cây bèo đất - Yêu cầu Hs qsh 1.3, 1.4 sgk, TLN và hoàn thành bảng sgk - Hs qsh 1.3, 1.4 sgk, TLN và hoàn thành bảng sgk - Yêu cầu Hs trình bày, nhận xét, bổ sung - Hs trình bày, nhận xét, bổ sung ? Biến dạng của lá có ý nghĩa gì? - Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. 4. Kiểm tra đánh giá: - Đọc ghi nhớ sgk - Trả lời các câu hỏi sgk 2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Lá của 1 số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau - Đọc ghi nhớ sgk - Trả lời các câu hỏi sgk STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng Tên lá biến dạng 1 Xương rồng - Dạng gai nhọn - Làm giảm sự thoát hơi nước Lá biến thành gai 2 Đậu Hà Lan - Lá nhọn có dạng tua cuốn - Giúp cây leo cao Tua cuốn 3 Lá cây mây - Lá ngọn có dạng tay móc - Giúp cây leo cao Tay móc 4 Củ giềng - Lá phủ trên thân rễ, vảy mỏng, nâu nhạt - Che chở và bảo vệ cho chồi của thân rễ Lá vảy 5 Củ hành - Bẹ lá phình to thành vảy, màu trắng - Chứa chất dự trữ Lá dự trữ 6 Cây bèo đất - Trên lá có rất nhiều lông, tuyến tiết chất dính, thu hút và hiêu hóa mồi - Bắt và tiêu hoá mồi Lá bắt mồi 7 Cây nắp ấm - Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy. Có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa mồi. - Bắt và tiêu hoá sâu bọ khi chúng chui vào bình. Lá bắt mồi 5. Hướng dẫn về nhà: Học và trả lời các câu hỏi sgk - Chuẩn bị bài tập. V. RÚT KINH NGHIỆM: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế. II. CHUẨN BỊ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt Bổ sung - Yêu cầu Hs cho biết: ? Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn? Lá hoa hồng thuộc loại lá kép? ? Vì sao phải trồng cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng? ? Tại sao khi nuôi cá cảnh người ta thường thả rong vào bể? ? Vì sao ở những nơi đông dân cư người ta thường trồng nhiều cây xanh? ? Tại sao trồng trọt muốn thu hoạch cao không nên trồng cây với mật độ quá dày? ? Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng chậu để trong nhà vẫn xanh tốt? Cho ví dụ. ? Tại sao muốn cho cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng, chống rét cho cây? ? Không có cây xanh thì không có sự sống của sinh vật trên trái đất, điều đó đúng không? Vì sao? ? Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh ở trường lớp và địa phương? ? Vì sao ban đêm không để hoa và cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? ? Giải thích vì sao một số cây bị ngập thì vài ngày sau sẽ chết? ? Tại sao khi bứng cây đem trồng đi nơi khác, người ta phải chọn những ngày râm mát và phải tỉa bớt lá ? + Lá mồng tơi: mỗi cuống có 1 phiến. + Lá hoa hồng: mỗi cuống có nhiều phiến. + Trồng cây nơi đủ ánh sáng để lá tổng hợp nhiều tinh bột. + Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong nhả ra khí oxi, làm cho lượng oxi hòa tan trong nước tăng lên giúp cá thở tốt hơn. + Làm cho bầu không khí trong lành. + Vì trồng cây dày sẽ thiếu đkiện sống gây khó khăn cho quang hợp, tổng hợp được chất hữu cơ thấp làm giảm năng suất cây trồng + Vì các loài cây này có nhu cầu ánh sáng không cao như thiết mộc lan, cây trúc Nhật, vạn niên thanh, phong lan + Vì nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến quang hợp của cây. + Đúng vì con người và hầu hết các loài động vật trên trái đất đều sống nhờ vào chất hữu cơ và khí ôxi do cây xanh tạo ra. + Trồng và chăm sóc cây, không bẻ cây + Cây xanh thường hô hấp vào ban đêm, do đó nếu để trong phòng kín thì cây sẽ làm giảm nồng độ oxi trong phòng, gây ngạt thở cho con người. + Cây bị ngập úng thì rễ không tiếp xúc được với khí oxi nên không hô hấp được, do đó cây sẽ chết. + Khi đem cây trồng chỗ khác nếu không tỉa bớt lá thì quá trình thoát hơi nước diễn ra nhiều làm cho khả năng sống của cây giảm. 4. Kiểm tra đánh giá: 5. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài 26 V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: