Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 25, 26 - Tiết 25, 26 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 25, 26 - Tiết 25, 26 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

 1. Hiểu tính chất nguy hiểm, nguyên nhân phổ biến các vụ tai nạn giao thông. Tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông. Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khi đi đường.

 2. Có ý thức tôn trọng an toàn giao thông, ủng hộ và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

 3. Biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông, biết xử lý một số tình huống, biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác , nghiêm chỉnh thực hiện trật tự an toàn giao thông.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1267Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 25, 26 - Tiết 25, 26 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25, 26 Bài 14 Ngày soạn: 00-00-00
Tiết: 25, 26 TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Ngày dạy: 00-00-00
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 	1. Hiểu tính chất nguy hiểm, nguyên nhân phổ biến các vụ tai nạn giao thông. Tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông. Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khi đi đường.
	2. Có ý thức tôn trọng an toàn giao thông, ủng hộ và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
	3. Biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông, biết xử lý một số tình huống, biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác , nghiêm chỉnh thực hiện trật tự an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
	Tranh thiết bị.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Oån định: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	 Mẹ là người Nga, cha là người Việt nam. Hoa sinh ra ở Nga, lên 5 tuổi cả nhà vềViệt nam sống. Vậy Hoa được nhập quốc tịch Việt nam không? Tại sao?
	3. Bài mới: TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài.
GV: Có một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: Sau chiến tranh, thiên tai là tai nạn giao thông và đã gây ra cái chết thương vong cho loài người. Vì sao họ khẳng định như vậy. Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó.
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thông tin sự kiện. 
HS: Đọc thông tin sự kiện.
GV: Em có nhận xét gì về bảng thống kê?
- Số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân.
GV: Chia 4 tổ thảo luận.
T1, 2: Nguyên nhân gây nhiều tai nạn giao thông?
T3: Nguyên nhân nào là chủ yếu?
T4: Làm thế nào để tránh tai nạn giao thông bảo đảm an toàn khi đi đường?
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV: Vậy để bảo đảm an toàn khi đường ta phải làm gì?
1. Tăng nhanh dân số- Các phương tiện giao thông tăng nhanh- Đường sá chật hẹp không phát triển kịp- Quản lý của nhà nước còn nhiều hạn chế- Ý thức người tham gia giao thông chưa tốt.
3. Thiếu hiểu biết- Ý thức kém.
4. Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
Ghi: Ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
 HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu tín hiệu đèn giao thông.
GV: Cho HS thảo luận cả lớp.
GV: Có mấy loại đèn tín hiệu? Kể ra?
GV: Nêu tác dụng của từng loại?
GV: Tín hiệu đèn cho người đi bộ có mấy loại? Kể ra?
- Có 3 loại: Đỏ, vàng, xanh.
- Tác dụng: 
+ Đèn đỏ: Dừng lại.
+ Đèn xanh: Được chạy.
+ Đèn vàng: 
Được chạy: Nếu qua khỏi vạch sơn dừng lại.
Dừng lại: Nếu chưa qua khỏi vạch sơn dừng lại.
+ Đèn vàng nhấp nháy: Được chạy nhưng cần chú ý. 
- Có 2 loại: Đèn xanh và đèn đỏ.
 HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu các loại biển báo.
GV: Có mấy loại biển báo? Kể ra?
GV: Đọc điều 10 Luật giao thông STK T109.
- Có 5 loại: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn và biển phụ.
 4. Củng cố:
 HOẠT ĐỘNG 6: Luyện tập, củng cố.
HS: Giải bài tập: a, b SGK T46.
 5. Dặn dò: 
- Học: a, b nội dung bài học.
- Làm bài tập: a, b, c SGK T46, 47.
 6. Rút kinh nghiệm:
 TIẾT 2
I. CHUẨN BỊ: 
	Tranh thiết bị.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Oån định:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	 a. Để bảo đảm an toàn giao thông ta phải làm gì?
	 b. Kể các loại biển báo hiệu đường bộ?
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 HOẠT ĐỘNG 7: Xử lý tình huống.
GV: Đọc tình huống 1 STK T103.
GV: Nếu em là công an em sẽ xử lý việc nầy như thế nào?
GV: Giới thiệu điều 30 Luật giao thông đường bộ STK T109.
GV: Vậy người đi bộ phải đi như thế nào?
GV: Người tham gia giao thông đường bộ phải làm gì?
GV: Đối với người điều khiển xe đạp bị cấm những gì?
GV: Như vậy pháp luật quy định như thế nào đối với người đi xe đạp?
GV: Đối với đường sắt pháp luật quy định như thế nào?
- Hưng vi phạm: Buông thả cả hai tay, đánh võng, lạng lách,
- Người bán rau vi phạm: đi dưới lòng đường.
Ghi: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.
Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì phải tuân thủ đúng.
- Phải đi đúng phần đường, đúng chiều.Đi bên phải của mình, tránh bên trái của mình, vượt bên trái của mình.
- Cấm chở 3, đi dàn hàng 3, kéo đẩy nhau, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, buông thả cả hai tay, rẽ trước đầu xe.
Ghi: Không được dàn hàng ngang, lạng lách, đáng võng; không kéo, đẩy xe khác; không mang vác vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh. Dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. Dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, trên 16 tuổi được lái xe dưới 50 cm3.
Ghi: Cấm thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt. Không thò đầu, thò tay ra ngoài. Không ném đất, đá, vật nguy hiểm lên tàu và từ tàu xuống.
 HOẠT ĐỘNG 8: Liên hệ.
GV: Các em đã làm gì để hưởng ứng tháng an toàn giao thông ở khu phố, xóm làng mình?
- Học và thực hiện đúng những quy định.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người thực hiện.
- Lên án những ai cố tình vi phạm.
 4. Củng cố:
 HOẠT ĐỘNG 9: Luyện tập, củng cố.
GV: Khi gặp biển báo phải xử lý như thế nào?
T1: Biển 101?
T2: Biển 102?
T3: Biển 110 a?
T4: Biển 227?
- 101: Cấm cả 2 chiều không được vào.
- 102: Cấm 1 chiều, chiều ngược lại được đi.
- 110 a: Cấm xe đạp chiều có biển.
- 227: Nguy hiểm, công nhân đang thi công xe chậm lại.
 5. Dặn dò: 
- Học phần c nội dung bài học.
- Làm bài tập: d, đ SGK T47.
- Đọc bài 15 trả lời gợi ý: b, c SGK T49.
- Làm bài tập: b SGK T50.
 6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Trat tu an toan giao thong.doc