Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 4 - Bài 3: Tiết kiệm

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 4 - Bài 3: Tiết kiệm

1. Kiến thức:

-Nêu được thế nào là tiết kiệm. ( Phân biệt được giữa tiết kiệm với hà tiện và keo kiệt, giữa tiết kiệm với xa hoa lãng phí.)

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.( Về các phưiơng diện đạo đức, kinh tế, văn hoá )

2. Kĩ năng:

- Biết nhận xét đánh giá việc sử dụng sách vở đồ dùng, tiền của thời gian của bản thân và người khác.

- Biết dưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc thời gian, công sức trong các tình huống.

- Biết sử dụng sách vở đồ dùng tiền bạc thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 4 - Bài 3: Tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/9/2011.
Ngày dạy : 23/9/2011.
TIẾT 4	BÀI 3: TIẾT KIỆM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
-Nêu được thế nào là tiết kiệm. ( Phân biệt được giữa tiết kiệm với hà tiện và keo kiệt, giữa tiết kiệm với xa hoa lãng phí.)
- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.( Về các phưiơng diện đạo đức, kinh tế, văn hoá )
2. Kĩ năng: 
- Biết nhận xét đánh giá việc sử dụng sách vở đồ dùng, tiền của thời gian của bản thân và người khác.
- Biết dưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc thời gian, công sức trong các tình huống.
- Biết sử dụng sách vở đồ dùng tiền bạc thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.
3. Thái độ: 
- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
- Kĩ năng đánh giá.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não.
- Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Chúng em biết 3 .
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Vì sao phải siêng năng, kiên trì? 
- Hãy tìm 5 câu ca dao,tục ngữ,danh ngôn nói về SNKT và giải thích một câu trong năm câu đó.
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
- Mục tiêu: HS biết thế nào là tiết kiệm.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não.
GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
Gv: Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao?.
GV. Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?.
GV: Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo?.
GV. Qua câu truyện trên đôi lúc em thấy mình giống Hà hay Thảo?.
Gv: Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?.
HS: Nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS năm nội dung bài học.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Thảo luận nhóm.
Gv: Thế nào là tiết kiệm?
Gv: Chúng ta cần phải tiết kiệm những gì? Cho ví dụ?.
Gv: Trái với tiết kiệm là gì? Cho ví dụ.
Gv: Hãy phân tích tác hại của sự keo kiệt, hà tiện?.
Gv: Vì sao cần phải tiết kiệm?
Gv: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau:
- N1: Tiết kiệm trong gia đình.
- N2: Tiết kiệm ở lớp.
- N3: Tiết kiệm ở trường.
- N4: Tiết kiệm ở ngoài xã hội 
HS thảo luận, trình bày, bổ sung sau đó gv nhận xét, chốt lại.
Gv: Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm ntn?
Gv: Vì sao phải xa lánh lối sống đua đòi?
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập.
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập.
GV: Hướng dẫn HS giải thích TN, DN 
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a SGK/10.
Gv: H.dẫn học sinh làm các bài tập sách tình huống GDCD6.
HS: Đọc truyện "chú heo rô bốt" ( sbt)
HS:Nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính 
1.Tiết kiệm: 
Tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp của con người.
- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
* Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện...
2. Ý nghĩa:
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.
- Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
3. Cách rèn luyện và thực hành tiết kiệm:
- Giữ gìn sức khoẻ để học tập và lao động có hiệu quả.
- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.
- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.
c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút)
- Bài tập SGK.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
- Yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài cũ.
- Làm các bài tập b,c, SGK/8
- Xem trước bài 4 “ Lễ độ”.
- Tổ 1 phân công sắm vai theo nội dung truyện đọc ở bài lễ độ.
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 4.doc