. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Hiểu những biểu hiện và tác dụng của việc tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Biết lập kế hoạch cân đối giữa học tập, lao động, giúp gia đình và các hoạt động khác .
3. Biết chủ động tự giác, tích cực trong học tập trong hoạt động tập thể, xã hội. Biết lo lắng đến công việc của mình.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. On định:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Thế nào là lịch sự, tế nhị?
b. Em sẽ làm gì để luôn là người lịch sự, tế nhị? Nêu ví dụ?
Tuần: 14, 15 Bài 10 TÍCH CỰC - TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG Ngày soạn: 00-00-00 Tiết: 14,15 TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI Ngày dạy: 00-00-00 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Hiểu những biểu hiện và tác dụng của việc tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2. Biết lập kế hoạch cân đối giữa học tập, lao động, giúp gia đình và các hoạt động khác . 3. Biết chủ động tự giác, tích cực trong học tập trong hoạt động tập thể, xã hội. Biết lo lắng đến công việc của mình. II. CHUẨN BỊ: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Thế nào là lịch sự, tế nhị? b. Em sẽ làm gì để luôn là người lịch sự, tế nhị? Nêu ví dụ? 3. Bài mới: TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài. GV: Vừa qua trường ta tổ chức tuyên truyền tháng an toàn giao thông đi từ trường đến chợ Vĩnh công. Công việc đó gọi là hoạt động gì? HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu truyện. GV: Chia 4 tổ thảo luận. T1: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương quế Chi tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội? T2: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè? T3: Những chi tiết nào thể hiện tính tích cực , tự giác, sáng tạo của Trương quế Chi? T4: Động cơ nào giúp Trương quế Chi hoạt động tích cực tự giác như vậy? GV: Nhận xét, cho điểm. 1. Hoạt động tập thể: Sáng lập ra nhóm nói tiếng Pháp. Tham gia câu lạc bộ. Hoạt động Đội. Sinh hoạt tập thể. Hoạt động xã hội: Tốp ca thiếu nhi thủ đô. Tham gia hoạt động ở cộng đồng dân cư. Giúp đỡ mọi người. 2. Giúp cha mẹ: Đưa đón em đi học. Giúp trong việc nội trợ. Giúp các bạn: Học tập, rèn luyện nói, dịch làm thơ, hát bằng tiếng Pháp. Tập viết văn, làm thơ. 3. Tập viết văn, làm thơ. Tập dịch thơ. Vẽ tranh. Sáng lập ra nhóm nói tiếng Pháp. 4. Ước mơ: Con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Trở thành nhà báo. HOẠT ĐỘNG 3: Rút ra nội dung bài học. GV: Em rút ra bài học gì cho bản thân qua truyện trên? GV: Giải thích và nêu ví dụ: Muốn làm Bác sĩ phải học giỏi môn tự nhiên. GV: Những biểu hiện của Trương quế Chi thể hiện đức tính gì? GV: Tích cực là gì? Tự giác là gì? - Phải tích cực tự giác thực hiện ước mơ của mình ngay từ nhỏ. - Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội. Ghi: Luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. Ghi: Chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát. HOẠT ĐỘNG 4: Ước mơ của bản thân. GV: Em có ước mơ gì cho nghề nghiệp tương lai? GV: Em sẽ xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện ước mơ đó? GV: Chia 4 tổ thảo luận. T1, 2: Thế nào là hoạt động tập thể? Cho ví dụ? T3, 4: Thế nào là hoạt động xã hội? Cho ví dụ? GV: Nhận xét, cho điểm, kết luận. GV: Mỗi em cần có ước mơ gì? 1. Là hoạt động của một nhóm người. Ví dụ: Câu lạc bộ, Đội... 3. Là hoạt động của một tập thể rộng lớn. Ví dụ: 1 ấp, xã, cộng đồng dân cư. - Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch để đạt ước mơ. Ghi: Mỗi người cần phải có ước mơ, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 4. Củng cố: HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập, củng cố. HS: Giải bài tập: c SGK T31. 5. Dặn dò: - Học, chép: a, b, c nội dung bài học. - Xem phần còn lại. 6. Rút kinh nghiệm: TIẾT 2 I. CHUẨN BỊ: II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Tích cực, tự giác là gì? b. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 6: Xử lý tình huống. GV: Chia 4 tổ thảo luận tình huống STK T69. T1, 2: Em nhận xét về Phương như thế nào? T3, 4: Em nhận xét về Khanh như thế nào? GV: Nhận xét, cho điểm. GV: Nếu tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ có lợi gì? GV: Em hãy nêu tấm gương về người tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết? 1. Phương: Tích cực, chủ động trong hoạt động tập thể. 3. Khanh: Trầm tính xa rời tập thể. Ghi: Sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết, góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh sẽ được mọi người yêu quý. HOẠT ĐỘNG 7: Luyện tập. GV: Tổ chức trò chơi nhanh tay lẹ mắt. Bài tập: a SGK T31. Đáp án: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12. 4. Củng cố: HOẠT ĐỘNG 8: Luyện tập, củng cố. HS: Giải bài tập:b, c, d, đ SGK T31. HS: Trả lời suy nghĩ đúng của mình. 5. Dặn dò: - Làm các bài tập SGK T31. Bài tập: a, b, c SGK T33, 34. - Đọc bài 11 trả lời gợi ý: a, b SGK T33. 6. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: