Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 5)

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 5)

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

 - Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

b. Kĩ năng:

- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ; Biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.

c.Thái độ:

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bản thân.

 

doc 97 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát PPCT : 1
Ngaøy daïy : 
 Bài 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ 
1. Mục tiêu bài học : 
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
 - Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể 
- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
b. Kĩ năng:
- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ; Biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.
c.Thái độ:
- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bản thân.
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: 
	- Hình ảnh Bác Hồ tập thể dục.
 - Bảng phụ. 
b. Học sinh: 
- Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh, tục ngữ, ca dao về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. 
- Tìm hiểu về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
3. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống.
4. Tiến trình:
	4.1 Ổn định tổ chức:
	- Kiểm diện học sinh
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS.
4.3 Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Giới thiệu bài
GV: Cha ông ta thường nói: “ Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe quý hơn vàng”. 
GV: Nếu cho em hai điều ước: sức khỏe, tiền bạc em sẽ ước được gì trước tiên? 
HS:Trả lời. 
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Họat động 2: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện.
GV:Nhắc HS lắng nghe bài.
GV: Em cho biết điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? 
HS: Minh được đi bơi và biết bơi 
GV: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
HS: Minh được thầy hướng dẫn và kiên trì luyện tập. 
GV: Theo em sức khỏe có cần cho mỗi người hay không? Vì sao? 
HS: Rất cần.Vì có sức khỏe là có tất cả. 
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
- Họat động 3 : Liên hệ thực tế.
GV: Hãy kể những việc em tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thân thể? 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Họat động 4: Tìm hiểu nội dung bài học.
*GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết qủa.
Nhóm 1, 2: Chủ đề “ Sức khỏe đối với học tập”? 
HS: Sức khỏe không tốt thì kết quả học tập sẽ kém 
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 3,4: Chủ đề “ Sức khỏe đối với lao động”?
HS: Công việc khó hoàn thành,ảnh hưởng tới tập thểkhi sức khỏe không đảm bảo. 
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
-Nhóm 5, 6:Chủ đề “ Sức khỏe đối với vui chơi giải trí”? 
HS: Tinh thần bực bội, khó chịu, chán nảnkhông hứng thú khi tham gia các hoạt động tập thể.
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý. 
GV:Việc chăm sóc, rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào?
 HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV:Cho HS quan sát tranh Bác Hồ tập thể dục. 
GV: Quan sát tranh em có suy nghĩ gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
GV:Phải rèn luyện sức khỏe như thế nào?
GV: Cho HS làm bài tập.
*Hãy khoanh tròn vào ý kiến đúng trong những câu dưới đây:
1. Ăn uống điều độ, đầy đủ.
2. Ăn ít khiêng, khem để giảm cân.
3. Nên ăn cơm ít,ăn vặt nhiều.
4. Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao.
5. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
6. Vệ sinh cá nhân không liên quan đ1n sức khỏe.
7. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý 
GV: Kết luận bài học.
GV:Cho HS làm bài tập a ( 5) 
HS: HS đọc và làm bài tập. 
GV:Nhận xét, cho điểm cho điểm HS.
I. Truyện, đọc:”Mùa hè kì diệu”.
II.Nội dung bài học:
1.Ý nghĩa:
- Sức khỏe là vốn qúy của con người.
- Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, cuộc sống lạc quan, vui vẻ thoải mái,yêu đời.
2.Rèn luyện tính lễ độ:
- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng
- Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để.
III/ Bài Tập:
 Bài a : Việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe: 1,2,3,5.
4.4/ Củng cố và luyện tập.
GV: Cho HS làm bài tập.
	* Hãy lựa chọn ý kiến đúng:
1. Bố mẹ sáng nào cũng tập thể dục.
2.Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng.
3. Tuấn thích mùa đông vì ít phải tắm.
4. Mai hay đau bụng nhưng ngại đi khám.
HS: Trả lời.
HS: Nhận xét. 
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận tòan bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 4.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 4,5.
+ Tìm ca dao, tục ngữ về sức khỏe.
* Bài mới:
Chuẩn bị bài 2:” Siêng năng kiên trì”
+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/6,7. 
+ Xem trước bài học, bài tập SGK/7.
+ Tìm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ về siêng năng kiên trì. 
5/ Rút kinh nghiệm : 
Tiết ppct : 2
Ngày dạy:
 Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ 
1. Mục tiêu bài học : 
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
 - Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? Biểu hiện của siêng năng, kiên trì . 
- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện siêng năng, kiên trì . 
b. Kĩ năng:
- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì
 - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì trong học tập, lao độngđể trở thành người tốt. 
c.Thái độ:
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, các hoạt động khác. 
- Phê phán những biểu hiện lười biếng, ngại khó, ngại khổ.
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: 
	- Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký và Lương Đình Của. Bảng phụ. 
b. Học sinh: 
- Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về siêng năng, kiên trì.
- Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì
3. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống. Trò chơi.
4. Tiến trình:
	4.1 Ổn định tổ chức:
	- Kiểm diện học sinh
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1. Việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào ? (5 điểm)
 HS: Sức khỏe tốt giúp học tập lao động tốt. 
 Câu 2. Bản thân em đã rèn luyện như thế nào để có sức khỏe tốt ? (5 điểm)
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, cho điểm. 
	4.3 Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Giới thiệu bài
GV: Kể cho học sinh nghe một câu chuyện
GV: Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của 2 anh em con nhà cô Mai. 
HS: Hai anh em có tính siêng năng, kiên trì.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Họat động 2: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện.
GV: Cho HS thảo luận nhóm đôi.
GV: Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? 
HS: Biết tiếng Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc.
GV: Bổ sung tiếng Đức, Ý, Nhật
GV: Bác đã tự học ngoại ngữ như thế nào ?
HS: Học vào giờ nghỉ, viết 10 từ vào tay áo
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập ?
HS: Bác vừa học vừa làm 
GV:Nhận xét, bổ sung.
GV: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ? dựa vào đâu mà nhận xét như vậy ?
HS: Thể hiện tính siêng năng, kiên trì
GV:Nhận xét, bổ sung,chuyển ý.
- Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Thế nào là siêng năng ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét chốt ý.
GV: Thế nào là kiên trì ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét chốt ý.
GV:Cho học sinh làm bài tập.
*Bài tập: siêng năng kiên trì là:
1. Là người yêu lao động.
2. Miệt mài trong công việc
3. Là nguười chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ
4. Làm việc thường xuyên, đều đặn.
5. Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
6. Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét chốt ý.
- Họat động 4 : Liên hệ thực tế.
GV: Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ký và Lương Đình Của.
GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng kiền trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình ?
HS: Nhà Bác học Lê Quý Đôn, giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
GV: Em hãy kể 1 tấm gương siêng năng kiên trì ở lớp em?
HS: Trả lời
GV:Nhận xét, chốt ý. 
GV: Cho HS làm bài tập a SGK/7
HS: Theo dõi và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý 
GV: Kết luận bài học.
I. Truyện đọc: : “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”.
II.Nội dung bài học:
1.Định nghĩa:
 - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài thường xuyên đều đặn.
 - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
III/ Bài tập:
 Bài tập a: Những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì:
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
- Hà muốn học giỏi môn toán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập.
	4.4/ Củng cố và luyện tập.
GV: Cho HS chơi trò chơi.
GV: Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội lần lượt đọc ca dao tục ngữ về siêng năng, kiên trì.
HS: Thảo luận, trả lời.
HS: Nhận xét. 
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận tòan bài.
	4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 7.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 7.
+ Tìm ca dao, tục ngữ siêng năng, kiên trì .
	* Bài mới:
Chuẩn bị bài 2: “ Siêng năng, kiên trì” ( tiếp theo)
+ Xem trước bài học, bài tập SGK/7.
+ Tìm tranh ảnh về siêng năng, kiên trì.
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết ppct : 3
Ngày dạy:
 Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ 
 (Tiếp theo)
1. Mục tiêu bài học : 
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
 - Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? Biểu hiện của siêng năng, kiên trì . 
- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện siêng năng, kiên trì . 
b. Kĩ năng:
- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì
 - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì trong học tập, lao độngđể trở thành người tồt. 
c.Thái độ:
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, các hoạt động khác. 
- Phê phán những biểu hiện lười biếng, ngại khó, ngại khổ.
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: 
	- Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký và Lương Đình Của. Bảng phụ. 
b. Học sinh: 
- Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh, ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì.
3. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống. Trò chơi.
4. Tiến trình:
	4.1 Ổn định tổ chức:
	- Kiểm diện học sinh
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1. Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Hãy kể 1 tấm gương có tính siêng năng, kiên trì ? (10 điểm)
 HS: - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài thường xuyên đều đặn.
 - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
 -Hs töï lieân heä thöïc teá keå veà 1 taám göông sieâng naêng kieân trì
 GV: Nhận xét, cho điểm. 
	4.3 Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Giới thiệu bài
GV: Nhận xét bài cũ và chuyển vào bài mới.
- Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV:Chia lớp làm 6 nhóm. Thảo luận nhóm (3 phút)
HS: Thảo luận, trình bày kết quả.
Nhóm 1,2: Nêu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập?
HS: Đi học chuyên cần, tự giác học bài
Nhóm 3,4: Biểu hiện của siêng năng, kiên ... S: Lắng nghe, nêu thắc mắc.
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Gọi HS đọc điều 125- Bộ luật hình sự 1999(SGK/58) 
GV: Chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận nhóm(3 phút)
HS:Thảo luận, trình bày kết qủa.
Nhóm 1,2: Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
Nhóm 3: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh ý chính.
Nhóm 4: Người vi phạm về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân sẽ bị xử lí như thế nào?
HS: Trả lời theo điều 125.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
Nhóm 5,6: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
- Hoạt động 3: Liên hệ thực tế, rèn kỹ năng. 
GV: Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?
HS: Nhắc nhở, phân tích để bạn hiểu, có thể nhờ cha mẹ, thầy cô giúp đỡ khi cần thiếtCác bạn khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Kết luận bài học
I. Tình huống:
II.Nội dung bài học
1/ Quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
- Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là quyền cơ bản của công dân.
- Công dân có quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín :
+ Không ai được tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không nghe trộm điện thoại, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
2/ Trách nhiệm của công dân:
- Phải biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Phải biết tự bảo vệ quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình. 
- Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trái với quy định của pháp luật.
III. Bài tập:
* Bài tập d. (SGK/58)
- Giữ nguyên đem trả cho người khác; Nói cho cha mẹ hiểu và tôn trọng em
4.4/ Củng cố và luyện tập:
GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập d (SGK/58).
HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.
Học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận toàn bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 57,58.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 58.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài: “Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và nội dung bài đã học” 
 + Ôn lại nội dung từ bài 12- 18, xem lại nội dung bài học, bài tập, liên hệ thực tế địa phương.
 + Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai theo nội dung các bài ôn tập. 
5/ Rút kinh nghiệm:
....
Tiết 32
Ngày soạn: 
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 
3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	KN phân tích so sánh, KN giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ, KN giao tiếp
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	-Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề 
	-1. Giáo viên: sgk, sgv giáo dục công dân 6. 
	-2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
 1. Vì sao phải chấp hành trật tự an toàn giao thông?.
 2. Nêu những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông đường bộ?
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: Ôn lại nội dung các bài đã học( Phần lí thuyết). 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Gv: HD học sinh ôn lại nội dung của các chuẩn mực PL đã học.
Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực pháp luật đã học
HS: Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực.
GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau:
Tt
Tên bài
Nội dung của quyền hoặc nghĩa vụ.
Ý nghĩa
Trách nhiệm của CD- HS.
I. Nội dung các chuẩn mực PL đã học:
1. Công ước LHQ về quyền trẻ em.
2. Công dân nước CHXHCN Việt Nam.
3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
4. Quyền và nghĩa vụ học tập.
5. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng.....
6. Quyền bất khae xâm phạm về chỗ ở.
7. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại điện tín.
Hoạt động 2 Thực hành, luyện tập: 
Hoạt động của thầy và trò
Luyện tập, liên hệ , nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.
Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk,( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu).
Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác.
Nội dung kiến thức cơ bản
II. Thực hành các nội dung đã học
d/Vận dụng: 
-Gv cho HS hệ thống kiến thức của các bài.	
-Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.
4/Hướng dẫn về nhà:
-Làm bài tập. 
-Học kĩ bài.
	-Tiết sau ( tiết 33) kiểm tra học kì II.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..
..
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
a)/Khám phá: 
TH1: Anh B đi xe máy không giấy phép, vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người nhưng bỏ chạy, trốn tránh pháp luật.
TH2: Bác sĩ Nguyễn Văn T chữa bệnh không có giấy phép, không có trình độ chuyên môn, gây hậu quả chết người.
Theo em các tình huống trên nói lên điều gì? Để tìm hiểu kĩ hơn và phân tích các tình huống trên chúng ta cùng vào học bài ngày hôm nay......
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện trong SGK.
- Gv: Tổ chức cho Hs đọc truyện.
- Gv: Chia nhóm cho HS thao luận 
N1: Vì sao ông Hùng gây lên cái chết cho ông Nở?
 Hành vi đó của ông Hùng có phải cố ý không? Vì sao?
N2: Việc ông Hùng bị khởi tố nói lên điều gì?
N3: Theo em cái gì là quý giá nhất? Vì sao?
N4: Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào?
- Gv: Giới thiệu Điều 93- Bộ luật hình sự.
- Gv: (chuyển ý) Để bảo vệ con người trước các hành vi xâm hại thì pháp luật đã có những quy định rất nghiêm ngặt. Để hiểu rõ hơn về những quy định này chúng ta sang phần II.
Tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Gv: Em hiểu bảo hộ là gì?
- Gv: Giới thiệu Điều 71- HP 1992.
- Gv: Em hãy lấy VD về việc vi phạm luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm con người mà em biết?
- GV? Thái độ của em ra sao trước sự việc đó?
- Gv: Quay lại những tình huống vào bài. Hãy phân tích các hành vi đó và cho biết phản ứng của em như thế nào trước những hành vi đó?
Hoạt động 2 Thực hành, luyện tập: 
Tìm hiểu trách nhiệm của CD.
- Gv: qua những VD và những tình huống vừa xử lí em hãy cho biết công dân cần có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của con người?
- Gv: Gọi Hs đọc mục b- SGK trang 45.
- Gv: Khái quát lại.
I. TRUYỆN ĐỌC: “MỘT BÀI HỌC”.
=> Nhận xét: Ông Hùng đã phạm tội xâm hại đến tính mạng của người khác và cần phải bị PL xử lí.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
a. Ý nghĩa: Là quyền cơ bản của công dân. Nó gắn liền với con người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất.
b. PL nước ta quy định: 
( SGK- trang 45)
2. Trách nhiệm của công dân .
- Cần tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Biết tự bảo vệ quyền của mình.
- Phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của PL.
Tiết 2 (T29)	
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?Trách nhiệm của CD trong việc thực hện quyền này?
Câu 2: Nêu những quy định của pháp luật về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm các BT trong SGK- trang 45-46.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: Hướng dẫn HS làm các BT trong SGK- trang 45-46.
- GV gọi HS làm BT b- trang 45 SGK.
- GV: Tổ chức cho HS chơi sắm vai tình huống.
- HS: Sắm vai giải quyết tình huống.
- GV: gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV: Đánh giá cho điểm.
- GV: Gọi HS lên bảng làm các BT c,d trang 46 SGK.
- GV: Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV: Đánh giá cho điểm.
 bị xử lí theo pháp luật.
Gv: giới thiệu Điều 121,122,104- Bộ luật hình sự.
III. LUYỆN TẬP
1. BT b- trang 45.
- Đáp án: Tuấn vi phạm Pl: Đã chửi và ru người đánh Hải( lôi kéo người khác cùng phạm tội)
---> Xâm phạm danh dự, thân thể và sức khỏe của Hải.
- Anh trai tuấn sai: Vì không những không ngăn cản em mà lại tiếp tay cho tuấn sai càng sai hơn.
2. BT c- trang 46.
- Đáp án: Cách ứng xử đúng là: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo với cha mẹ, thầy cô giáo biết.
3.BT d- trang 46.
- Đáp án: Đúng 3 ý đầu.
Hoạt động 2 Thực hành, luyện tập: 
Hoạt động của thầy và trò
- GV: Đưa tình huống: Nam và Sơn là HS lớp 6 ngồi cạnh nhau. Một hôm Sơn bị mất chiếc bút đẹp vừa mới mua. Tìm mãi không thấy, Sơn đổ cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng với nhau, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời 2 bạn lên phòng hội đồng để kỉ luật.
- GV? Em hãy nhận xét cách ứng xử của 2 bạn? Nếu là một trong 2 bạn ấy em sẽ xử lí như thế nào? Là bạn cùng lớp em sẽ làm gì?
- HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày.
- GV: Cho mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi rồi gọi nhận xét, bổ sung.
GV: Mở rộng: Nếu sự việc nghiêm trọng hơn sẽ
Nội dung kiến thức cơ bản
4. Tình huống.
- Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã vội khẳng định Nam ăn cắp 
---> Xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của bạn.
- Nam sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu ---> Như vậy Nam đã xâm hại đến thân thể Sơn, Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.
d/Vận dụng: 
Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.
4/Hướng dẫn về nhà:
-Làm bài tập. 
- Đọc trước bài cho giờ sau: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
-GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD6(1).doc