Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Sống giản dị

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Sống giản dị

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

 - Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị.

- Hiểu biểu hiện, ý nghĩa của sống giản dị.

b. Kĩ năng:

- Học sinh tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong,cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.

- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

 

doc 94 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Sống giản dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Ngày dạy:
Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ 
 1. Mục tiêu bài học: 
a. Kiến thức: 
Giúp học sinh:
 - Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị.
- Hiểu biểu hiện, ý nghĩa của sống giản dị.
b. Kĩ năng: 
- Học sinh tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong,cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.
- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
c.Thái độ: 
- Học sinh có thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật.
- Phê phán, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức .
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Hình ảnh cuộc sống giản dị của Bác Hồ. Bảng phụ. 
b. Học sinh: 
- Bảng nhóm, bút dạ. 
- Tranh ảnh , ca dao, tục ngữ về sống giản dị.
3. Phương pháp dạy học: 	
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, sắm vai
4. Tiến trình:
	4.1 Ổn định tổ chức: 
- Kiểm diện học sinh
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra sách vở và việc chuẩn bị bài của học sinh. 
4.3 Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Giới thiệu bài
GV: Giới thiệu chương trình sách giáo khoa lớp 7.. 
GV: Giới thiệu tình huống.
GV: Em hãy nêu suy nghĩ của em về các nhân vật trong tình huống này?
HS: Trả lời. 
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Họat động 2: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện.
GV: Cho HS thảo luận nhóm .
HS: Thảo luận, trả lời .
Nhóm 1,2: Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ?
HS: Bác mặc bộ quần áo Kaki
-Bác cười đôn hậu
Nhóm 3,4: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện này? 
HS: Bác ăn mặc đơn sơ, thái độ chân tình, cởi mở , lời nói dễ hiểu
Nhóm 5,6: Hãy tìm thêm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác? 
HS: Trả lời.
* Cho học sinh quan sát tranh cuộc sống giản dị của Bác Hồ.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Họat động 3 : Liên hệ thực tế.
GV: Em hãy kể một số tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý
 Họat động 4: Tìm hiểu nội dung bài học 
GV: Em hiểu thế nào là sống giản dị ? 
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét chốt ý.
GV: Cho lớp thảo luậm nhóm đôi.
GV: Tìm 5 biểu hiện của lối sống giản dị và 5 biểu hiện trái với lối sống giản dị? Vì sao em lại lựa chọn như vậy?
HS: Trái với giản dị: Xa hoa,lãng phí, phô trương về hình thức 
HS: Các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét
GV: Biểu hiện của lối sống giản dị là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhấn mạnh giản dị không có nghĩa là qua loa đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét chốt ý.
GV: Ý nghĩa của sống giản dị là gì?
HS:Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Cho HS làm bải tập a
HS: trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, cho điểm. 
GV: Kết luận bài học.
I. Truyện đọc: “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”.
II.Nội dung bài học:
1. Đinh nghĩa:
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 
2. Biểu hiện:
- Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài
3.Ý nghĩa:
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.
- Sống giản dị được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
III. Bài tập:
 * Bài tập a SGK/5.
 - Bức tranh thể hiện tính giản dị của học sinh: 3
4.4/ Củng cố và luyện tập.
GV: Cho HS chơi sắm vai: 
HS: Phân vai để giải quyết tình huống
TH: Lan hay đi học muộn, kết quả học tập chưa cao nhưng Lan không cố gắng rèn luyện mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm quần áo, giày dép, thậm chí cả đồ mỹ phẩm trang điểm.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận tòan bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 6.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 6.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 2: “Trung thực”.
+ Đọc truyện SGK trang 6. 
+ Xem nội dung và bài tập SGK trang 7, 8. 
5/ Rút kinh nghiệm:
....
..
..
.
Tiết 2
Ngày dạy:
Bài 2: TRUNG THỰC 
1. Mục tiêu bài học : 
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là trung thực.
- Hiểu biểu hiện của lòng trung thực.
- Hiểu ý nghĩa của trung thực.
b. Kĩ năng:
- Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực.
c.Thái độ:
- Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực.
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: 
	- Hình ảnh ngôi nhà.
 - Bảng phụ. 
b. Học sinh: 
- Bảng nhóm, bút dạ. 
- Ca dao, tục ngữ về trung thực.
3. Phương pháp dạy học:
	- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, sắm vai...
4. Tiến trình:
	4.1 Ổn định tổ chức:
	- Kiểm diện học sinh
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1. Thế nào là sống giản dị? (5 điểm)
 HS: - Là sống phù hợp với điềi kiện, hoàn cảnh 
 Câu 2. Biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính giản dị. (5đ) 
	a. Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp.
	b. Tác phong gọn gàng lịch sự.
	c. Trang phục, đồ dung không đắt tiền, không cầu kỳ.
	d. Sống hòa đồng với bạn bè. 
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, cho điểm. 
4.3 Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Giới thiệu bài
GV: Cho HS làm bài tập.
GV: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào sai?
a. Trực nhất lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
b. Giờ trả bài, giả vờ đau đầu để xuống phòng y tế.
c. Xin tiền học để đi chơi điện tử.
d. Ngủ dậy muộn, đi học không đúng qui định, báo cáo lý do ốm.
HS: Làm bài tập
GV: Những hành vi đó biểu hiện điều gì?
HS: Biểu hiện sự thiếu trung thực.
GV: Dẫn vào bài mới.
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Họat động 2: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện .
GV: Bra-man- tơ đã đối xử với Mi- ken- lăng- giơ như thế nào?
HS: Không ưa thích, chơi xấu, kình địch
GV: Vì sao Bra- man- tơ lại làm như vậy?
HS: Vì sợ danh tiếng của Mi- ken- lăng- giơ lấn át mình.
GV: Mi- ken- lăng- giơ có thái độ như thế nào?
HS: Công khai đánh giá cao Bra- man- tơ là người vĩ đại
GV:Vì sao Mi- ken- lăng- giơ xử sự như vậy?
HS: Vì ông là người thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật...
GV: Theo em ông là người như thế nào?
HS: Ông là người trung thực.
GV: Cho HS quan sát tranh về ngôi nhà và giải thích.
- Họat động 3: Liên hệ thực tế.
GV: Hãy kể những việc làm trung thực hoặc không trung thực của HS hiện nay?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
- Họat động 4: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút)
HS: Thảo luận và trình bày kết quả.
Nhóm 1, 2: Tìm những biểu hiện của tính trung thực trong học tập? 
HS: Ngay thẳng, không gian dối với thầy cô
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét chốt ý.
Nhóm 3, 4: Tìm biểu hiện của tính trung thực trong quan hệ với mọi người, trong hành động? 
HS: Không nói xấu, lừa dối...
- Hành động: Bênh vực, bảo vệ cái đúng, phê phán việc làm sai.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 5, 6: Em hãy nêu biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
HS: Dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, đi ngược lại chân lý.
GV: Nhận xét, chốt ý. 
GV: Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực, cho ví dụ?
HS: Che dấu sự thật để có lợi cho XH. Nêu ví dụ.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra bài học.
GV: Trung htực là gì?
HS: Trà lời.
GV: Nêu biểu hiện của trung thực.
HS: Trả lời.
GV: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về trung thực.
HS: Trả lời.
* Nhấn mạnh: Sống ngay thẳng, trung thực không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.
GV: Kết luận bài học.
GV: Cho HS làm bài tập d SGK trang 8
HS: Đọc và trả lời bài tập.
GV: Nhận xét, cho điểm.
I. Truyện đọc:“Sự công minh, chính trực của một nhân tài”.
II.Nội dung bài học:
1.Đinh nghĩa:
- Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và tôn trọng chân lý.
2. Biểu hiện
- Ngay thẳng, thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
3. Ý nghĩa:
- Là đức tính cần thiết, quý báu.
- Nâng cao phẩm giá.
- Mọi người tin yêu, kính trọng.
- XH lành mạ
III.Bài tập
* Để rèn luyện tính trung thực HS cần:
- Thật thà, ngay thẳng với cha mẹ, thầy cô và mọi người.
- Trong học tập: Ngay thẳng không gian dối.
- Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi.
- Đấu tranh, phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
4.4/ Củng cố và luyện tập.
GV: Tổ chức cho HS chơi sắm vai.
TH: Hai HS nhặt được một chiếc ví trong đó nhiều tiền, hai bạn tranh luận mãi và cuối cùng đem ra đồn công an nhờ trả lại cho người mất. 
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV: Kết luận tòan bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 8.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 8.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 3: “Tự trọng”.
	+ Đọc truyện, trà lời câu hỏi SGK/8 -11
	+ Tìm ca dao, tục ngữ về tự trọng. 
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Ngày dạy:
Bài 3: TỰ TRỌNG 
1. Mục tiêu bài học : 
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là tự trọng.
- Hiểu biểu hiện của lòng tự trọng.
- Hiểu ý nghĩa của tự trọng.
b. Kĩ năng:
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
- Học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
c.Thái độ:
- Học sinh có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: 
	- Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân.
 - Bảng phụ. 
b. Học sinh: 
- Bảng nhóm, bút dạ. 
- Ca dao, tục ngữ về tự trọng.
3. Phương pháp dạy học:
	- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, trò chơi...
4. Tiến trình:
	4.1 Ổn định tổ chức:
	- Kiểm diện học sinh
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1. Em cho biết ý kiến đúng về biểu hiện của người thiếu trung thực? (5 điểm)
	a. Có thái độ đàng hoàng, tự tin.
	b. Dũng cảm nhận khuyết điểm.
	c. Phụ họa, a dua với việc làm sai trái.
	d. Đúng hẹn, giữ lời hứa.
 HS: - Chọn câu c
 Câu 2. Học sinh phải làm gì để rèn luyện tính trung thực? (5đ) 
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, cho điểm. 
4.3 Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Giới thiệu bài
GV: Cho HS xem hình ảnh về Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân.
GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì?
HS: Thể hiện tính tự trọng.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Họat động 2: Tìm hiểu truyện .
HS: Đọc truyện theo phâ ... a quốc hội, sơ đồ phân công, phân cấp bộ máy nhà nước. Bảng phụ. 
 b. Học sinh: 
 - Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về hoạt động của cơ quan nhà nước. 
3. Phương pháp dạy học:
	- Thảo luận, giảng giải, vấn đáp, kể chuyện ...
4. Tiến trình:
	4.1 Ổn định tổ chức:
 - Kiểm diện học sinh
 	4.2 Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ phân công, phân cấp bộ máy nhà nước? (10đ)
 HS: Cho 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ. 
 HS khác nhận xét 
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 4.3 Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Họat động 1: Giới thiệu bài
GV: Nhận xét HS trả bài để vào bài mới. 
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
GV: Cho HS quan sát tranh về hoạt động của Quốc hội. 
HS: Quan sát tranh và nêu suy nghĩ cá nhân. 
GV: Nhận xét, dẫn vào bài. 
- Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia nhóm thảo luận (6 nhóm)
GV: Cho HS quan sát sơ đồ phân công BMNN. Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
Nhóm1: Em hãy cho biết chức năng nhiệm vụ của cơ quan Quốc hội là gì?
HS: Trả lời. GV:Nhận xét, bổ sung.
GV:Vì sao Quốc hội được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý. 
Nhóm2: Nêu chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ? Vì sao Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
HS: Trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 3: HĐND do ai bầu ra, có nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: HĐND xã Ninh Sơn do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
HS: Do nhân dân xã Ninh Sơn bầu ra.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 4: UBND do ai bầu ra và có nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: UBND xã Ninh Sơn do ai bầu ra, có nhiệm vụ gì?
HS: Do HĐND xã Ninh Sơn bầu ra.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
Nhóm 5: Em hãy cho biết tòa án nhân dân có chức năng nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Hãy cho biết ở xã Ninh Sơn có tòa án nhân dân không?
HS: Không có. 
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 6: Em hãy cho biết viện kiểm sát nhân dân có chức năng nhiệm vụ gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Hãy cho biết ở xã Ninh Sơn có viện kiểm sát nhân dân không?
HS: Không có
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
GV: Cho thảo luận nhóm đôi. HS thảo luận nhóm, trả lời. HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào đối với công dân?
GV: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước?
HS: Trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. 
HS: Đọc và làm bài tập d (SGK/59) 
I. Thông tin sự kiện: 
II.Nội dung bài học:
1.Nhà nước:
2. Bộ máy nhà nước:
a. Phân cấp bộ máy nhà nước:
b. Phân công bộ máy nhà nước:
c. Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước:
- Quốc hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra, được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại:
 + Làm và sửa đổi Hiến pháp, Luật.
 + Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và dối ngoại của đất nước.
 + Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của nhân dân. 
- Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ:
+ Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật phát huy quyền làm chủ của công dân.
+Thống nhất việc quản lí thực hiện các nhiệm vụ 
+ Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân
- HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra, có nhiệm vụ:
+ Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương
+ Quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt ở địa phương.
- UBND: là cơ quan chấp hành của HĐND, do HĐND bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự là cơ quan xét xử; xét xử công khai và quyết định theo đa số.
- Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
3. Trách nhiệm của nhà nước:
- Phát huy quyền làm chủ, nâng cao đời sống nhân dân.
- Bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân:
- Quyền: làm chủ, giám sát, góp ý kiến.
- Nghĩa vụ:
+ Thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước.
+ Bảo vệ cơ quan nhà nước.
+ Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
 III. Bài tập:
4.4/ Củng cố và luyện tập.
GV: Bản thân em có quyền, nghĩa vụ gì?
HS: Quyền học tập, vui chơi, lao động; Nghĩa vụ học tập, giúp đỡ cha mẹ, thực hiện nội quy nhà trường, tuân theo pháp luật, báo cáo những việc làm sai của mình hoặc bạn mình
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Bài cũ:
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 55-59.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 18: “Bộ máy nhà nước cấp cơ sở” (2T).
	+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về HĐND, UBND xã. 
 	+ Xem trước nội dung bài học và bài tập SGK trang 60-62.
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết 31.
Ngày dạy:
Bài 18: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG,THỊ TRẤN)
 (2 tiết)
 1. Mục tiêu bài học: 
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu được bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có những cơ quan nào? 
- Hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. 
b. Kĩ năng:
- HS xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình.
- Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương .
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
c.Thái độ:
- Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương
- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương. 
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên:
 - Tranh ảnh về một số hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương, sơ đồ BMNN cấp cơ sở. Bảng phụ. 
 b. Học sinh: 
 - Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương. 
3. Phương pháp dạy học:
	- Thảo luận, kể chuyện, tình huống, vấn đáp ...
4. Tiến trình:
	4.1 Ổn định tổ chức:
 - Kiểm diện học sinh
 	4.2 Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: Em hãy cho biết công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với nhà nước?(6đ)
 HS: Trả lời quyền và nghĩa vụ của công dân. 
 HS khác nhận xét.
 Câu 2: Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết?(4đ)
 HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 4.3 Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Họat động 1: Giới thiệu bài
GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. 
HS: Quan sát tranh và nêu suy nghĩ cá nhân. 
GV: Nhận xét, dẫn vào bài. Nhận xét HS trả bài để vào bài mới. 
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu tình huống.
GV: Treo sơ đồ BMNN cấp cơ sở yêu cầu HS đọc lại.
GV: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có những cơ quan nào? 
HS: HĐND và UBND. 
GV: Cho HS đọc tình huống SGK/ 60.
HS: Đọc tình huống, thảo luận nhóm đôi, trả lời; 
HS nhóm khác nhận xét.
GV: Em hãy cho biết cơ quan nào có quyền cấp lại giấy khai sinh?
HS: UBND cấp xã
GV:Người xin cấp lại giấy khai sinh cần có các giấy tờ gì?
HS: Đơn, sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác.
GV: Thời hạn xin cấp lại giấy khai sinh được quy định như thế nào?
HS: Thời hạn 7 ngày.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý. 
* Tình huống: Mẹ sinh em bé.Gia đình em cần xin giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
1. Công an xã. 2.Trường THPT. 3. UBND xã.
HS: Câu 3. HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra UBND xã giải quyết việc gì. Chuyển ý. 
- Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia nhóm thảo luận (6 nhóm)
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời.
HS nhóm khác nhận xét.
HS: Đọc điều 119,120 và điều 123 Hiến pháp 1992.
GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
Nhóm1,2,3: HĐND xã do ai bầu ra, có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
HS: Trả lời.
HS nhóm khác nhận xét.
GV:Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
GV:Nêu ví dụ thực tế để HS hiểu bài.
Nhóm 4,5,6: UBND xã do ai bầu ra, có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
HS: Trả lời.
HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. 
HS: Đọc và làm bài tập (SGK/62) 
I. Tình huống: 
II.Nội dung bài học:
1.Bộ máy nhà nước cấp cơ sở:
- HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở.
a. Hội đồng nhân dân:
-HĐND xã do nhân dân trong xã trực tiếp bầu ra.
- Nhiệm vụ:
+ Phát triển kinh tế- xã hội.
+ Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
+ Củng cố an ninh quốc phòng.
b. Uỷ ban nhân dân:
- UBND xã do HĐND xã bầu ra. Là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND , là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Nhiệm vụ:
+ Quản lí nhà nước ở địa phương mình trong các lĩnh vực
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã.
+ Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, quản lí hộ khấu, hộ tịch ở địa phương
+ Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân
 III. Bài tập:
4.4/ Củng cố và luyện tập.
GV: Treo bài tập lên bảng.
* Xác định nhiệm vụ nào sau đây thuộc về HĐND và UBND xã (phường, thị trấn):
1. Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng địa phương.
2. Giám sát thực hiện nghị quyết của HĐND xã.
3. Quản lí hành chính ở địa phương.
4. Tuyên truyền giáo dục pháp luật.
5. Thi hành pháp luật.
6. Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương.
HS: - Nhiệm vụ của HĐND xã: 1,2.
- Nhiệm vụ của UBND xã: 3,4,5,6.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Bài cũ:
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 60-62.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 18: “Bộ máy nhà nước cấp cơ sở” (TT).
	+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm của nhân dân đối với BMNN ở địa phương 	+ Xem trước nội dung bài học và bài tập còn lại SGK trang 61-62.
5/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 7(1).doc