1.Về kiến thức
- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
2. Thái độ
Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
3. Kĩ năng
- Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT).
Ngày soạn:22/.08.2011. Ngày dạy:26./08/2011 Bài 1 (1tiết): tự chăm sóc, rèn luyện thân thể I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. - ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. 2. Thái độ Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể. 3. Kĩ năng - Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể. - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT). II.Tài liệu, phương tiện Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ Ao, bút dạ , tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. III.Hoạt động dạy học ổn định tổ chức. Kiểm tra: 3. Bài mới. Chăm sóc sức khỏe là việc làm thường xuyên. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, tự chăm sóc súc khỏe thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng làm được tốt.. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học (10/) Gv: Cho học sinh đọc truyện “Mùa hè kì diệu” HS: Trả lời các câu hỏi sau: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao? GV: Tổ chức cho học sinh tự liên hệ bản thân... HS: Cá nhân tự giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luện thân thể.(13/) Nhóm 1: Chủ đề “sức khoẻ đối với học tập” Nhóm 2: Chủ đề “Sức khoẻ đối với lao động” Nhóm 3: Chủ đề “Sức khoẻ với vui chơi, giải trí” HS: sau khi các nhóm thảo luận xong , cử đại diện của nhóm mình lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có) GV chốt lại GV: Hướng dẫn học sinh bổ sung ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ. Ghi chú: Phần này nếu có điều kiện thì có thể cho học sinh sắm vai Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức khoẻ.(10/) Cho học sinh làm bài tập sau: Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng. ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng. ăn uống kiên khem để giảm cân. ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển. Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều. Hằng ngày luyện tập TDTT. Phòng bệnh hơn chữa bệnh Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ. Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, gv chốt lại nội dung kiến thức lên bảng: Hoạt động 4: Luyện tập (7/) GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập1 và 2 trong sách giáo khoa. Có thể cho học sinh làm bài tập theo nhóm đã được phân công. 1.Tìm hiểu bài (truyện đọc) - Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi. - Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện TT - Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 2.ý nghĩa của việc chăm sóc sức khoẻ, tự rèn luyện thân thể. a.ý nghĩa: 1 - Sức khoẻ là vốn quý của con người. - sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời. - Nếu sức khoẻ không tốt: Học tập uể oải, tiếp thu kiến thức chậm, không hoàn thành công việc, không hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi giải trí... b. Rèn luyện sức khoẻ như thế nào: - ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm). - Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT. - Phòng bệnh hơn chữa bệnh. - Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt 4. Luyện tập: - Em hãy nêu ý nhĩa của việc tự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện bản thân? - Em đã thực hiện nhiệm vụ đó ở nhà và ở trường như thế nao? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Bài tập về nhà: b. d (sgk trang 5). - Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ. 2 Ngày soạn: 27/08/2011 : Ngày dạy: 09/09/2011 Bài 2 - Tiết2: Siêng năng, kiên trì I. Mục tiêu bài dạy 1.Kiến thức - Học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. - ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. 2. Thái độ Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. 3. Kĩ năng - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng. - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt. II. Đồ dùng dạy học: GV:Bài tập trắc nghiệm, bảng phụ, sưu tầm các câu chuyện... HS: Sưu tầm những tấm gương về tinh thần siêng năng, kiên trì. III.Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân? - Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (Có thể sử dụng tranh hoặc một câu chuyện có nội dung thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì). Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì của Bác Hồ. GV: Gọi 1 đến 2 đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” cho cả lớp cùng nghe và dùng bút gạch chân những chi tiết cần lưu ý trong câu truyện (trước khi giáo viên đặt câu hỏi) GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? HS: Trả lời theo phần gạch chân trong SGK. -GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật... Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó. Câu 2: Bác đã tự học như thế nào? HS: Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm) Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học;... GV: Nhận xét... cho điểm Câu 3: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập? HS: Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 – 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học. GV: Bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng... Câu 4: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì? HS: Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì.(20/) GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình. HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn... GV: Hỏi trong lớp học sinh nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập? HS: Liên hệ những bạn có kết quả học tập cao trong lớp. GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tónh siêng năng, kiên trì. HS: Làm bài tập ttrắc nghiệm sau: (đánh dấu x vào ô trống) Người siêng năng: - Là người yêu lao động. - Miệt mài trong công việc. - Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ. - làm việc thường xuyên, đều đặn. - Làm tốt công việc không cần khen thưởng. - Làm theo ý thích, gian khổ không làm. - Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình. - Học bài quá nửa đêm. GV: Sau khi học sinh trả lời, gv phân tích và lấy ví dụ cho học sinh hiểu. HS: Lắng nghe và phát biểu thế nào là siêng năng, kiên trì. GV: Nhận xét và kết luận: 1. Tìm hiểu bài (truyện đọc) - Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì. - Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp. 2. Nội dung bài học. a. Thế nào là siêng năng, kiên trì. - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. 4. Cũng cố: GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại phần nội dung bài học. Học sinh về nhà làm bài tập a, b trong sách giáo khoa. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài cũ theo vở ghi, SGK, hoàn thành bài tập 1. - Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.. 4. Cũng cố, dặn dò. (2/) - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì, ý nghĩa và những biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên tri. Ngày soạn:12/9/2011 Ngày dạy: 16/9/2011 Bài 3 - tiết 3: tiết kiệm I.Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được thế nào là tiết kiệm? - Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm. 2. Thái độ Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị, phê phán lối sống xa hoa lãng phí. 3. Kĩ năng - Có thể tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm chưa. - Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội. II. Đồ dùng dạy học: GV: Giáo án, bảng phụ, sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến bài học. HS:Những mẩu truyện về tấm gương tiết kiệm, nhân dân, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết? - ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì? 3. Bài mới: Giáo viên lấy một viên phấn ra viết lên bảng đuợc vài nét chữ rồi vứt bỏ tượng trưng viên phấn ấy... Theo các em sử dụng phấn như vậy người ta gọi là gi? ( láng phí). Vậy trái với láng phí là gì?( Tiết kiệm). Đó chính là nội dung bài hôm nay... Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 2: Khai thác truyện đọc: HS: Đọc truyện “Thảo và Hà” GV: Đặt câu hỏi: - Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không? - Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? - Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? - Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo? - Suy nghĩ của Hà thế nào? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: phân tích thêm và yêu cầu học sinh liên hệ bản thân: Qua câu truyện trên em thấy mình có khi nào giống Hà hay Thảo? Hoạt động 3: Phân tích nội dung bài học GV: Đưa ra các tình huống sau: HS: Giải thích và rút ra kết luận tiết kiệm là gì? Tình huống 1: Lan xắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích, để kết quả học tập tốt. Tình huống 2: Bác Hoàng làm ở xí nghiệp may mặc. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bác phải nhận thêm việc để làm. Mặc dù vậy bác vẫn có thời gian ngủ trưa, thời gian giaỉ trí và thăm bạn bè. Tình huống 3: Chị Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù bố mẹ chị muốn mua cho chị một chiếc xe đạp mới nhưng chị không đồng ý. Tình huống 4: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, mặc dù đã lớn nhưng vẫn mặc áo quần cũ của anh trai. GV: Rút ra kết luận tiết kiệm là gì ? GV: Đưa ra câu hỏi. Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích gì? Hs: - Trả lời theo cách hiểu của bản thân. - Hoạt động 4: Luyện tập, cũng cố GV: Học sinh làm bài tập sau: đánh dấu x vào tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm. - ... mắt của học sinh là học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc. - Phải kết hợp mục đích vì mình, vì gia đình, xã hội. - Xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt. Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập. 4. Cũng cố, dặn dò: (5 /) - Cho HS làm bài tập b SGK - Về nhà làm bài tập trang 33, 34. Xây dựng kế hoạch học tập, tìm các câu truyện về tấm gương vượt khó học giỏi, gương người tốt việc tốt. Ngày soạn:...../......./......... Tuần: Ngày dạy:....../......./......... Tiết19+20 Bài 12 (2tiết): công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc. 2. Thái độ - Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước. - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. 3. Kĩ năng - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. II.Phương pháp Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại. III.Tài liệu, phương tiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập... IV.Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Mục đích học tập của em là gì? Em có kế hoạch gì để thực hiện mục đích đó? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 /) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Khai thác truyện đọc.(15 /) HS: Đọc truyện “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội” GV: - Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? - Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội? HS: Trả lời.... Hoạt động 3: Giới thiệu khái quát về công ước.(10 /) GV: Giới thiệu điều 20 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Bằng cách chiếu lên màn hình. HS: Ghi chép.... GV: Giải thích: - Công ước Liên hợp quốc... là luật quốc tế về quền trẻ em. - Việt Nam là nước đầu tiên ở châu á và thứ hai thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Hoạt động 4: Xây dựng nội dung bài học: (13 /) GV: Đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời nội dung bài học: 1. Truyện đọc - Gợi ý: Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc. - Năm 1989 Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1991 Việt Nam ban hành Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2. Nội dung bài học a. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... b. Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. c. Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật... d. Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 4. Cũng cố, dặn dò: (2 /) GV: - Yêu cầu học sinh nêu khái quát Công ước .... - Mục đích của việc ban hành Công ước .... - Học sinh về nhà làm bài tập. Tiết 2 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Thảo luận tìm ra những việc làm vi phạm Công ước....(15 /) GV: Cho học sinh thảo luận nhóm tình huống mà GV đã chuẩn bị sẳn. Tình huống: Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà A ở Nam Định vì ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy Hội Phụ nữ địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này”. Câu hỏi: 1). Hãy nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó? 2). Việc làm của Hội Phụ nữ địa phương có gì đáng quý? Qua đó em thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em như thế nào? Hoạt động 2:Thảo luận về trách nhiệm của mỗi công dân. (15 /) GV: Vận dung bài tập d, đ để giúp học sinh rút ra nội dung bài học. - Điều gì sẽ xảy ra nếu như Quyuền trẻ em không được thực hiện? - Là trẻ em, chúng ta cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình? HS: Trả lời.... Hoạt động 3: Luyện tập (10 /) GV: Có thể tổ chức lớp thảo luận giải quyết bài tập a. HS: Làm bài tập theo nhóm trên giấy Rôki, sau đó gián trên bẩng các nhóm khác chú ý bổ sung những thiếu sót nếu có. - Bà A vi phạm quyền trẻ em: Giưói thiệu điều 24, 28, 37 Công ước.. - Cần lên án, can thiệp kịp thời những hành vi vi phạm Quyền trẻ em. - Nhà nước rất quan tâm, đảm bảo Quyền trẻ em. - Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền trẻ em. -Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác ; phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình. 3. luyện tập Bài a. - Việc làm thực hiện quyền trẻ em: + Tổ chức việc làmcho trẻ em có khó khăn. + Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em. + Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. + Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em. + Tổ chức trại hè cho trẻ em. - Việc làm vi phạm quyền trẻ em: (Các ý còn lại) 4. Cũng cố, dặn dò: (2 /) GV: - Yêu cầu học sinh trả lời nội dung: Công dân vi phạm quyền trẻ em? Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em... Xem trước bài13. Ngày soạn:...../......./......... Tuần: Ngày dạy:....../......./......... Tiết21+22 Bài 13 (2tiết): Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 2. Thái độ - Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. - Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội. 3. Kĩ năng - Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác. - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. II.Phương pháp Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại. III.Tài liệu, phương tiện Hiến pháp năm 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệc chăm sóc giáo dục trẻ em, câu chuyện về danh nhân văn hoá. IV.Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Hãy nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em mà em biết? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 /) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Thảo luận nhận biết công dân Việt Nam là những ai. (15/). GV: Cho học sinh đọc tình huống trong SGK. Theo em bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao? HS: Trả lời:... Hoạt động 3: Tìm hiểu căn cứ để xác định công dân. GV: Phát phiếu học tập cho học sinh: 1. Mọi ngưòi dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam. 2. Đối với công dân là người nước ngoài và người không có quốc tịch: + Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt và có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam. + Là người có công lao góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam. + Là vợ, chồng, con, bố, mẹ, (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam. 3. Đối với trẻ em: + Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam. + Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam. + Trẻ em có cha (mẹ) là người Việt Nam. + Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai. GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận. HS: Thảo luận ; phát biểu ý kiến Các nhóm khác bổ sung GV: Kết luận: 1. Tình huống. a. a-li-a là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (nếu bố chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a) b. Các trường hợp sau đều là công dân Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có bố là người Việt Nam, mẹ là người nước ngoài. - Trẻ em khi sinh ra có mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài. - Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam không rõ bố mẹ là ai. Kết luận: - Công dân là người dân của một nước. - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước. - Công dân nước cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có quyền có quốc tịch. - Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam. Tiết 2 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /) GV: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Thảo luận: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. GV: Nêu các câu hỏi cho học sinh thảo luận: - Nêu các quyền công dân mà em biết? - Nêu các nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước mà em biết? - Trẻ em có quyền và nghĩa vụ gì? - Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình? HS: Trao đổi ý kiến. Trả lời, các nhóm khác bổ sung. GV: Kết luận: Hoạt động 2: Luyện tập GV: Hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập a, b tại lớp C.Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Quốc tịch thể hiện mối quan hệ đó. 1. Các quyền của công dân(Hp1992) - Quyền học tập. - Quyền nghiên cứu khoa học kĩ thuật. - Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. - Quyền tự do đi lại, cư trú. - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 2. Nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. - Nghĩa vụ học tập. - Bảo vệ Tổ quốc. -... 3. Trẻ em có quyền: - Quyền sống còn. - Quyền bảo vệ. - Quyền phát triển. - Quyền tham gia. Kết luận: - Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. - Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiưện các quyền 4. Cũng cố, dặn dò: (2 /) GV: - Yêu cầu học sinh trả lời lại nội dung: Các quyền của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng được quy định trong hiến pháp 1992. Xem trước bài13.
Tài liệu đính kèm: