Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

- Hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể

- Biết ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân

- Biết vận động mọi người cùng tham gia hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao

B. Chuẩn bị

- SGK, SGV, tài liệu

- Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD, giấy khổ Ao + bút dạ, báo sức khoẻ và đời sống

- Tục ngữ ca dao Việt Nam nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ

C. Tiến trình hoạt động:

 (*) Giới thiệu bài:

 

doc 33 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 25/08/2008
Tiết 1
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể
- Biết ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể
- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân
- Biết vận động mọi người cùng tham gia hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, tài liệu
- Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD, giấy khổ Ao + bút dạ, báo sức khoẻ và đời sống
- Tục ngữ ca dao Việt Nam nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ
C. Tiến trình hoạt động:
 (*) Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc truyện: Mùa hè kì diệu
? Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè qua?
? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
? Sức khoẻ có cần cho mọi người không? Vì sao?
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, ghi kết qủa vào giấy Ao
? Em hãy tự giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể? 
- GV nhận xét, bổ sung
(*) Sức khoẻ là tài sản vô giá. Không có gì quý hơn sức khoẻ. Có sức khoẻ chúng ta sẽ có tất cả. Cho nên mỗi người chúng ta cần biết tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Tích cực phòng bệnh và chữa bệnh.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
(*) Chủ đề:
+ Nhóm 1: Sức khoẻ đối với học tập
+ Nhóm 2: Sức khoẻ đối với lao động
+ Nhóm 3: Sức khoẻ đối với vui chơi, giải trí.
- HS thảo luận nhóm, cử nhóm trưởng lên trình bày
? Nếu không rèn luyện tốt sức khoẻ thì hậu quả sẽ như thế nào?
(*) Tổ chức trò chơi sắm vai:
- Một HS dáng điệu mệt mỏi, gầy gò, hay xin nghỉ học để xuống phòng y tế
- Một bác công nhân ốm yếu, nghỉ việc để chữa bệnh, nhà nghèo, con không được đi học
(HS tự bộc lộ)
(*) Để có kết qủa học tập tốt, lao động tốt, duy trì cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc thì phải xác định ý nghĩa của việc chăm sóc sức khoẻ để có sức khoẻ tốt.
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm:
? Đánh dấu (x) vào ý kiến em cho là đúng?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi HS lên bảng làm bài tập a
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
- HS lên bảng thực hiện
? Em biết gì về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người?
- HS tự bộc lộ
? Em hãy tự đặt cho mình một kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao để người khoẻ mạnh?
- HS tự lập kế hoạch
I. Tìm hiểu bài
Truyện đọc: Mùa hè kì diệu
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi
- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách luyện tập
-> Con người có sức khoẻ thì tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí
II. Nội dung bài học
- HS thảo luận và cử đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung
* Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ. Hăng ngày tập luyện thể dục thể thao để sức khoẻ ngày càng tốt hơn.
* Sức khoẻ tốt giúp ta học tập tốt, lao động có hiệu qủa, năng suất cao, sống lạc quan vui vẻ, thoải mái, yêu đời.
- Học tập uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu được bài giảng, về nhà không làm được bài -> kết qủa kém
- Công việc khó hoàn thành, có thể phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến tập thể, giảm thu nhập
- Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nản, không có hứng thú tham gia các hoạt động khác.
(*) Bài tập:
- Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng
- Ăn ít, kiêng khem để giảm cân
- Ă thức ăn có chức đủ đạm, can xi, sắt, kẽm thì chiều cao phát triển sớm.
- Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều
- Hằng ngày luyện tập TDTT
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ
- Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ
- Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để
III. Luyện tập
E. Hướng dẫn về nhà:
- GV ra bài tập về nhà, hướng dẫn thực hiện
? Hãy cho biết những hoạt động cụ thể ở địa phương em về rèn luyện sức khoẻ?
? Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về sức khoẻ?
VD:
- Cơm không rau như đau không thuốc
- Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
- Càng già, càng dẻo càng dai
- Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung
==================================
Ngày 03/09/2008
Tiết 2
Siêng năng, kiên trì
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- Biết ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- Có ý thức rèn luyện tình siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, tài liệu
- Những tấm gương về các danh nhân
- Tranh bài 1 trong bộ thực hành GDCD 6
C. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
? Hãy trình bày kế hoạch luyện tập thể dục thể thao?
(GV nhận xét, cho điểm)
D. Tiến trình hoạt động:
(*) Giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc truyện Bác Hồ tự học ngoại ngữ?
? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
- HS trả lời dựa vào SGK
(*) Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật, đến nước nào Bác cũng chịu khó học thứ tiếng nước đó.
? Bác đã tự học như thế nào?
? Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
(*) Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
(*) Bác Hồ học trong nhà trường không nhiều. Nhưng nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học mà Bác đã nói được nhiều thứ tiếng nước ngoài. Đức tính đó của Bác đã là tấm gương cho các thế hệ con cháu Việt Nam noi theo.
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì
(*) Dân tộc ta có truyền thống lao động cần cù, siêng năng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước mà thành công của họ là nhờ tính siêng năng, cần cù.
? Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình?
? Trong lớp chúng ta, bạn nào có đức tính siêng trong học tập?
- HS liên hệ
(*) Ngày nay có nhiều nhà doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi Họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng, kiên trì.
- GV phát phiếu học tập (bài tập trắc nghiệm)
? Đánh dấu (x) vào ý kiến mà em cho là đúng?
HĐ3: Củng cố.
? Theo em, thế nào là siêng năng, kiên trì?
(*) Siêng năng, kiên trì là phẩm chất, đạo đức của mỗi người. Để đánh giá được đức tính này cần phải thông qua các hoạt động cụ thể: học tập, lao động và các hoạt động khác
- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
 I. Tìm hiểu bài: 
(*) Truyện đọc: Bác Hồ tự học ngoại ngữ
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (trong đêm). Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào tay, vừa làm vừa học; sáng sớm và buổi chiều tự học ở vườn hoa; ngày nghỉ trong tuần Bác học với giáo sư người Italia; Bác tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng.
- Bác không được học ở trường lớp; phải làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 – 18 giờ trong một ngày, tuổi cao Bác vẫn học.
- Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì
+ Bác có lòng quyết tâm và sự kiên trì
+ Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?
- Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – BS Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà văn Nga M. Gorki, nhà bác học Niu-tơn
+ Người siêng năng:
- Là người yêu lao động
- Miệt mài trong công việc
- Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ
- Làm việc thường xuyên, đều đặn
- Làm tốt công việc không cần khen thưởng
- Làm theo ý thích, gian khổ không làm
- Lấy cần cù để bù khả năng của mình
- Vì nghèo mà thiếu thốn
- Học bài quá nửa đêm
(*) Ghi nhớ: 
- Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
E. Hướng dẫn về nhà:
- GV củng cố nội dung bài học qua các câu hỏi kiểm tra nhanh
- Tìm hiểu tiếp phần nội dung còn lại của bài học.
- Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên trì.
=====================================
Ngày 11/09/2008
Tiết 3
Siêng năng, kiên trì
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt: Tiếp tục giúp HS:
- Hiểu được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- Biết ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- Có ý thức rèn luyện tình siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, tài liệu
- Những tấm gương về các danh nhân
- Tranh bài 1 trong bộ thực hành GDCD 6
C. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là siêng năng, kiên trì?
? Kể một mẩu chuyện hoặc đọc một vài câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính siêng năng?
(GV nhận xét, cho điểm)
D. Tiến trình hoạt động:
 (*) Giới thiệu bài: Siêng năng, kiên trì là phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Để đánh giá được đức tính này cần phải thông qua các hoạt động khác của mỗi cá nhân. Những biểu hiện đó là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những 
biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì.
- GV chia nhóm thảo luận theo 3 chủ đề
+ Chủ đề 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
+ Chủ đề 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực lao động
+ Chủ đề 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
- HS thảo luận, cử đại diện các nhóm lên bảng ghi kết qủa theo bảng sau:
2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Lĩnh vực
Học tập
Lao động
Hoạt động khác
Biểu hiện
Đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài, có kế hoạch trong học tập, bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà, đạt kết qủa cao
Chăm làm việc nhà, không bỏ dở công việc, không ngại khó, miệt mài với công việc, tiết kiệm, tìm tòi, sáng tạo
Kiên trì luyện tập TDTT, kiên trì đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa xoá đói giảm nghèo, dạy chữ
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về 
đức tính siêng năng, cần cù?
? Nêu ý nghĩa của đức tính siêng năng, 
cần cù?
- GV nêu thêm ví dụ về gương sáng của 
HS giỏi, các nhà khoa học trẻ, các nhà 
kinh tế giỏi làm giàu từ sức lao động của chính mình, nhờ siêng năng
(*) Bài tập nhanh: 
 ? Đánh dấu (x) vào cột tương ứng để nêu những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
Hành vi
Có
Không
- Cần cù, chịu khó
- Lười biếng, ỷ lại
- Tự giác làm việc
- Việc hôm nay để ngày mai
- Uể oải, chểnh mảng
- Cẩu thả, hời hợt
- Đùn đẩy, trốn tránh
- Nói ít làm nhiều
x
x
x
x
x
x
x
x
- GV lưu ý HS phê phán những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì
- Có thể tổ chức cho HS đóng vai hoặc tiểu phẩm minh hoạ:
+ Siêng năng, kiên trì
+ Không siêng năng, kiên trì
HĐ ... ủa học sinh là học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi. Vậy, học sinh chúng ta cần làm gì để có thể thực hiện được mục đích học tập?
2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp nội dung bài học
- Yêu cầu trình bày kết qủa điều tra mục đích và ước mơ của các bạn trong lớp.
? Vì sao em lại có ước mơ như thế? Để đạt được mục đích đó phải làm gì trong hiện tại và tương lai?
? Em hãy cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích học tập?
? Hãy kể những tấm gương có mục đích học tập tốt, biết vượt khó khăn, vượt lên số phận để học tập tốt ở địa phương?
? Vậy, để thực hiện được mục đích học tập học sinh có nhiệm vụ gì?
HĐ2: Hướng dẫn HS giải quyết các bài tập
Gọi HS đọc bài tập a (SGK)
? Em đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?
? Em không đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?
? Mục đích học tập của em là gì? Tại sao?
- GV phát phiếu học tập theo dãy bàn
 + Phiếu số 1: Đánh dấu x vào ô trống tương ứng những động cơ học tập em cho là đúng đắn?
 + Phiếu số 2: Để thực hiện mục đích học tập, em thấy bản thân đã thực hiện tốt những điều gì?
 + Phiếu số 3: Bạn Quang đến nhà bạn Tuấn định trao đổi bài. Chuẩn bị kiểm tra bài: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Thấy Tuấn đang đọc sách: Người tốt việc tốt, bạn Quang hỏi: Ngày mai kiểm tra môn GDCD, sao cậu đọc sách này? Em thử đoán xem Tuấn trả lời Quang như thế nào?
II. Nội dung bài học (Tiếp)
HS trình bày
HS tự bộc lộ
Có kế hoạch
Tự giác
Chuẩn bị tốt phương tiện
Đọc tài liệu
Có phương pháp học tập
Vận dụng vào cuộc sông
Tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
- HS kể
+ Bố Hoà mất sớm, một mình mẹ nuôi hai chị em, nhà nghèo nhưng hai chị em vẫn cố gắng học tập giỏi.
+ Bố mẹ bạn Trang đã li dị, Trang phải ở với bà. Bà già yếu nghèo khổ, những Trang vẫn vượt lên và đạt thành tích tốt trong học tập.
+ Bạn Lê bị bệnh tim bẩm sinh vẫn yêu đời, chăm học.
2. Nhiệm vụ của học sinh
Tu dưỡng đạo đức
Học tập tốt
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội
-> Phát triển toàn diện nhân cách
III. Bài tập.
a. Học sinh tự giải quyết
b. HS làm việc theo bàn
- Đáp án sai: học tập vì điểm số
 học tập vì giàu có
- HS bộc lộ
- Tuấn sẽ nói với Quang: đọc sách Người tốt việc tốt để có thêm ví dụ minh hoạ cho bài học. Vì những gương người tốt, việc tốt thường có tinh thần tham gia tốt công tác xã hội.
E. Hướng dẫn về nhà:
Nắm vững nội dung bài học
Làm bài tập d (SGK)
=======================================
Ngày 02/12/2008
Tiết 16
Thực hành, ngoại khoá các vấn đề 
của địa phương về các nội dung đã học
Truyền thống hiếu học 
của người Hà Tĩnh
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Biết được truyền thống hiếu học ủa người Hà Tĩnh
Tự hào về truyền thống quý giá đó.
Cố gắng học hỏi, tu dưỡng rèn luyện để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó.
B. Chuẩn bị:
Tài liệu viết về truyền thống hiếu học của con người Hà Tĩnh
C. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút)
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
-  là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện
-  là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.
- . là học giỏi, cố gắng trở thành con ngoan, trò giỏi, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đìng và xã hội.
 Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất nêu ý 
nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
Sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt.
Sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh và được mọi người yêu quý.
Sẽ mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được nhữung kĩ năng cần thiết của bản thân, góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, được mọi người yêu quý.
Sẽ rèn luyện được những kĩ năng cần thiết vủa ban thân.
 Câu 3: Xây dựng một kịch bản sắm vai có nội dung nói về tính tích cực, tự giác tham gia các hoạt đông tập thể, hoạt động xã hội.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Giới thiệu bài:
 Để hiểu được truyền thống tốt đẹp của con người Hà Tĩnh, chúng ta sẽ tìm hiểu về truyền thống hiếu học, một trong những truyền thống ấy.
2. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyền thống hiếu học của con người Hà Tĩnh.
? Em hiểu biết gì về mảnh đất và con người Hà Tĩnh?
(*) Người Hà Tĩnh rất hiếu học:
+ Phong trào hiếu học sôi nổi ở khắp mọi miền trong tỉnh. Các nhà nho ngày xưa quyết tâm dùi mài kinh sử để tỏ rõ bản lĩnh, ý chí và tài năng học thuật của mình và cũng để làm rạng danh cho gia đình, dòng họ và quê hương. Có người chỉ mới qua một vài lần lều chõng vào những ngày nắng gắt ở trường Nghệ cả tháng trời, nhưng cũng có những người đã lận đận nhiều phen thi cử nhưng chỉ mới đạt được danh vị Tú tài nên vẫn quyết tâm đi thi như cụ Đoàn Tứ Quang ở Phụng Công đã 82 tuổi mà vẫn dự kì thi năm 1900 khoa Canh Tí và đã đậu Cử nhân.
- Ngoài việc học tập suốt đêm ngày ở nhà hoặc tại các trường dạy nổi tiếng, các nhà nho còn thường đến nghe giảng sách, bình văn hoặc lễ lạt tại các nhà tư văn của nhà thờ họ, các nhà thánh, các văn miếu nhất là văn miếu của tỉnh Hà Tĩnh đặt tại làng Đại Tiết (tức Thạch Linh ngày nay)
- Hàng chục năm trời đèn sách đã gian khổ, nhưng còn gian khổ, khó khăn hơn khi phải trải qua nhiều quy chế khắt khe của trường quy Ngoài còn phải tự lo liệu toàn bộ lều chõng, ống quyển, vật tuỳ thân, cơm nước
? Em biết được những gương hiếu học nào của Hà Tĩnh ta thời xưa?
(*) Phát huy truyền thống tốt đẹp đó của cha ông ta, ngày nay cũng có nhiều tấm gương hiếu học, vượt lên hoàn cảnh, điều kiện khó khăn của gia đình, bản thân để đỗ đạt cao.
HĐ2: Nêu những tấm gương hiếu học thời xưa và nay.
- Gọi HS đọc tài liệu
? Em có suy nghĩ gì khi biết những tấm gương đó?
I. Truyền thống hiếu học của người Hà Tĩnh.
+ Hà Tĩnh:
Một vùng đất nghèo do thiên tai như bão lụt, hạn hán liên tiếp; do chiến tranh xâm lược
Người Hà Tĩnh chất phác, cần cù trong lao động, kiên trung trong chiến đấu.
Võ Liêm Sơn (Can Lộc)
Lê Thước (Đức Thọ)
Ngô Đức Kế (Can Lộc)
II. Những tấm gương hiếu học
HS đọc
HS tự bộc lộ
E. Hướng dẫn về nhà:
Tìm đọc thêm tài liệu để tìm hiểu thêm truyền thống hiếu học của người Hà Tĩnh.
Chuẩn bị kiến thức học kì I để giờ sau học tiết ôn tập.
=====================================
Ngày 22/12/2008
Tiết 17
Ôn tập học kì I
A. Mục tiêu cần đạt: Qua tiết ôn tập, giúp HS:
Củng cố, khắc sâu một cách hệ thống hóa những kiến thức đã học
Biết vận dụng kiến thức vào các tình huống đạo đức cụ thể
B. Chuẩn bị: 
SGK, một số tình huống bài tập, những tấm gương đạo đức
C. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những nội dung cơ bản của môn GD CD học kì I?
(GV nhận xét, cho điểm)
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
 Chúng ta đã học rất nhiều nội dung trong học kì I. Để củng cố, khắc sâu kiến thức về các chuẩn mực đạo đức đã học, chúng ta cùng tìm hiểu tiết ôn tập.
2. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn HS hệ thống hóa những nội dung cơ bản đã học ở học kì I
? Nêu những nội dung đã được học?
? Tại sao chúng ta phải tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
? Thế nào là siêng năng, kiên trì?
? Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Đúng hay sai?
? Câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn muốn đề cập đến chuẩn mực đạo đức nào? Em hiểu gì về chuẩn mực đạo đức đó?
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
? Biết ơn có những biểu hiện như thế nào?
? Tại sao con người lại cần sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên?
? Nêu ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người?
? Người ứng xử có văn hóa, có đạo đức là người lịch sự, tế nhị. Điều đó đúng hay sai?
? Có người cho rằng: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt đông xã hội có nhiều cái lợi. Vì sao vậy?
? Tại sao học sinh phải xác định mục đích học tập đúng đắn?
HĐ2: Hướng dẫn HS vận dụng kến thức để giải quyết một số tình huống đạo đức.
? Hãy kể một số việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc bản thân?
? Câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim khuyên nhủ chúng ta điều gì?
? Câu tục ngữ nào nói về lòng biết ơn?
- Ân trả, nghĩa đền (x)
- Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi (x)
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng (x)
? Đánh dấu x vào dòng tương ứng với những hành vi thể hiện tính kỉ luật?
? Hãy kể một tấm gương có tính tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
I. Nội dung ôn tập
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Siêng năng, kiên trì
Tiết kiệm
Lễ độ
Tôn trọng kỉ luật
Biết ơn
Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
Sống chan hòa với mọi người
Lịch sự, tế nhị
Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
Mục đích học tập của học sinh
1. Vì sức khỏe là vốn quý của con người; giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu qủa và sống lạc quan, vui vẻ
2. Siêng năng là sự cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ
3. Đúng
4. Lễ độ
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác
5. Tôn trọng kỉ luật: là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi; là sự chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp
6. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người đã có công với dân tộc, đất nước.
7. Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con ngưưoì.
8. Sống chan hòa sẽ được mọi người qúy mến và giúo đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
9. Đúng
10. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết; sẽ góp phần xây dựng mối quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý
11. Có xác định được đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt.
II. Bài tập
1. Đánh răng sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục đều đặn
2. Phải siêng năng, kiên trì
3. HS tự điền
Đi xe vượt đèn đỏ
Đi học đúng giờ (x)
Đọc báo trong giờ học
Đi xe đạp hàng ba, hàng bốn
Đá bóng dưới lòng đường
Vào cổng trường dắt xe, chào bác bảo vệ (x)
- HS kể
E. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại những kiến thức đã học chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì I
- Nêu gương người tốt việc tốt phù hợp với mỗi chuẩn mực đạo đức đã học.
====================================

Tài liệu đính kèm:

  • docGA GDCD 6(5).doc