1/. Kiến thức:
- Khắc sâu kiến thức những nội dung pháp luật đã học.
2/. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng diễn xuất trong phương pháp sắm vai.
3/. Thái độ:
- Hs có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện các quyền theo qui định của pháp luật.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Nêu ra một số tình huống giao cho các nhóm.
- Hướng dẫn học sinh viết lời thoại, phân vai.
2/. Học sinh:
- Nhận vai, viết lời thoại
- Học thuộc lời thoại => thể hiện bằng diễn xuất (nhập vai).
Tuần : 32 Tiết : 32 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài dạy: THỰC HÀNH NỘI DUNG ĐÃ HỌC I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức những nội dung pháp luật đã học. 2/. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn xuất trong phương pháp sắm vai. 3/. Thái độ: Hs có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện các quyền theo qui định của pháp luật. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Nêu ra một số tình huống giao cho các nhóm. - Hướng dẫn học sinh viết lời thoại, phân vai. 2/. Học sinh: - Nhận vai, viết lời thoại - Học thuộc lời thoại => thể hiện bằng diễn xuất (nhập vai). III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: (5’) Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Nêu một hành vi vi phạm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Dự kiến trả lời - Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là: + Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác. + Không được nghe trộm điện thoại. - Hành vi vi phạm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể là: + Đọc trộm thư của người khác. + Nghe lén điện thoại của cha mẹ. + Gửi điện tín giả cho ai đó để chọc ghẹo. + Nhặt thư đánh rơi, bóc ra xem rồi dán lại. 3/. Giảng bài mới: Học sinh thực hành (38’) Gv yêu cầu hs các nhóm theo thứ tự lên thể hiện tình huống của nhóm mình bằng phương pháp sắm vai. Hs thể hiện vai diễn của mình trong tình huống đã nêu trước. Hs cả lớp theo dõi, nhận xét. Gv nhận xét lời thoại, diễn xuất của các nhóm theo các tình huống đã phân công. Gv ghi điểm cho các tình huống có lời thoại tốt và diễn xuất tốt để khích lệ tinh thần học tập bộ môn của học sinh. 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung đã học ở học kì II. + Xem lại các dạng bài tập. + Tiết sau ôn tập. IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: