Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 23 - Tiết 23: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 23 - Tiết 23: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

Kiến thức:

- Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các mục tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.

- Biết được một số loại tín hiệu giao thông và tác dụng của nó.

2/. Kĩ năng:

- Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông, nhận biết một số tín hiệu đi đường.

3/. Thái độ:

- Ung hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

II/. Chuẩn bị:

1/. Giáo viên: - Bộ biển báo giao thông.

 - Luật giao thông đường bộ.

 - Bảng phụ, bút dạ.

2/. Học sinh:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1081Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 23 - Tiết 23: Thực hiện trật tự an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 23	Tiết	: 23
Ngày soạn	: 	 	Ngày dạy	: 	
Bài dạy: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các mục tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.
Biết được một số loại tín hiệu giao thông và tác dụng của nó.
2/. Kĩ năng:
Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông, nhận biết một số tín hiệu đi đường.
3/. Thái độ:
Uûng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: 	- Bộ biển báo giao thông.
	- Luật giao thông đường bộ.
	- Bảng phụ, bút dạ.
2/. Học sinh:
	- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
	- Luật giao thông đường bộ
	- Đọc phần thông tin, sự kiện. Soạn gợi ý a, b SGK trang 37.
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV nêu tình huống: Mẹ Hoa người Nga, bố người Việt Nam. Hoa sinh ra tại Nga. Lên 5 tuổi cả nhà về Việt Nam sinh sống. Vậy Hoa có được nhập quốc tịch Việt Nam để trở thành công dân Việt Nam không? Vì sao?
3/. Giảng bài mới:
	a/. Giới thiệu chủ đề bài học: 
Giới thiệu chủ đề bài học: Có một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm họa thứ ba gây ra cái chết và thương vong trong loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng dó. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 14
	b/. Tiến trình:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình tai nạn giao thông hiện nay
Gv yêu cầu hs đọc phần thông tin, sự kiện SGK, kết hợp quan sát tranh ảnh.
Em hãy nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra.
Gv nhận xét, chốt lại: “Tai nạn giao thông ngày càng tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng trở thành mối quan tâm, lo lắng cho toàn xã hội của từng nhà”.
Hs đọc
Hs nêu nhận xét:
Số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng.
Số lượng người chết và bị thương ngày cáng gia tăng
1/. Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường:
Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông
12’
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu nguyên nhân tai nạn giao thông.
Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm:
Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hiện nay.
Gv nhận xét, bổ sung chuẩn kiến thức.
Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường.
Gv chốt lại ghi bài
Hs thảo luận nhóm:
Thời gian 3’
Cách thức: Ghi nội dung thảo luận lên bảng nhóm:
Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.
Ý thức kém khi tham gia giao thông.
Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều, kém chất lượng.
Dân cư tăng nhanh.
Quản lí của nhà nước còn hạn chế.
Hs trả lời.
6’
Hoạt động 3: Tìm hiểu các tín hiệu đèn giao thông.
Gv treo mô hình đèn giao thông lên bảng.
Có mấy kiểu đèn tín hiệu giao thông?
Mỗi đèn tín hiệu có ý nghĩa gì?
Treo ảnh một người vi phạm giao thông, đến ngã tư vượt đèn đỏ.
Vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hs quan sát.
Hs trả lời: 3 kiểu đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh.
Hs trả lời: Đèn đỏ => cấm đi; đèn vàng => chuẩn bị đi hoặc đi chậm lại; đèn xanh => được đi.
Hs quan sát.
Hs trả lời: Xử phạt hành chính 100 nghìn đồng / lần vi phạm.
10’
Hoạt động 4: Tìm hiểu các loại biển báo giao thông.
Gv sử dụng phương pháp phát hiện nhanh.
Gv phát cho hs mỗi nhóm một bộ biển báo gồm 4 loại cơ bản để lẫn lộn.
Gv yêu cầu các nhóm phân loại các nhóm biển báo gắn lên bảng. Nếu làm nhanh, chính xác sẽ là nhóm thắng cuộc.
Gv tổng kết, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Nêu những nét đặc trưng của từng biển báo.
Gv nhận xét, chốt lại, ghi bài.
Gv treo bảng phụ ghi sẵn điều 10 luật giao thông đường bộ.
Hs quan sát các biển báo.
Hs vỗ tay tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hs nêu
Hs quan sát ảnh, nêu tác dụng.
Hs đọc.
2/. Các loại biển báo giao thông:
Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
Iển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều viền đỏ, nền vàng hình vẽ màu đen.
Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn nền màu xanh lam hình vẽ màu trắng.
Biển báo chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam hình vẽ màu trắng.
Biển báo phụ: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, viền đen nền trắng hình vẽ màu đen.
4/. Dặn dò: (1’)
	+ Về nhà ôn bài.
	+ Làm hết bài tập SGK trang 40
	+ Sưu tầm các loại biển báo giao thông.
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.doc