Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 22 - Tiết 21 - Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2 tiết )

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 22 - Tiết 21 - Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2 tiết )

* Học sinh biết:

 - Hs biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm cất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ công dân.

* Học sinh hiểu:

- Hs hiểu công dân là dân của một nước, mang Quốc tịch của nước đó; công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

 1.2/Kĩ năng :

* Học sinh thực hiện được: Thực hiện đầy đủ các quyền nghĩa vụ công dân.

* Học sinh thực hiện thành thạo: Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 22 - Tiết 21 - Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 2 tiết )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:22 TIÉT: 21 
NGÀY DẠY:12/1/2015 
BÀI :13 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .
( 2TIẾT )
1 MỤC TIÊU : 
1.1/Kiến thức:
* Học sinh biết:
 - Hs biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm cất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ công dân.
* Học sinh hiểu:
- Hs hiểu công dân là dân của một nước, mang Quốc tịch của nước đó; công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
 1.2/Kĩ năng : 
* Học sinh thực hiện được: Thực hiện đầy đủ các quyền nghĩa vụ công dân. 
* Học sinh thực hiện thành thạo: Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
 1.3/ Thái độ : 
* Thói quen: Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam
* Tính cách: Mỗi học sinh phải có ý thức học tập tốt, tham gia tích cực những hoạt động do Đoàn, Đội tổ chức...
 -Giảm tải.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP : 
Cơ sở xác định công dân một nước.
3/CHUẨN BI:
3.1. Giáo viên: Luật quốc tịch. Tranh ảnh tấm gương thực hiện tốt quyền công dân. 
3.2. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. - Xem trước nội dung bài học, bài tập.
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, chuẩn bị bài ở nhà của học sinh .
4.2/Kiểm tra miệng:
Câu 1: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời có ý nghĩa như thế nào? Nêu trách nhiệm của trẻ em?(10đ)
HS: - Ý nghĩa: tôn trọng, quan tâm, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
 - Trách nhiệm của trẻ em: Bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác, thực hiện tốt bổn phận của mình.
Câu 2: Em ứng xử như thế nào trong trường hợp: Em thấy một người bạn nơi em sống không biết chữ. (10đ)
HS: - Chỉ cho bạn học chữ, vận động bạn đi học
? Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài .
GV: Nhận xét, cho điểm. 
4.3/Tiến trình bài học:
 GV cho học sinh xem tranh,sau đó đặt câu hỏi :
? Em thử đoán xem ai trong bức tranh trên là công dân Việt Nam ?
GV:cho học sinh tranh luận .Vậy công dân là gì ? Những ai được xem là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: 15 phút
Mục tiêu : Nhận biết công dân Việt Nam.
 Căn cứ vào khoản 1 điều 5 luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em có quyền được có khai sanh và có quốc tịch - cũng như điều 4 luật quốc tịch 1998 quy định “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân nước CHXHCN VN”
HS: Đọc tình huống 1. ( sgk)
Chia nhóm thảo luận cặp đôi : ( 3 phút)
HS: Theo em bạn A- li- a nói như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
HS trả lời.
GV: Nhận xét đánh giá .
Tình huống 2: Giảm tải .
GV. Kãút luáûn :yï âuïng laì : a, b, c, g, h
? Người nước ngoài đến Việt nam công tác có phải là công dân Việt nam không? Khi nào người nước ngoài được coi là công dân Việt Nam?
.HS: - Người nước ngoài đến Việt nam công tác không phải là công dân Việt nam, vì họ không có quốc tịch Việt Nam.
 - Người nước ngoài được coi là công dân Việt Nam khi họ sinh sống lâu dài ở Việt nam và tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 2: 20 phút
Kiến thức : Nêu được thế nào là công dân , Căn cứ để xác định công dân của một nước , thế nào là công dân của nước cộng hòa XHCN VN .
Mở rộng : Dưới chế độ phong kiến người dân không thể gọi là công dân mà gọi là thần dân.
+ Chế độ thuộc địa người dân không có địa vị là công dân, không được hưởng quyền lợi của người công dân. 
*Chỉ đối với nhà nước độc lập chủ quyền thì người dân mới có địa vị công dân và được hưởng quyền lợi của người dân. Nhưng thực tế trong cuộc sống của chúng ta có nhiều vấn đề chúng ta cần phải suy nghĩ như :
Nhấn mạnh: Địa vị công dân mỗi nước khác nhau.
Gv: Tuỳ theo điều kiện và tình hình mỗi nước mà người dân có quy định và địa vị khác nhau.
Lưu ý :Có người cho rằng công dân là chỉ những người làm việc trong các nhà máy xí nghiệp và phải từ trở lên .18 tuổi .Theo em ý kiến đó đúng hay sai ?Vì sao ? 
? Em có phải là công dân Việt Nam không? 
? Em hiểu công dân là gì? 
? Căn cứ để xác định công dân của mỗi nước là gì?
GV. Giải thích: Quốc tịch là dấu hiệu pháp lý, xác định mối quan hệ giữa một người dân cụ thể với một nhà nước, thể hiện sự thuộc về một nhà nước nhất định của một người dân.
1. Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ VN có quyền có quốc tịch VN.
2.Đối với công dân người nước ngoài và người không có quốc tịch:
+ Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại VN, tự nguyện tuân theo pháp luật VN.
+ Là người có công lao đóng góp xây dựng bảo vệ Tổ quốc VN.
+ Là vợ chồng, con, bố , mẹ ( kể cả bố, mẹ nuôi ) của công dân VN.
3. Đối với trẻ em:
+ Có cha mẹ là người VN, trẻ em sinh ra ở VN và xin thường trú tại VN, có cha, mẹ là người VN, tìm thấy trên lãnh thổ VN nhưng không rõ cha mẹ là ai.
* Khi Hs nghiên cứu xong tư liệu, cho các nhóm thảo luận khoảng 5 phút, sau đó GV ghi tất cả các câu trả lời của học sinh lên bảng.
* Giáo viên giảng thêm: Hiện nay trên đất nước ta, ngoài công dân Việt Nam còn có những người nước ngoài, người không có quốc tịch đang sinh sống. 
Gv: Em hiểu thế nào là người nước ngoài? Thế nào là người không có quốc tịch?
Hs: Người nước ngoài: là người có quốc tịch nước ngoài.
+ Người không có quốc tịch: là người không có quốc tịch Việt Nam và không có quốc tịch nước ngoài.
Giáo viên có thể cho ví dụ để làm rõ người không có quốc tịch.
Gv: Căn cứ vào đâu để xác định công dân một nước?
Gv: Vậy theo em thì những ai được công nhận là người VN? (Gọi hs trả lời gv chốt ý )
- Các trường hợp sau đây đều là công dân VN.
 + Trẻ em sinh ra có cha và mẹ đều là công dân VN.(Không kể trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài nước)
 + Trẻ em bị bỏ rơi tìm thấy trên lãnh thổ VN không rõ bố mẹ là ai.
 + Người có quốc tịch VN
 + Người nước ngoài sinh sống tại VN có quốc tịch VN. Kể cả người VN sinh sống ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch VN.
Gv: Theo em, người nước ngoài đến Việt Nam công tác, người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không?
Hs: Không, vì họ không có quyền và nghĩa vụ công dân như công dân Việt Nam . Họ có các quyền, nghĩa vụ qui định trong các văn bản riêng cho từng đối tượng. 
Gv: Em hiểu thế nào là người gốc Việt Nam? 
Gv: Trường hợp những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nếu từ bỏ quốc tịch Việt Nam, gia nhập quốc tịch nước ngoài thì được coi là người gốc Việt Nam. Ngược lại, nếu vẫn giữ quốc tịch Vệt Nam thì vẫn là công dân Việt Nam.
+ Nhà nước CHXHCNVN bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài và tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Gv: Người ngoài làm ăn sinh sống lâu dài VN có được coi là công dân VN không ?
Hs: Người nước ngoài đến công tác tại VN không phải là người VN.
* Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở VN muốn trở thành công dân VN thì phải tự nguyện tuân theo pháp luật VN và đủ 18 tuổi trở lên, biết tiếng việt, ít nhất 5 năm tại VN(Xin nhập quốc tịch) thì được coi là công dân VN.
* Giáo viên kết luận: Công dân Việt Nam là người có Quốc tịch Việt Nam. 
Lưu ý: Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam:
- Mọi người sinh sống trên lãnh thổ VN có quyền có quốc tịch VN.
- Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch: 
+ Phải từ 18t trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại VN, tự nguyện tuân theo pháp luật VN
+Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ tổ quốc VN
+ Là vợ, chồng, con, bố ,mẹ(kể cả bố mẹ nuôi, con nuôi) của công dân VN
HOẠT ĐỘNG 3: 5 PHÚT
Mục tiêu: Làm bài tập vận dụng
1/Bài tập :Hãy đánh dấu x vào ô r tương ứng những trường hợp là công dân Việt Nam:
2/Tình huống:
“Ông A là người pháp gốc Việt -Ông đi theo một tuor du lịch về Việt Nam - Khi theo đoàn tham quan, ông phải trả các cước phí dịch vụ theo mức của người nước ngoài . Ông phản đối cho rằng ông là người VN”
Gv: Theo em ông A phản đối như vậy đúng không ? Vì sao ?
* GV gợi ý giải quyết vấn đề trên: Như chúng ta đã tìm hiểu ở tiết trước điều 49 HP 1992 “ Công dân nước CHXHCN VN là người có quốc tịch VN”. cũng như nguyên tắc để có quốc tịch thì người dân nước đó phải đăng ký quốc tịch ở nơi đó - Thì mới có thể coi là công dân nước đó.”
Gv: Theo em người nước ngoài sang du lịch - Tham quan có thể xem là người VN không?
 Hs:Không vì họ không mang quốc tịch VN)
Gv: Nếu như người VN định cư ở nước ngoài thì sao ? 
Hs: Nếu vẫn giữ quốc tịch VN thì vẫn công nhận là người VN. 
Hs: ông A nhận định vậy là sai vì ông là người Pháp gốc Việt. Do đó ông phải tuân thủ quy định của pháp luật VN. 
I. TÌNH HUỐNG:
* Tình huống 1:
+ A-li-a nói vậy là đúng. Nếu bố mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A li – a.
+ A-li-a nói vậy là sai. Nếu bố mẹ không chọn quốc tịch VN choA-li-a. Mà chọn một quốc tịch khác.
* Tình huống 2:giảm tải
II.NỘI DUNG BÀI HỌC :
1/ Thế nào là công dân ?
Công dân là người dân của một nước.
2/ Căn cứ để xác định công dân của một nước
Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân một nước. 
3/ Thế nào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
 - Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
III/ BÀI TẬP 
Việt kiều có Quốc tịch Mĩ.
 Hoa kiều có Quốc tịch Việt Nam.
 Người Việt Nam đi công tác ở nước ngoài.
 Người nước ngoài sang công tác ở việt Nam.
 Người việt Nam bị phạt tù giam.
 Người việt Nam dưới 18 tuổi.
GV: Hoa có phải là công dân VN không? Vì sao?
4.4/ Tổng kết :
T rò chơi ai nhanh hơn : Những trường hợp nào sau đây được xem là công dân Việt Nam
a/Sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài (x)
b/Một người pháp gốc Việt.
c/Trẻ em lang thang được nhà nước nuôi dưỡng .(x)
d/Người có quốc tịch Việt Nam nhưng bố mẹ đều là người nước ngoài.(x)
e/Người được sinh ra ở nước ngoài,nhập tịch ở nước ngoài nhưng cha mẹ đều mang quốc tịch Viêt Nam.
f/Người bị tước quốc tịch Việt Nam.
g/Các dân tộc thiểu số có quốc tịch Việt Nam(x)
Đáp án :a,c,d,g
GV: Kết luận TIẾT 1..
4.5/ Hướng dẫn học tập :
* Đối với tiết học ở tiết này:
-Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 41.
-Làm các bài tập b,c,d, sách giáo khoa trang 41,42.
* Đối với tiết học ở tiết tiếp theo :
-Chuẩn bị bài 13:“ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”(tt)
-Xem trước truyện đọc, bài học, bài tập SGK/39-42.
-Tìm bài hát về quê hương, đất nước, anh hùng dân tộc 
 - Sưu tầm gương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân ở trường và địa phương
Tự lập kế hoạch học tập, rèn luyện để trở thành CD có ích cho đất nước.
5/PHỤ LỤC:
Nội dung giảm tải của bộ GD-ĐT.
Học tập và thực hành theo chuẩn kiến thức,kĩ năng GDCD 6.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD 6.
Kĩ năng sống GDCD 6.

Tài liệu đính kèm:

  • doccong dan nuoc cong hoa XHCN Vn.doc