Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Tiết 8)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Tiết 8)

1. Kiến thức:

 Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

 Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ , rèn luyện thân thể.

 Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.

2. Kĩ năng:

 - Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và người khác.

 

doc 121 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Tiết 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 - Tiết 1 
Ngày soạn:.
Ngày giảng: 6A
 6B..
Bài 1: 
 Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
I Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
 Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ , rèn luyện thân thể. 
 Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
2. Kĩ năng: 
 - Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và người khác.
 - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 - Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.
3. Thái độ : 
 có ý thức thường xuyên tự chăm sóc , rèn luyện thân thể .
II.Tài liệu và phương tiện dạy học.
GV: Bộ tranh GDCD 6, Báo sức khoẻ đời sống.
 SGK – SVG GDCD6.
HS: Đọc trước bài mới
III. Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 6A.
 6B.
2.Kiểm tra bài cũ: Sách vở,đồ dùng học tập của HS.
3.Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Ông cha ta thường nói “ có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng”nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người là sức khoẻ. Để hiểu được ý nghĩa của sức khoẻ nói chung và tự chăm sóc sức khoẻ của mỗi cá nhân Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay
 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi
Khai thác nội dung truyện
?Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè qua?
?Vì sao Minh được điều kì diệu ấy?
?Sức khoẻ có cần cho mỗi người hay không? vì sao?
GV kết luận chuyển ý.
Vậy sức khoẻ là vốn quý của con người,mỗi chúng ta hãy tự bảo vệ cho chính mình. Muốn làm được điều đó chúng ta cần phải có những khu vui chơi giải trí và những môi trường trong sạch thiết thực vào trong cuộc sống để rèn luyện bản thân như trường học,trạm xá, các công trình phúc lợi khác chúng ta cần phải có kinh phí
?Vậy theo em để XD những bể bơi,trường học ,trạm xá thì kinh phí lấy từ đâu?
Nhận xét kết luận và chuyển hoạt động.
HS đọc truyện: Mùa hè kì diệu 
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi .
-Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện thể thao.
- Có:
- Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: Học tập, Lao động, vui chơi giải trí.
HS trả lời câu hỏi.Các bạn khác bổ sung
Tích hợp thuế.
- Kinh phí lấy từ thuế. Thuế tạo ra nguồn tài chính để nhà nước chi cho các mục đích chung như XD trường học,trạm xá.
I.Tìm hiểu truyện đọc
 Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung bài học.
Thảo luận về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
?Sức khoẻ đối với học tập?
?Sức khoẻ đối với lao động?
?Sức khoẻ đối với vui chơi giải trí?
Nhận xét và kết luận.
? Kể những tấm gương về chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ, luyện tập hằng ngày?
? cho học sinh bổ sung ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ đối với ba chủ đề trên.
Nhận xét bổ sung.
? Vậy muốn cho con người được khoẻ mạnh chúng ta phải làm và rèn luyện như thế nào?
Nhận xét kết luận
Thảo luận nhóm (3nhóm)
Đại diện nhóm trả lời
Cácnhóm khác bổ sung.
Tự trả lời theo ý hiểu.
Tự kể những tấm gương mà mình biết về bạn bè trong trường, thầy cô giáo..
Ngồi học (thức khuya)
Trong công việc làm việc không có kế hoạch .
Tinh thần không thoải mái..
Trước tiên chúng ta phải làm trong sạch môi trường thì không khí trong lành mới không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cần giữ vệ sinh cá nhân, tập thể dục thể thao , có chế độ ăn uống ,nghỉ ngơi phòng bệnh hợp lí ,làm trong sạch môi trường sống ở gia đình,trường học,khu dân cư như: không vứt rác,khạc nhổ bừa bãi,quét dọn vệ sinh thường xuyên..
VD: - Khi trời rét thì phải mặc đủ áo ấm, trời nắng thì phải đội mũ nón ra đường, tắm rửa thường xuyên, khi thấy người mệt thì phải báo cáo cho cha mẹ biết.
Trả lời câu hỏi
Các bạn khác bổ sung
Ghi bài.
II. Bài học:
ý nghĩa của việc chăm sóc sức khoẻ , tự rèn luyện thân thể.
a .ý nghĩa .
- Sức khoẻ là vốn quý cuả con người. 
- Sức khoẻ tốt giúp ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ.
b. Rèn luyện sức khoẻ ntn
- Ăn uống điều độ , đủ chất ding dưỡng 
- Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao phòng bệnh hơn chữa bệnh 
- Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
HS đọc bài tập SGK 
GV hướng dẫn HS làm:
HS trả lời HS khác bổ sung
GV nhận xét và kết luận chuyển ý:
? Em hãy nêu tác hại cửa nghiện thuốc lá , uống rượu ? Nếu bị dụ dỗ hít, chích hê-rô-in em phải làm gì?
? Em hãy cho biết những hoạt động cụ thể ở địa phương em về rèn luỵện sức khoẻ? 
III.Bài tập:
* Bài 1:
Để có kết quả học tập tốt, lao động tốt,duy trì được cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc thì phải xác định ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ, tự rèn luyện sức khoẻ để có sức khoẻ tốt
- HS tự bộc lộ suy nghĩ của mình 
 4.Củng cố luyện tập
Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV hệ thống toàn bài: Sức khoẻ là vốn quý của con người, mỗi chúng ta hãy tự bảo vệ cho chính mình. Muốn làm được điều đó chúng ta cần phải có những khu vui chơi giải trí và những môi trường trong sạch thiết thực vào trong cuộc sống để rèn luyện bản thân như trường học,trạm xá, các công trình phúc lợi khác.
 5.Hướng dẫn học ở nhà
- Học kĩ nội dung bài học 
- Hoàn thành bài tập :b, d
- Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về sức khoẻ
- Xem trước bài: Siêng năng, kiên trì 
	( khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa)
 Tuần 2 - Tiết 2
Ngày soạn :. 
Ngày giảng : 6A..
 6B ..
Bài 2 Siêng năng, Kiên trì (tiết 1)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: 
 HS nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì và hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2.Kĩ năng:
 Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động.
 Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Thái độ:
 Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
GV: - SGV-SGK
 Bài tập trắc nghiệm
 Truyện kể về các tấm gương danh nhân
HS: Học bài – xem bài mới.
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: Sĩ số lớp 6A..
 6B.....
2.Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể?
 Hãy kể về một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
3.Bài mới: Tiết 1:
 Hoạt động1: giới thiệu bài:
GV kể một câu chuyện nói lên tính siêng năng kiên trì và ý nghĩa : Chúng ta xem chương trình thời sự một em bé bị hỏng cả hai tay nhưng em đó vẫn kiên trì tập luyện viết bằng chân và cuối cùng em đã làm được. 
Từ những câu chuyện trên dẫn dắt học sinh vào bài mới.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu ND truyện đọc
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi
 Yêu cầu HS dùng bút gạch chân những chi tiết cần trong truyện
GV đặt câu hỏi:
?BH của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
* Bác còn biết tiếng đức,ý, nhật Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đấy
?Bác đã tự học như thế nào
Nhận xét bổ sung
? Bác đã gặp khó khăn gì? trong học tập?.
GV bổ sung:
Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa LĐ kiếm sống, vừa tìm kiếm cuộc sống các nước.Tìm hiểu đường lối Cách Mạng
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
Nhận xét ,bổ sung. 
HS đọc Truyện SGK 
Hoạt động cá nhân.
Dùng bút gạch chân những chi tiết cần trong truyện
4 thứ tiếng
- Bác học thêm vào hai giờ nghỉ, Bác nhờ thuỷ thủ giảng giải, viết 10 từ mới vào tay, vừa làm vừa học Bác tra từ điển nhờ người nước ngoài giảng
HS thảo luận trả lời
- Bác không được học ở trường lớp, Thời gian làm việc của Bác từ 17,18 giờ trong một ngày Tuổi cao Bác vẫn học
Trả lời theo ý hiểu.
=> Siêng năng.kiên trì.
- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong công việc
I. Truyện đọc:
 HĐ3: Tìm hiểu KN siêu năng, kiên trì.
? Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ những siêng năng, kiên trì mà thành công trong sự nghiệp?
Bổ sung: Mendelêp, Galilê Acsimet,...
? Trong lớp chúng ta có bạn nào có đức tính siêng năng kiên trì trong học tập.
- Nhấm manh trong thực tế ngày nay có nhiều doanh nghiệp trẻ, KH trẻ có những hộ nông dân làm kinh tế giỏi họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội bằng sự siêng năng, kiên trì
?Vậy thế nào là siêng năng , kiên trì?
Nhận xét – kết luận
HS thảo luận trả lời :
HS tự liên hệ thực tế
- Nhà bác học: Lê Quý Đôn GSBS: Tôn Thất Tùng
Liên hệ trong lớp.
Tự kể bạn bè của mình.
HS trả lời.
 Ghi bài vào vở
II. Bài học
a. Khái niệm:
- Siêng năng : là phẩm chất đạo đức của con người,là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì: là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập.
Chơi trò chơi giơ thẻ đúng sai theo kiểu trắc nghiệm 
 Cho HS làm bài tập trắc nghiệm
Người siêng năng là:
III. Bài tập:
- Là người yêu lao động
- Miệt mài trong công việc
- Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ
- Làm việc thường xuyên đều đặn
- Làm tốt công việc, không cần khen thưởng
- Làm theo ỹ thích, gian khổ không làm
- Học bài quá nủa đêm
 4. Củng cố :
 Y/C HS trả lời các câu hỏi:Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì , Cho VD cụ thể?
 5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học kĩ khái niệm siêng năng, kiên trì.
- Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động.
- Lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện siêng năng, kiên trì .
- Sưu tầm ca dao tục ngữ, truyên cười, nói về siêng năng, kiên trì .
- Xem trước phần bài tập. Đọc trước nội dung bài học.
 Tuần 3 – Tiết 3.
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 6A..
 6B ..
Bài 2 Siêng năng, Kiên trì (tiết 2)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: 
 HS nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì và hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2.Kĩ năng:
 Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động.
 Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Thái độ:
 Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
GV: - SGV-SGK
 Bài tập trắc nghiệm
 Truyện kể về các tấm gương danh nhân
HS: Học bài – xem bài mới.
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: Sĩ số lớp 6A..
 6B.....
2.Kiểm tra bài cũ: 
 ? Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì ? Cho ví dụ ?
3.Bài mới: Tiết 2:
Hoạt động 4: Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội  ... em, em của Hùng có vi phạm gì không? Vì sao?
 B. Bài tập trắc nghiệm.
Câu 1: Trong những hành vi sau em đồng ý với những hành vi nào và không đồng ý với những hành vi nào?vì sao?
đi bộ trèo qua ngã tư đường. 
Đi bộ trên hè phố.
Bám nhảy tàu xe.
Đá bóng, thả diều, đùa nghịch dưới lòng đường.
Chạy qua đường không quan sát kĩ.
Điều khiển xe đạp bằng một tay.
Đi xe đạp vào phần bên phải đường trong cùng.
Rẽ bất ngờ không xin đường.
Phóng nhanh từ trong ngõ ra đường.
Đứng túm tụm hoặc mua bán dưới lòng đường.
Câu 2:Hai xe đạp ngược chiều nhau trên đường dốc, xe nào phải nhường đường? Vì sao? ( Chọn một trong các phương án sau đây)
Xe lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc.
Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc.
Không xe nào phải nhường đường.
Cho HS làm từng bài tập – cô nhận xét, kết luận đáp án đúng, giải thích cho HS hiểu vì sao.
 C. Nhận biết một số biển báo.
GV: Giới thiệu một số biển báo thông dụng để HS nhận biết.
Đường cấm. g.Chỗ ngoặt nguy hiểm.
 Cấm đi ngược chiều. h. Đường giao nhau.
Cấm ôtô. i. Kè, vực sâu phía trước.
Cấm xe đạp. k.Gia súc.
Cấm người đi bộ.
 Hệ thống , củng cố lại nhứng kiến thức cơ bản.
Hướng dẫn về nhà chuẩn bị tiết sau.
 Kết thúc tiết 1: 
 Tuần 33 – Tiết 33.
Ngày soạn:16/4/2010.
Ngày dạy: 19/4/2010. 
 Thực hành ngoại khoá 
Các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
I.Mục tiêu bài học:
 Thông qua giờ thực hành,ngoại khoá giúp học sinh củng cố, khắc sâu thêm những kiến thức đã học.
 Rèn kỹ năng xử lý tình huống,liên hệ,vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
 Học sinh xử lý linh hoạt tình huống trong đời sống hàng ngày.
II.Tài liệu và phương tiện dạy học:
GV: Các tình huống về an toàn giao thông.
 Câu hỏi trắc nghiệm,biển báo
HS: Đọc tài liệu.
 Chuẩn bị đóng vai tình huống.
III. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 6A.
 6B
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hờp trong khi hoạt động ngoại khoá.
3. Thực hành: Tiết 2- Tuần 33. 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Thực hành.
GV: phân nhóm. Giao tình huống cho các nhóm.
Chia lớp thành hai nhóm.
Mỗi nhóm đóng một tiểu phẩm với nội dung khác nhau mà GV đã cho chuẩn bị sẵn.
Các nhóm tự phân công người đóng.
Nội dung tiểu phẩm như sau:
Nhóm 1: Tình huống 1.
 Sùng A Páo 23 tuổi ở bản Vân Hồ – Si Pa Phình – Mường Lay có tính lười nhác, lợi dụng sự mê tín, dị đoan của một số người đã nhân danh “ Người nhà trời” và đi các nơi bảo mọi người tập trung lễ vật, tổ chức cúng lễ để được trời phù hộ cho giàu có.
 Lễ vật gồm: tiền, bạc, lợn,gà và các đồ vật khác.
 Nhờ đó Páo đã thu được rất nhiều tiền.
 Ngoài ra Páo còn xúi giục nhiều người tin theo Páo khiến hàng trăm đồng bào HơMông ở khu vực đó bỏ cả làm nương rãy mà làm theo những lời Páo nói,,, vì thế Páo càng lấy được nhiều tiền của nhiều người.
 Toà án nhân dân tỉnh đã xử phạt y 2 năm tù về hai tội danh đó.
Nhóm 2: Tình huống 2:
 Buổi trưa tan học về, thấy đường vắng, Hiếu liền trổ tài với các bạn. Cởu điều khiển xe dạp thả hai tay, đi lạng lách ,đánh võng. Không ngờ trong lúc đang phấn khởi thì cậu vướng phải quang gánh của một bác bán hoa đang đi bộ dưới lòng đường, làm gánh hoa đổ. Hiếu thì bị ngã. May sao bác bán hoa không việc gì.
 Nhưng Hiếu bị sướt sát hết người và còn bị bác bán hoa mắng cho một trận.
 Các bạn thấy vậy liền chạy ra đỡ Hiếu lên và đưa Hiếu vào lề đường băng bó vết thương và còn phải xin lỗi bác bán hoa thay cho Hiếu và hứa lần sau sẽ không đi như thế nữa.
 GV: cho các nhóm chuẩn bị 5-7 phút.
Tự phân vai, trang phục chuẩn bị sẵn.
Bốc thăm đội nào diễn trước.
Cả lớp theo dõi .
Nhận xét tình huống của mỗi đội ,cách nhập vai của các bạn.
Nêu một số câu hỏi để các bạn trả lời:
? Páo đã vi phạm gì?
? Mắc voà hai tội đó là những tội nào?
?Nhân dân trong thôn bản đã rút ra được bài học gì cho mình?
? Bạn hiếu đã vi phạm vào luật nào?
? Đã gây ra hậu quả gì? có nghiêm trọng không?
? Bạn đã rút ra được bài học gì cho bản thân?
GV: nhận xét- khuyến khích các bạn lần sau phát huy.
 4.Củng cố luyện tập:
Cho HS nhắc lại những nội dung đã thực hành ngoại khoá trong 2 tiết.
GV: hệ thống lại toàn bộ.
 5.Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà học bài.
Chuẩn bị tiết sau ôn tập học kỳ hai.
 Tuần 34 - Tiết: 34
Ngày soạn: 29/4/2010. 
Ngày dạy: /./2010. 
 Ôn tập học kỳ II.
I Mục tiêu ôn tập.
 Củng cố lại toàn bộ những kiến thức đã được học trong học kỳ II về chuẩn mực đạo đức và các quyền của trẻ em, luật về giao thông đường bộ.
 Giúp học sinh hệ thống và khái quát những kiến thức về GDCD6 đã được học.
 Học sinh có ý thức tự giác trong khi ôn tập, nhớ nhanh và nhpớ lâu ,để vận dụng vào làm bài tập , ứng dụng trong thực tế.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học:
 GV: nội dung ôn tập
 HS: ôn tập trước.
III. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 6A..
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Ôn tập:
 A. Lý thuyết.
GV:Đưa ra thệ thống câu hỏi và dùng phương pháp hỏi đáp giúp HS hệ thống hoá những kiến thức trọng tâm.
Câu 1: Công ước LHQ về quyền trẻ em ghi nhận quyền trẻ em có những nhóm quyền nào? Nêu rõ nội dung từng nhóm quyền đó?
- Nội dung: gồm 4 nhóm quyền.
 + Nhóm quyền sống còn.
 + Nhóm quyền bảo vệ.
 + Nhóm quyền phát triển.
 + Nhóm quyền tham gia.
Câu 2: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để ta xác định được công dân của một nước?
- Công dân là dân của một nước. Dựa vào quốc tịch để xác định công dân của mỗi nước.
- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.
- Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN, được nhà nước bảo vệ và bảo đảm việc thực hiênh quyền và nghĩa vụ theo quy dịnh của pháp luật.
Câu 3: Nêu các quyền,nghĩa vụ công dân đối với nhà nước mà em biết?
Câu 4: Để đảm bảo an toàn khi đi đường , ta phải tuyệt đối chấp hành điều gì? Nêu tên một số biển báo giao thông thông dụng mà em biết?
Câu 5: Theo em tại sao chúng ta phải học tập? Tầm quan trọng của việc học tập như thế nào?
Câu 6: Nhà trường và xã hội phải có trách nhiệm gì trong việc học tập của các em?
Câu 7: Quyền được PL bảo hộ tính mạng, thân thể,sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm là gì? Nêu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này là gì?
. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể , tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân là gì?
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể , không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng pháp luật.
- Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
Câu 8: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì? Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này như thế nào?
Câu 9: Quyền bảo đảm an toàn thư tín,điện tín,điện thoại là gì?
GV: Nêu ra từng câu hỏi.
HS: suy nghĩ trả lời các câu hỏi đó.
GV: Sau mỗi câu hỏi giáo viên chốt lại nội dung câu trả lời.
HS: Có thể ghi hoặc đánh dấu câu trả lời vào vở ghi hoặc SGK.
 B. Bài tập
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK.
Bài tập: a,e – SGK – 31,32
 Bài tập: a,b – SGK – 36.
 Bài tập: d – SGK – 42.
 Bài tập: c,d – SGK – 46.
 Bài tập : d – SGK – 48.
 Bài tập: d – SGK – 50.
GV: hướng dẫn học sinh xem lại bài đã làm.
HS: tự làm bài vào vở hoặc xem lại bài đã làm.
Ngồi làm bài tập ,làm đề cương.
 4. Củng cố luyện tập:
GV: nhắc lại những nội dung chính đã ôn tập.
Chốt lại những nội dung cần ôn. hệ thống toàn bài.
 5. Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà ôn tập lại toàn bộ những nội dung đã học.
Chuẩn bị giấy,bút tiết sau kiểm tra học kỳ II.
Trường: TH & THCS Suối Quyền.
 Đề thi học kỳ II.
 Môn: GDCD 6
 Đề bài:
Câu 1: Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?
Câu 2: Theo em tại sao chúng ta phải học tập? Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập?
Câu 3: Em hãy nêu một số biểu hiện tốt và chưa tốt trong học tập của bản thân em và các ban em?
 Nêu một số tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập mà em được biết ? (trong trường,lớp mình đang học hoặc trên sách báo mà em được đọc)
Câu 2: 2 điểm
 Em xử lý như thế nào khi gặp những tình huống sau?
 A. Nhặt được thư của người khác.
 B. Nhìn thấy chị gái xem trộm thư của em mà không hỏi ý kiến.
 C. Nhìn thấy bạn lấy trộm thư của người khác.
 D. Đến nhà bạn mượn truyện mà không có ai ở nhà.
 Đáp án:
Câu 1: ( 2 điểm)
 - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân
 - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép ( 1đ)
- Những hành vi vi phạm chỗ ở của công dân: 
 + Khám xét chỗ ở của người khác.
 + Đuổi trái phép người khác ra khỏi chỗ ở của họ.
 + Tự ý vào chỗ ở của người khác khi họ không có nhà.
 + Tự do vào nhà người khác khi họ không đồng ý.
 ( mỗi ý trả lời đúng được 0,25 đ)
 Câu 2: (3 điểm)
 * Chúng ta phải học tập vì: 
- Học tập là vô cùng quan trọng,có học tập chúng ta mới có kiến thức,có hiểu biết,được phát triển toàn diện,trở thành người có ích cho xã hội.
 * Những quy định: 
- Về học tập luật pháp nước ta quy định:
 + Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân được thể hiện:
 + Mọi công dân có thể học không hạn chế từ bậc GD tiểu học đến trung học,đại học,sau đại học.
 + Có thể học bất kỳ ngành nghề nàothích hợp với bản thân,tuỳ điều kiện cụ thể,có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.
 + Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học(từ lớp1 đến lớp 5) là bậc nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.
- Gia đình cha mẹ hoặc người đỡ đầu có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình,đặc biệt là bậc giáo dục tiểu học.
 Câu 3: (3 điểm)
 * Biểu hiện tốt: 
 Chăm chỉ học tập.
Vượt mọi khó khăn vẫn đến trường,lớp đầy đủ.
Tích cực học tập với mọi hình thức..
 * Biểu hiện chưa tốt: 
Lười học,hay nghỉ học,chốn tiết
Thiếu trung thực trong học tập..
* Nêu một số tấm gương vượt khó vươn lên tròg học tập : ( HS tự tìm)
Câu2:( 2 điểm) Mỗi tình huống giải quyết tốt được 0,5 điểm
 a. Trả lại người mất
 b. Góp ý nhẹ nhàng.
 - Giải thích cho chị hiểu đó là vi phạm đến cái riêng của mình.
 c. Giải thích cho bạn hiểu làm như vậy là vi phạm pháp luật.
 d. Nên đi về, lúc khác sẽ đến mượn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6(13).doc