1. Kiến thức:
- Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phảI tự chăm sóc, rèn luyện thân thể để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
2. Thái độ:
- Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Tuần: 1 Tiết: 1 Ngày soạn: 20/08/2010 Ngày dạy: bài 1: tự chăm sóc, rèn luyện thân thể A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phảI tự chăm sóc, rèn luyện thân thể để phát triển tốt. - Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. 2. Thái độ: - Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. 3. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi chăm sóc, rèn luyện thân thể - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể . - Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó. B. Nội dung cơ bản: - Sức khoẻ là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ. - Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả. C. Phương pháp, tài liệu và phương tiện. 1. Phương pháp: kể chuyện, tạo tình huống, thảo luận, giải quyết tình huống.... 2. Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV, tranh ảnh minh hoạ, câu chuyện, tình huống, thơ, tục ngữ, ca dao về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. Bảng phụ, phiếu học tập. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra vở ghi và SGK của học sinh. 3. Giới thiệu bài mới: Cha ông ta thường nói: "Sức khoẻ là vàng", "Có sức khoẻ là có tất cả". Bác Hồ cũng đã nói:: "...Mỗi người dân yếu ớt là cả dân tốc yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh là cả dân tộc khoẻ mạnh...". Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để hiểu thêm về sức khoẻ, cách rèn luyện sức khoẻ. 4. Phát triển chủ đề: hoạt động của GV và HS nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu phần truyện đọc Mục tiêu: HS hiểu được tầm quan trọng của sức khoẻ, cách rèn luyện sức khoẻ. Cách tiến hành: - GV cho HS đọc truyện "Mùa hè kỳ diệu" - GV đặt câu hỏi để HS thảo luận và trả lời. ?/ Điều kỳ diệu gì đã đến với Minh trong mùa hè qua? ?/ Vì sao Minh có được sự kỳ diệu đó? ?/ Nếu là Minh, em có rèn luyện như vậy không, vì sao? - GVKL: Minh kiên trì tập luyện sau một mùa hè, cơ thể và sức khoe Minh đã có sự thay đổi. - HS liên hệ bản thân. - Điều kỳ diệu của Minh: Chân tay săn chắc, dáng đi nhanh nhẹn, cao hẳn lên và đã biết bơi. - Vì Minh đã kiên trì tập luyện: chiều nào cũng đi bơi, nước vào cả mồm, mũi, tai... - Đồng ý với cách rèn luyện của Minh. Vì sức khoẻ rất quan trọng. muốn có sức khoẻ thì phải tập luyện kiên trì. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của việc rèn luyện thân thể, biết cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. Cách tiến hành: - GV chia HS thành 2 nhóm thảo luận - HS thảo luận, cử đại diện lên trình bày. - GV kẻ bảng, HS các nhóm điền vào bảng của mình. Nhóm 1+3: Tìm 5 biểu hiện biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. Nhóm 2+4: Tìm 5 biểu hiện chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. - GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và chốt. 1. Biểu hiện: Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể Chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể - áo quần sạch sẽ. - Đầu tóc gọn gàng. - Cắt ngắn móng tay, chân. - Tập thể dục thường xuyên. - Hút thuốc lá. - Uống rượu, bia. - Lười tắm rửa. - Thường xuyên dậy muộn - Không tập thể dục. * Liên hệ: Em hãy sưu tầm những tấm gương ở lớp, trường biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. - HS liên hệ thực tế và trả lời. 2. ý nghĩa. - Sức khoẻ là vốn quý của mỗi người. - Sức khoẻ giúp chúng ta học tập và lao động có hiệu quả. - GV khuyến khích HS lấy nhiều tấm gương tốt. ?/ Sức khoẻ sẽ đem lại những lợi ích gì cho mỗi chúng ta? - HS trả lời. - GV nhận xét, lấy VD thực tế chứng minh. - GV chốt. Hoạt động 3: Luyện tập. Mục tiêu: HS có thể làm được một số bài tập SGK và ngoài SGK. Cách tiến hành: Củng cố: - GV dùng bảng phụ bài tập tình huống: Nam là một HS ngoan, gia đình khá giả nên Nam rất sung sướng. Lợi dụng điều đó, Phúc là một thanh niên mới lớn đã dụ dỗ Nam hút Hêrôin. - Em hãy dự kiến các tình huống có thể xảy ra đối với Nam. - Là Nam, em sẽ làm thế nào, vì sao? - HS thảo luận và trả lời. - GV nhận xét ?/ Em hãy cho biết những hoạt động ở địa phương em về rèn luyện sức khoẻ? - Bài tập: Em hãy đánh dấu vào ô trống em cho là có thể rèn luyện được sức khoẻ: ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng. ăn ít, kiêng khem để giảm cân. ăn cơm ít, ăn vặt nhiều - HS trả lời. - GV nhận xét, gợi ý. * Hướng dẫn học bài: - Tự lập kế hoạch rèn luyện thân thể. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ về sức khoẻ. - Làm đầy đủ bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài 2: Siêng năng, kiên trì. ----------------------------------------------------------------- Tuần: 2 Tiết: 2 Ngày soạn: 27/08/2010 Ngày dạy: bài 2: siêng năng, kiên trì (Tiết 1) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì. 2. Thái độ: - Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. 3. Kĩ năng: - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động. - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày. B. Nội dung cơ bản: - Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn vất vả. C. Phương pháp, tài liệu và phương tiện. 1. Phương pháp: kể chuyện, tạo tình huống, thảo luận, giải quyết tình huống.... 2. Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV, tranh ảnh minh hoạ, tấm gương danh nhân, câu chuyện, tình huống, thơ, tục ngữ, ca dao về siêng năng, kiên trì. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ?/ Em hãy nêu ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và cho VD? ?/ Em hãy trình bày kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của mình? - HS trả lời. - GV nhận xét và chấm điểm. 3. Giới thiệu bài mới: GV dùng tranh minh hoạ để vào bài. 4. Phát triển chủ đề: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV cho HS đọc truyện đọc "Bác Hồ tự học ngoại ngữ" - GV đặt câu hỏi. ?/ Bác Hồ biết mấy thứ tiếng? ?/ Bác đã tự học ntn? ?/ Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập? - Bác Hồ biết nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung Quốc.... - Bác đã tự học: +Học thêm vào 2 giờ nghỉ trong đêm. + Ngờ người giảng. + Viết từ mới vào tay để vừa làm vừa học. + Học ở vườn hoa + Học với giáo sư, tra từ điển. - Bác đã gặp khó khăn: + Không được học ở trường + Làm việc từ 4h sáng đến 9h tối + Tuổi cao ?/ Tuy khó khăn như vậy, Bác đã làm thế nào để vượt qua? ?/ Cách học của Bác thể hiện đức tính gì? ?/ Em rút ra bài học gì cho bản thân? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét và chốt: Trong quá trình tự học ngoại ngữ, Bác đã gặp rất nhiều khó khăn, song với đức tính siêng năng, kiên trì, Bác đã học và biết được nhiều thứ tiếng. - Bác đã học tập cần cù, tự giác, học ở mọi lúc, mọi nơi. - Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. - Bài học: Dù làm việc gì cũng phải cần mẫn, siêng năng, vượt khó thì mới có thể thành công. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Mục tiêu: HS nắm được khái niệm siêng năng, kiên trì. Cách tiến hành. - GV cho HS thảo luận theo cặp nhóm, theo hai dãy lớp học. - HS thảo luận, trình bày. ?/ Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp. 1. Khái niệm - Danh nhân: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Nhà bác học Lê Quý Đôn; nhà bác học Niu Tơn...... ?/ Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. - GV nhận xét và cho HS liên hệ. ?/ Em hãy liên hệ trong lớp những bạn có kết quả học tập cao, các bạn đã siêng năng, kiên trì ntn? - HS tự liên hệ. ?/ Vậy, theo em thế nào là siêng năng, thế nào là kiên trì? - HS suy nghĩ, dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét, chốt lại. - Một số câu ca dao, tục ngữ: + Có công mài sắt, có ngày nên kim. + Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. + Siêng học thì hay, siêng cày thì giỏi. + Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ. + Năng nhặt, chặt bị. - Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn vất vả. GVKL chung: Thực tế chứng minh có rất nhiều người thành công nhờ có tính siêng năng kiên trì. Là HS, nên rèn luyện cho mình đức tính này. *Củng cố: ?/ Thế nào là siêng năng, kiên trì? ?/ Em đã siêng năng, kiên trì chưa? Biểu hiện ntn? - GV dùng bảng phụ cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu X vào ô trống có ý kiến em đồng ý. Người siêng năng là người Yêu lao động. Miệt mài trong công việc. Chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ. Làm việc thường xuyên đều đặn Học bài quá nửa đêm. - HS dựa vào SGK, dựa vào thực tế bản thân để trả lời. - GV chốt lại. * Hướng dẫn học bài: - Học và nắm nội dung bài học. - Tự lập kế hoạch học tập. - Sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao về siêng năng kiên trì, chuẩn bị bài học cho tiết 2. ------------------------------------------------------------------------- Tuần: 3 Tiết: 3 Ngày soạn: 2/9/2011 Ngày dạy: /9/2011 bài 2: siêng năng, kiên trì (Tiết 2) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu ý nghĩa và biểu hiện của siêng năng, kiên trì. 2. Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ thường xuyên rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động. 3. Kĩ năng: - HS biết tự rèn luyện tính siêng năng. - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động...để trở thành người tốt. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - KN tư duy phờ phỏn - KN tự nhận thức - KN sỏng tạo - Kĩ năng tư duy phờ phỏn III. Phương pháp, tài liệu và phương tiện. 1. Phương pháp: kể chuyện, tạo tình huống, thảo luận, giải quyết tình huống.... 2. Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV, tranh ảnh minh hoạ, tấm gương danh nhân, câu chuyện, tình huống, thơ, tục ngữ, ca dao về siêng năng, kiên trì. IV. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Dự án.... V. Tiến trình dạy và học. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ?/ Thế nào là siêng năng, kiên trì? Cho VD minh hoạ. - HS trả lời. - GV nhận xét và chấm điểm. 3. Giới thiệu bài mới: GV dùng phần kiểm tra bài cũ để dẫn vào bài. 4. Phát triển chủ đề: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: - Mục tiêu: Tìm những biểu hiện về siêng năng, kiên trì và những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì. - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. - Cách tiến h ... mỗi đội gồm 4 học sinh, chọn 3 HS làm ban giám khảo. Người dẫn chương trình công bố luật chơi. 1 P H á T T R I ể N 2 T H A M G I A 3 H I ế N P H á P 4 N H Â N P H ẩ M 5 L I Ê N H ợ P Q U ố C 6 N G U Y H I ể M 7 K ỉ L U ậ T 8 A N T O à N Gợi ý: Từ hàng ngang: 1. Một trong 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo công ước liên hợp quốc. 2. Một trong 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo công ước liên hợp quốc. 3. Bộ luật có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống luật pháp nước ta. 4. Điền tiếp vào ô trống cho đầy đủ tên của một quyền cơ bản của công dân: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và... 5. Một cơ quan là sự hợp nhất các nước, ra công ước về quyền trẻ em. 6. Tên gọi của loại biển báo hình tam giác, viền đỏ 7. Những quy định do một cơ quan, tổ chức đặt ra được gọi là gì? 8. Khi tham gia giao thông, mọi người mong ước nhất là điều gì? * Hướng dẫn học tập. - GV hướng dẫn HS học tập ở nhà và chuẩn bị nội dung ôn tập học kì II. ------------------------------------------------------- Tuần: 34 Tiết: 34 Ngày soạn: 28/04/2008 Ngày dạy: 10/05/2008 ôn tập học kì II A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học. - Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, rèn phương pháp học GDCD - Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện. B. Nội dung Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em Thực hiện trật tự an toàn giao thông Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. Phương pháp, tài liệu và phương tiện 1. Phương pháp: Ôn luyện, kích thích tư duy, nêu và giải quyết vấn đề... 2. Tài liệu và phương tiện: SGV, SGK GDCD6, bài tập và các câu hỏi về nội dung ôn tập. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép vào phần ôn tập) 3. Ôn tập Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết - GV lần lượt hướng dẫn HS ôn tập lại các kiến thức đã học. ?/ Nhớ lại kiến thức đã học, em hãy cho biết, theo công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, trẻ em có các nhóm quyền cơ bản nào? ?/ Em hãy lấy ví dụ chứng minh cho các quyền trên. ?/ Pháp luật quy định ntn về trật tự an toàn giao thông đường bộ? ?/ Có mấy loại biển báo giao thông? Đặc điểm cơ bản của các loại biển báo đó là gì? ?/ Trình bày những hiểu biết của em về Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ? ?/ Pháp luật quy định ntn về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? ?/ Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín,. điện thoại, điện tín? ?/ Những hành vi nào vi phạm về quyền này? Hoạt động 2: Luyện tập. - GV đưa ra các bài tập, yêu cầu HS hoàn thiện bài tập dựa trên các kiến thức đã học. I. Lí thuyết 1. Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. a. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại. b. Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại. c. Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động.... d. Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như bày tỏ nguyện vọng của mình. 2. Thực hiện trật tự an toàn giao thông + Một số quy định về an toàn giao thông đường bộ: - Đi trên hè phố, lề đờng, đi sát mép đường - Tuân thủ đèn báo, biển báo và các tín hiệu giao thông - Không uống rượu bia và các chất kích thích khác khi điều khiển xe. - Không lạng lách, đánh võng - Không đèo 3, đi hàng 3, kéo đẩy nhau, phóng nhanh vượt ẩu, thả hai tay, rẽ trước đầu xe cơ giới - Đi đúng phần đường, đi đúng chiều, đi bên phải, vượt bên trái. + Có 4 loại biển báo giao thông: - Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ - Biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh lam - Biển báo nguy hiểm: hình tam giác viền đỏ. - Biển chỉ dẫn: hình chữ nhật, hình vuông, nền xanh lam. 3. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Không ai được đánh người - Không ai được uy hiếp, đe doạ đánh người - Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, tra tấn người - Phải cứu người khi đang cần (VD đưa đến cơ sở ý tế...) 4. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép. - Chỉ được khám xét trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Khi khám xét phải có mặt chủ nhà (người đủ tuổi thành niên), có một người láng giềng làm chứng và đại diện chính quyền địa phương. - Không được khám vào ban đêm trừ trường hợp không thể trì hoãn được. 5. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. + Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật th tín, điện thoại, điện tín là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. + Các hành vi vi phạm pháp luật: - Nghe trộm điện thoại - Đọc thư trộm - Thu giữ điện thoại, điện tín của người khác - Chuyển thư của người này cho người khác II. Bài tập 1. Công ước Liên hợp quốc về qyền trẻ em đã được ĐHĐ LHQ thông qua ngày tháng năm nào? 2.9.1930 26.1.1990 1.10.1954 20.11.1989 2. Phạm vi áp dụng của Công ước này? Cho Việt Nam Cho các nước Châu phi Cho các nước Châu á Cho các nước trên thế giới Cho các nước Đông Nam á Cho các nước Châu 3. Việt Nam là nước thứ mấy phê chuẩn Công ước này? Nước đầu tiên, năm 1990 Nước thứ hai, năm 1989 Nước thứ tư, năm 1992 Nước thứ hai, năm 1990. 4. Em không đồng ý với các hành vi nào sau đây về thực hiện trật tự an toàn giao thông? Đi bộ trên vỉa hè Đi xe đạp đèo 3 Đi bộ hàng 3, 4 Tập bỏ hai tay khi đi xe đạp Đua xe đạp. 5. Cho tình huống: A và B chơi thân với nhau. Mỗi lần B có thư là A lại tự ý mở ra xem và cho rằng chơi thân thì có thể đọc thư của nhau. A đúng hay sai? Vì sao? A vi phạm quyền gì của công dân? Nếu là B, em sẽ làm ntn để tự bảo vệ quyền của mình? * Hướng dẫn học tập: Học và nắm chắc các kiến thức đã ôn tập Chuẩn bị kiểm tra học kì II. ------------------------------------------------------------------------- Tuần: 35 Tiết: 34 Ngày soạn: 20/4/2011 Ngày dạy: 14 /05/2011 Ngày soạn:25/12/2007 Ngày dạy: /2007 Kiểm tra học kỳ ii A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Củng cố , hệ thống, khái quát hoá kiến thức đã học. Rèn kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế. Giáo dục tinh thần làm bài tự giác, sáng tạo, trung thực. B. Nội dung cơ bản: 1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 2. Thực hiện trật tự an toàn giao thông 3. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm 4. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 5. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 3. HS làm bài kiểm tra. Các cấp độ tư duy Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (mức thấp) Vận dụng (mức cao) Tổng - Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Câu1(1đ) 1 - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm Câu 2(2đ) 1 - Thực hiện trật tự an toàn giao thông Câu3(2đ) 1 - Quyền và nghĩa vụ học tập Câu4(2đ) 1 - Đề xuất cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến một số quyền công dân đã học Câu5(3đ) 1 Tổng số câu hỏi 1 2 1 1 5 Tổng điểm 2 3 3 2 10 Tỉ lệ (%) 20% 30% 30% 20% 100% II. Đề kiểm tra Câu 1(1điểm): Là công dân nhỏ tuổi của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, em phải có bổn phận gì đối với đất nước ? Câu2(2điểm): Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm? Câu3(2điểm): Trên đường đi học về, An bắt gặp rất nhiều các bạn học sinh đi xe hàng 3 hàng 4, bá vai, bá cổ nhau, lạng lách đánh võng dàn cả ra đường. An rất bất bình với những hành vi trên và dự định khuyên nhủ các bạn. Là An trong trường hợp này, em dự định bày tỏ thái độ và khuyên các bạn như thế nào? Câu 4(2điểm): Vì sao chúng ta phải học tập? Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết? Câu 5(3 điểm): Em sẽ làm gì khi gặp các trường hợp sau? Em bị người khác xâm hại danh dự, nhân phẩm. Em nhặt được thư của người khác. c . Có người tự ý đòi vào khám xét nhà em . III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm Câu 1(1đ) a. Cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất để trở thành ngời công dân có ích cho đất nước (0,5điểm) b. Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân . Tự hào là công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (0,5điểm) Câu 2(2đ) - Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.(0,5) - Biết tự bảo vệ quyền của mình. (0,5) - Phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật. (0,5) - Tuyên truyền cho mọi người hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (0,5) Câu 3 (2đ) HS cần trả lời được : Mỗi ý 0,5đ - Không đồng tình với việc làm của các bạn - Gặp trực tiếp các bạn và khuyên nhủ : các bạn không nên làm như vậy, vì làm như vậy sẽ nguy hiểm đến tính mạng của các bạn và mọi người đi đường. - Đi như vậy là vi phạm luật an toàn giao thông - Nếu các bạn không nghe, em sẽ báo cáo với các thầy cô giáo Câu 4(2đ) - Chúng ta phải học tập vì :Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. - Các hình thức học tập (0,25đ/ ý đúng)VD : học theo trường , lớp; vừa học vừa làm; học ở lớp học tình thương; tự học. ( 1 ) Câu 5(3đ) a. Tỏ thái độ phản đối và báo cho nhà trường, các cơ quan có trách nhiệm ở địa phương biết để xử lí. ( 1 ) b. Khi nhặt được thư của người khác không được mở ra xem, mà tìm cách trả lại cho người nhận. ( 1 ) c. Không cho người đó vào nhà khám xét, nếu họ không từ bỏ ý định thì nhờ những người xung quanh can thiệp và báo cho người (cơ quan) có trách nhiệm ở địa phương. (1) D. Thu bài. - GV thu bài kiểm tra, sau đó nhận xét giờ làm bài của học sinh. - Giải đáp những thắc mắc của học sinh (nếu có).
Tài liệu đính kèm: