Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Tiếp)

1/ Kiến thức:

 - Giúp HS hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

 - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

2/ Kĩ năng:

 - Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT.

3/ Thái độ:

 Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

 

doc 100 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phước Hưng
TUẦN: 1 Ngày soạn:
TIẾT: 1 Ngày dạy:
Bài 1: TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
 - Giúp HS hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
 - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
2/ Kĩ năng:
 - Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT.
3/ Thái độ:
 Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Tranh bài 6
 - Giấy Ao + Bút dạ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Cha ông ta thường nói: “ Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quí hơn vàng”. Nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người đó là sức khoẻ. Để hiểu được ý nghĩa của sức khoẻ nói chung và tự chăm sóc sức khoẻ của cá nhân nói riêng, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
 - Giảng bài:
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
- Gọi HS đọc truyện đọc (SGK).
- Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
- HS đọc
- Chân tay rắn chắc
- Dáng đi nhanh nhẹn
- Người cao hẳn lên
 1
Trường THCS Phước Hưng
- Vì sao Minh có được điều kì diệu đó?
- Sức khoẻ có cần cho mỗi người hay không? Vì sao?
- Yêu cầu HS liên hệ bản thân việc chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể.
FKết luận + ghi: 
=> Không có gì quí hơn sức khoẻ. Có sức khoẻ thì có tất cả. Cho nên mỗi chúng ta cần biết tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân. Tích cực phòng bệnh và chữa bệnh.
- Chia HS thành 3 nhóm 
- Yêu cầu HS thảo luận theo chủ đề:
+ Sức khoẻ đối với học tập
+ Sức khoẻ đối với lao động
+ Sức khoẻ đối với vui chơi giải trí.
FKết luận + ghi: 
- Yêu cầu HS bổ sung ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ.
- Minh tập bơi thường xuyên.
- Có. Vì con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động: học tập, lao động, vui chơi giải trí
- HS giới thiệu 
- HS thảo luận + trình bày
- Nếu sức khoẻ không tốt: ngồi học uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu được bài giảng –> Kết quả kém.
- Mỗi người phải biết giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ. Hàng ngày tập thể dục, năng chơi thể thao.
- Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, năng suất cao; sống lạc quan vui vẻ.
 2
Trường THCS Phước Hưng
- Để có kết quả học tập tốt, lao động tốt, duy trì cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, chúng ta phải rèn luyện sức khoẻ. Vậy rèn luyện như thế nào?
FKết luận + ghi:
- Yêu cầu HS làm bài tập a (SGK).
- Chốt đáp án đúng
- Yêu cầu HS làm bài tập c (SGK).
- N/ X + Bổ sung
- Nếu sức khoẻ không đảm bảo thì công việc khó hoàn thành, có thể phải nghỉ làm việc -> ảnh hưởng nhiều đến tập thể, thu nhập giảm đi.
- Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nản, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể.
- HS phát biểu
- HS chọn
- HS phát biểu
- Cách rèn luyện:
+ Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng
+ Hàng ngày tập luyện TDTT.
+ Phòng bệnh
+ Khi có bệnh tích cực chữa bệnh triệt để.
 4/ Củng cố:
 - Cổ xưa có câu: “ Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung”.
 - Một người có sức khoẻ sẽ có 1 cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc của họ là họ sẽ có tất cả. 
 3
Trường THCS Phước Hưng
 - Một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ – nếu họ có cái quí giá nhất, đó là sức khoẻ. Ví vậy, chúng ta phải biết quí trọng, giữ gìn sức khoẻ của mình. Đó là việc làm tốt để giúp đỡ bố mẹ và người thân.
 5/ Dặn dò:
 - Học bài và làm bài tập còn lại
 - Chuẩn bị bài 2
 ««« 
TUẦN: 2 Ngày soạn:
TIẾT: 2 Ngày dạy:
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
 - HS nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
 - Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2/ Kĩ năng:
 - Có khả năng tự rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
 - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt.
3/ Thái độ:
 Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Giấy Ao + Bút dạ
 - Tranh bài 1
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC:
 Cho biết cách rèn luyện sức khoẻ? Kể 1 việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân.
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Ông bà ta thường nói: “ Siêng làm thì có, siêng học thì hay; luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi”. Nói như vậy có đúng không? Để hiểu rõ vấn đề đó, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
 - Giảng bài:
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 NỘI DUNG
- Gọi HS đọc truyện đọc (SGK).
- Bác Hồ biết mấy thứ tiếng?
- HS đọc
- Pháp, Anh, Nga, Trung quốc, Ý, Nhật
 5
- Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó.
- Bác đã tự học như thế nào?
- Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
=> Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
- Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
- Thế nào là siêng năng?
FKết luận + ghi:
- Thế nào là kiên trì?
FKết luận + ghi:
- Kể tên 1 số tấm gương mà 
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ ( đêm ).
- Nhờ thuỷ thủ giảng bài.
- Viết 10 từ mới vào tay, vừa làm vừa học.
- Sáng sớm và buổi chiều học ở vườn hoa.
- Ngày nghỉ trong tuần Bác học với giáo sư người Italia.
- Tra từ điển.
- Nhờ người nước ngoài giảng ghi vào sổ.
- Không được học ở trường.
- Làm phụ bếp trên tàu.
- 1 ngày làm từ 17 – 18 giờ.
- Tuổi cao.
- Siêng năng, kiên trì
- HS phát biểu
HS phát biểu
- Siêng năng: Sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì: Sự quyết tâm làm cho đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
 6
em biết` nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình.
* Ngày nay có nhiều nhà doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi Họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng, kiên trì.
- Trong lớp ta có bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập?
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
- Người siêng năng:
+ Là người yêulao động.
+ Miệt mài trong công việc.
+ Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.
+ Làm việc thường xuyên, đều đặn.
+ Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
+ Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
+ Vì nghèo mà thiếu thốn.
+ Học bài quá nửa đêm.
- Lê Quý Đôn, Tôn Thất Tùng, Lương Định Của, M. Gorki, Niu tơn
- HS tự liên hệ
- HS chọn ý đúng
 4/ Củng cố:
 - HS làm bài tập a (SGK)
 - Chốt đáp án đúng
 5/ Dặn dò:
 - Học bài
 - Chuẩn bị phần còn lại.
 7
TUẦN: 3 Ngày soạn:
TIẾT: 3 Ngày dạy:
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Xem tiết 1
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 Giấy Ao + Bút dạ
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC:
 Thế nào là siêng năng, kiên trì? Nêu 1 việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của em?
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài 2: siêng năng, kiên trì
 - Giảng bài:
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 NỘI DUNG
- Siêng năng, kiên trì là phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Để đánh giá đúng đức tính này cần phải thông qua các hoạt động cụ thể.
- Chia HS thành 3 nhóm
- Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
- Biểu hiên của siêng năng, kiên trì trong lao động.
- Thảo luận + phát biểu:
+ Chăm chỉ học bài và làm bài.
+ Đi học đều.
+ Có kế hoạch học tập.
+ Tự giác học.
+ Bài khó không nản chí.
+ Không chơi la cà.
+ Chăm làm việc nhà.
+ Không ngại khó.
+ Miệt mài với công việc.
 8
Trường THCS Phước Hưng
- Biểu hiên của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động khác.
- Tìm 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì?
=> Siêng năng, kiên trì có tác dụng gì?
Kết luận + ghi:
- Nêu ví dụ chứng minh.
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
 Hành vi
 có
không
- Cần cù, chịu khó
- Lười biếng, ỷ lại
- Tự giác làm việc
- Việc hôm nay để đến ngày mai
+ Tiết kiệm.
+ Tìm tòi sáng tạo.
+ Không bỏ dở công việc
+ Kiên trì tập luyện TDTT.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Luôn đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
+ Đến với gia đình khó khăn, bệnh tật.
- Tay làm hàm nhai.
- Siêng làm thì có.
- Miệng nói tay làm
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kiến tha lâu đầy tổ
- Cần cù bù thông minh
- HS phát biểu
- HS đánh dấu x vào cột tương ứng
- Siêng năng, kiên trì: Giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.
 9
Trường THCS Phước Hưng
- Uể oải, chểnh mảng
- Cẩu thả, hời hợt
- Đùn đẩy, trốn tránh
- Nói ít làm nhiều
- Yêu cầu HS làm bài tập b (SGK).
- N/ X + Bổ sung
- HS nêu
 4/ Củng cố:
 - Thành công của mỗi người trong đó 90% là ở sự cần cù, siêng năng và kiên trì. Đức tính đó rèn luyện cho con người tính bền bỉ, dẻo dai, biết vượt qua khó khăn, gian khổ.
 - Phát huy đức tính siêng năng, kiên trì của thế hệ cha anh, bản thân mỗi người chúng ta phải biết tự rèn luyện, học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các hoạt động khác.
 5/ Dặn dò:
 - Học bài và làm bài tập còn lại
 - Chuẩn bị bài 3
 YYY
 10
TUẦN: 4 Ngày soạn:
TIẾT: 4 Ngày dạy:
Bài 3: TIẾT KIỆM
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến t ... ề chỗ ở của công dân bị pháp luật xử lí như thế nào ?
- Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
- Tự ý vào nhà của người khác.
- Khám chỗ ở vào ban đêm.
- Chiếm đoạt chỗ ở của người khác.
- Xâm lân chỗ ở của người khác.
- Đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ.
- Phạt cảnh cáo
- Cải tạo không giam giữ
- Phạt tù
- Không tự ý vào chỗ ở của người khác.
- Không cho người lạ, người không có thẩm quyền vào nhà.
- Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở người khác.
như không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
 4/ Củng cố :
 - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu như không được người đó đồng ý. Hiểu được vấn đề này chúng ta phải có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng chỗ ở của người khác, biết tự bảo vệ chỗ ở của mình, phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm chỗ ở của người khác.
 - HS chúng ta cố gắng thực hiện tốt qui định của pháp luật. Tham gia với tinh thần tự 
giác, có trách nhiệm, làm việc theo sức của mình, đóng góp cho xã hội sự bình yên, hạnh phúc.
 5/ Dặn dò :
 - Học bài và làm bài tập đ
 - Chuẩn bị bài 18
 ZZZ
TUẦN: 32 Ngày soạn:
TIẾT: 31 Ngày dạy:
Bài 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
 Hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được qui định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
2/ Kĩ năng:
 Phân biệt được đâu là những hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
3/ Thái độ:
 HS có ý thức và trách nhiệm đối với ciệc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Hiến pháp 1992
 - Bộ luật Hình sự 1999
 - Bộ luật Tố tụng hình sự 1998
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC:
 - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Nêu 1 vài hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.
 - Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
 3/ Bài mới :
 - Giới thiệu: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là 1 trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. Vậy, quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 - Giảng bài:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 NỘI DUNG
- Gọi HS đđọc tình huống (SGK).
- Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
- Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao?
- Nếu em là Loan, em sẽ làm thế nào?
- Đọc điều 73 – Hiến pháp 1992
- Chia 4 nhóm HS
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì?
FKết luận + ghi:
- Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?
- HS đọc
- Không. Vì đó không phải là thư gửi cho Phượng.
- Không đồng ý. Vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Giải thích để Phượng hiểu, không đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý.
HS thảo luận + Phát biểu
- Đọc trộm thư của người khác.
- Thu giữ thư tín, điện tín của người khác.
- Nghe trộm điện thoại của người khác.
- Chiếm đoạt thư tín, điện tín của người khác.
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cảu công dân: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
- Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?
- Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác, em sẽ làm gì?
- Đọc thư của người khác rồi nói lại cho người khác biết.
- Kỉ luật
- Phạt tiền
- Cảnh cáo
- Cải tạo không giam giữ
- Nhắc nhỡ bạn không được hành động như vậy
- Phân tích để bạn thấy đấy là hành vi vi phạm pháp luật.
- Nếu bạn không nghe có thể nhờ thầy cô hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu ra.
 4/ Củng cố:
 - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là 1 trong những quyền cơ bản được qui định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
 - Tuổi trẻ chúng ta cần phải biết tôn trọng người khác. Không tự ý bóc, đọc thư của người khác, tôn trọng đời tư của cá nhân.
 - Xác định tính ựt giác, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, làm nhiều việc tốt cho bản thân. Động viên, quan tâm đến HS trong lớp và bạn bè. Thực hiện tốt qui định của pháp luật.
 5/ Dặn dò:
 - Học bài
 - Chuẩn bị thực hành.
 ]]]
TUẦN: 33 Ngày soạn:
TIẾT 32 Ngày dạy:
NGOẠI KHOÁ
“TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG”
I/ MỤC TIÊU:
 - HS nắm được qui tắc chung về giao thông đường bộ; 1 số qui định cụ thể về an toàn giao thông đường bộ.
 - Hình thành ở HS ý thức thực hiện trật tự an toàn giao thông.
 - HS có thói quen bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
II/ CHUẨN BỊ:
 Tài liệu giáo duc trật tự an toàn giao thông
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC: Không
 3/ Bài mới :
 - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông.
 - Giảng bài:
 + GV đọc tình huống 1.1, 1.2
 + Nêu câu hỏi
 + HS trả lời
 + HS quan sát ảnh 1,2,3,4
 + HS nhận xét hành vi của những người trong ảnh và nêu rõ cách ứng xử trong tình huống đó
 + GV thông qua qui tắc chung về giao thông đường bộ và 1 số qui định cụ thể
 4/ Củng cố:
 - HS làm bài tập 2,3
 - Chốt đáp án đúng
 5/ Dặn dò:
 Thực hiện tốt TTATGT
 «««
TUẦN: 34 + 35 Ngày soạn:
TIẾT: 33 + DT Ngày dạy:
ÔN TẬP HKII
I/ MỤC TIÊU:
 Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức đã học
II/ CHUẨN BỊ:
 SGK + SGV
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC: Không 
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta ôn tập củng cố lại các kiến thức đã học.
 - Giảng bài:
 + GV nêu hệ thống câu hỏi
 + HS trả lời
*Câu hỏi
1/ Quyền trẻ em được chia thành mấy nhóm? Kể tên? Điều gì sẽ xảy ra nếu như quyền trẻ em không được thực hiện? Cho VD.
2/ Công dân là gì? Dựa vào đâu để biết được công dân của 1 nước? Nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân? Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ? Các quyền và nghĩa vụ của trẻ em?
3/ Nguyên nhân chính của tai nạn giao thông? Biện pháp nào giúp ta bảo đảm an toàn khi đi đường? Khi tham gia giao thông đường bộ, em thấy có những kiểu đèn tín hiệu nào? Mỗi kiểu đèn tín hiệu đó có ý nghĩa gì? Có những loại biển báo nào? mỗi loại biển báo đó có ý nghĩa gì?
4/ Tại sao chúng ta phải học tập? Nêu 1 số hình thức học tập mà em biết? Về học tập, pháp luật nước ta qui định như thế nào?
5/ Đối với mỗi người thì những gì là quí giá nhất? Tại sao? Tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm được pháp luật bảo hộ như thế nào? Khi tính mạng, thân thể bị xâm hại thì phải làm gì?
6/ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?
7/ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào? 
Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín? Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị xử lí như thế nào?
 4/ Củng cố:
 Nhận xét tiết học
 5/ Dặn dò:
 - Học bài 
 - Chuẩn bị tốt cho KT HKII.
 µµµ
TUẦN: 36 Ngày soạn:
TIẾT: 34 Ngày dạy:
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I/ MỤC TIÊU:
 HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết tốt những vấn đề do đề bài đặt ra.
II/ CHUẨN BỊ:
 Đề photo sẵn
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC:
 Xem HS chuẩn bị
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta làm bài kiểm tra học kì II
 - Giảng bài:
 + GV phát đề cho HS làm
 + HS nghiên cứu + Làm bài
 + GV theo dõi + Nhắc nhỡ (Nếu cần).
 4/ Củng cố:
 - Thu bài làm của HS
 - Nhận xét tiết kiểm tra
 5/ Dặn dò:
 - Xem lại bài
 - Chuẩn bị tiết ngoại khoá.
 ²²²
TUẦN: 37 Ngày soạn:
TIẾT 35 Ngày dạy:
NGOẠI KHOÁ
“ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG”
I/ MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông 
 - Nhận biết được các loại biển báo giao thông và ý nghĩa của nó.
II/ CHUẨN BỊ:
 Tài liệu trật tự an toàn giao thông
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định
 2/ KTBC: Không
 3/ Bài mới:
 - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông
 - Giảng bài:
 + HS xem tranh
 + Nhận xét hành vi của người tham gia giao thông
 + HS xem các loại biển báo giao thông
 + HS phân loại
 + Giới thiệu ý nghĩa các loại biển báo trên 
 4/ Củng cố:
 - KT sự thông hiểu của HS về các vấn đề trên
 - Nhận xét tiết học
 5/ Dặn dò:
 Thực hiện tốt
 ±±±

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6 (ca nam) (3 cot).doc