Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (1 tiết )

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (1 tiết )

 Giúp HS:

 - Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của

 việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

 - Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thẻ, giữ vệ sinh và chăm sóc sức

 khoẻ bản thân.

 - Biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt

 động thể thao

B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

 1. Tài liệu , phương tiện

 Thầy : SGK, SGV, truyện đọc GĐC6, tranh ảnh

 Trò : SGK, tranh ảnh, trả lời các câu hỏi SGK, liên hệ bản thân

 2. Phương pháp:

 Đàm thại – thảo luận

 

doc 81 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (1 tiết )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án GDCD 6
 Tuần 1 - Tiết 1
 Ngày soạn 19 / 8 / 2011
 Ngày dạy : / 8 / 2011
Bài 1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể 
 (1 tiết )
A. Mục tiêu bài học 
 Giúp HS:	
 - Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của
 việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
	 - Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thẻ, giữ vệ sinh và chăm sóc sức
 khoẻ bản thân.
	 - Biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt 
 động thể thao
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK, SGV, truyện đọc GĐC6, tranh ảnh
 Trò : SGK, tranh ảnh, trả lời các câu hỏi SGK, liên hệ bản thân
 2. Phương pháp: 
	Đàm thại – thảo luận
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
 Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập năm học 2008-2009
 III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 
Giới thiệu bài
GV giới thiệu chủ đề bài học
HĐ2
Tìm hiểu truyện đọc 
HS đọc chuyện đọc SGK
“ Mùa hè kỳ diệu”
Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
Vì sao Minh có được điều kỳ diệu ấy?
HĐ3
HS liên hệ các hoạt động bản thân
Qua việc làm và kết quả mà bạn Minh đã thu được, em hãy tự liên hệ xem bản thân mình đã làm được như bạn Minh chưa?
HS trả lời
HĐ4 
Tìm hiểu nội dung bài học
Em đã có những hình thức tập luyện thể dục thể thao nào?
Ngoài việc tập thể dục ra em còn phải giữ gìn vệ sinh thân thể như thế nào?
HĐ5 
Luyện tập
GV cho HS tự kiểm tra hoặc kiểm tra lẫn nhau về vệ sinh thân thể
HS đọc ND bài học
- HS tự giới thiệu các hình thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và tác dụng của việc làm đó.
 Sức khoẻ có cần cho mọi người không?
Tại sao?
Sức khoẻ mang lại cho con người ý nghĩa gì?
GV chốt lại cho HS ghi
GV gọi HS lên bảng làm bài tập a,b SGK
Bài tập a SGK Tr 4
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu truyện đọc 
- Minh đã biết bơi
- Chân tay rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn.
- Trông Minh như cao hẳn lên.
- Minh nghĩ phải tập bơi, nhất định phải tập bơi.
- Minh không bỏ buổi tập nào
- Minh có sự siêng năng kiên trì
- Bơi, đá cầu, nhảy dây, bang bàn, cầu lông, chạy, đi bộ, thể dục nhịp điệu
- Đánh răng, rửa mặt, tắm giặt thường xuyên, ăn uống điều độ
- Quần áo sạch sẽ
- Đầu tóc gọn gàng
- Móng tay, móng chân cắt ngắn
II. Tìm hiểu nội dung bài học
1. Cần phải giữ gìn sức khoẻ như thế nào
- Sức khoẻ là vốn quý của con người, phải biết giữ vệ sinh cá nhân ăn uống điều độ, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày
- Tích cực phòng bệnh, chữa bệnh
2. ý nghĩa của sức khoẻ
- Sức khoẻ giúp chúng ta học tập lao động hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.
III. Bài tập
Bài tập a
Đáp án đúng: ý 1, 2, 3, 5
IV. Củng cố 	
 - Gọi HS nhắc lại: Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
	 - Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
V. Hướng dẫn 
 - Cần thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để có sức khoẻ tốt để học và lao động tốt
	- Làm bài tập còn lại (trang 6 SGK)
	- Chuẩn bị bài 2 – Siêng năng, kiên trì
Giáo án GDCD 6
 Tuần 2 - Tiết 2
 Ngày soạn 26 / 8 / 2011
 Ngày dạy : / 9 / 2011
Bài 2. (2tiết ) Siêng năng, kiên trì
 ( tiết 1)
A. Mục tiêu bài học 
	- Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì; ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì
	- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
	- Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK, SGV, truyện đọc GDCD6, tranh ảnh
 Trò : SGK, tranh ảnh, trả lời các câu hỏi SGK, liên hệ bản thân
 2. Phương pháp 
	Nêu vấn đề – thảo luận 
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
Vì sao phải chăm sóc, rèn luyện thân thể ?
Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của con người ?
 III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 
Giới thiệu bài
GV nêu 1 số công việc cần có sự siêng năng, kiên trì mới thành công.
HĐ2
Tìm hiểu truyện đọc 
HS đọc truyện
“ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
Qua truyện đọc trên, em thấy Bác Hồ tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
HĐ3
Tìm hiểu ND phần bài học
(Phát triển làm rõ biểu siêng năng kiên trì trong các hoạt động)
Quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì?
Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ?
GV ð qua truyện đọc trên em rút ra được bài học gì cho mình ?
HĐ4 
Luyện tập
HS đọc ND bài học
GV hướng dẫn HS tìm hiểu 
 Siêng năng là gì ?
 Kiên trì là gì ?
ý nghĩa của siêng năng, kiên trì ?
HS ghi ND bài học
Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói nên tính siêng năng, kiên trì ?
Gọi HS tìm những ví dụ, những tấm gương siêng năng, kiên trì
VD Truyện “Trạng Nồi”
* GV có thể kể chuyện cho HS nghe
GV gọi HS làm bài tập a SGK Tr6
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu truyện đọc 
Dù mệt Bác vẫn học thêm 2 giờ khi đi làm về
- Từ nào không hiểu, Bác hỏi thuỷ thủ người Pháp.
- Mỗi ngày Bác viết 10 từ vào cánh tay để tự học.
- Bác học vào buổi sáng sớm và buổi chiều ở vườn hoa.
- Bác học vào các ngày nghỉ cuối tuần.
- Đến nước nào Bác đều tự học tiếng nước đó.
- Từ nào chưa hiểu Bác tra từ điển hoặc hỏi
- Bác phải tranh thủ thời gian để học bởi Bác phải đi làm
- Siêng năng, kiên trì
II.Tìm hiểu ND phần bài học
1. Khái niệm
- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
2. ý nghĩa
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, cuộc sống.
- Tay làm hàm nhai
- Siêng làm thì có
- Siêng học thì hay
- Luyện mới thành tài
- Miệt mài tất giỏi
III. Bài tập
Bài tập a
Đáp án đúng: Siêng năng: ý 1
 Kiên trì : ý 2
IV. Củng cố 
	- Qua truyện đọc trên em học được đức tính gì ở Bác Hồ và rút ra được bài học cho mình như thế nào?
	- Siêng năng là gì? kiên trì là gì?
V. Hướng dẫn 
	- Luyện tập cho mình thói quen làm việc và học tập thường xuyên, đều đặn, gặp việc khó không nản trí, nản lòng.
	- Làm bài tập b (SGK Tr6)
	- Chuẩn bị tiết 2: Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động
Giáo án GDCD 6
 Tuần 3 - Tiết 3
 Ngày soạn / / 2009
 Ngày dạy : / / 2009
Bài 2. (2tiết ) Siêng năng, kiên trì
 ( tiết 2)
A. Mục tiêu bài học 
	- Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì; ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì
	- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
	- Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người HS tốt.
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK, SGV, truyện đọc GDCD6, tranh ảnh
 Trò : SGK, tranh ảnh, làm các bài tập SGK, liên hệ bản thân
 2. Phương pháp 
	Thảo luận – xây dựng đề án
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
Qua chuyện đọc “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ” em thấy Bác Hồ tự học ngoại ngữ như thế nào ?
Siêng năng là gì? Kiên trì là gì ? Tìm các câu ca dao tục ngữ nói nên tính siêng năng, kiên trì ?
 III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 
Phân tích những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì
+ GV giúp HS phân tích biểu hiện của 2 đức tính siêng năng, kiên trì?
Em hãy tìm những từ ngữ trái với tính siêng năng?
HĐ2
Luyện tập
Trái với kiên trì ?
ð GV:
Cần phải rèn luyện mình để có thói quen siêng năng, chăm chỉ, có ý thức vươn lên và quyết tâm kể cả khi gặp khó khăn.
- Cần đấu tranh phê phán những biểu hiện lười biếng, uể oải, nản chí, nản lòng trong học tập và lao động
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập b, c, d
- GV hướng dẫn HS làm bài tập c, d
Bài tập c: Kể 1 tấm gương kiên trì, vượt khó mà em biết ?
Bài tập d: Sưu tầm 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì ?
* GV hướng dẫn HS lập bảng tự đánh giá quá trình tự rèn luyện của mình:
Nội dung cần đạt
- Lười biếng, uể oải, chểnh mảng
- Nản trí, nản lòng
Anh: Nguyễn Ngọc Ký
Câu chuyện: Trạng Nồi
- Siêng năng: “Có công mài sắt nên kim”
- Kiên trì: “ Không có việc gì khó”
Thứ/ ngày
Biểu hiện hàng ngày
Siêng năng
Kiên trì
Đã
Chưa
Đã
Chưa
Thứ 2
- Học tập
+
+
- Lao động
+
+
Thứ 3
IV. Củng cố 
	- HS học kỹ phần tìm hiểu truyện đọc
	- Ghi nhớ ND bài học
	- Làm các bài tập SGK 
V. Hướng dẫn 
	- Tìm VD về tính siêng năng, kiên trì
	- Lập bảng tự đánh giá bản thân mình trong học tập lao động
	( giờ sau nộp)
	- Chuẩn bị trước bài 3 – Tiết kiệm
Giáo án GDCD 6
 Tuần 4 - Tiết 4
 Ngày soạn / / 2009
 Ngày dạy : / / 2009
 Bài 3 (1 tiết )Tiết kiệm 
A. Mục tiêu bài học 
Giúp HS	
	- Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
	- Biết sống tiết kiệm không sống xa hoa, lãng phí.
	- Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào? Biết tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và tập thể.
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện : SGK, SGV
 Thầy : SGK, SGV, truyện đọc GDCD 6, tranh ảnh
 Trò : SGK, tranh ảnh, làm các bài tập SGK, liên hệ bản thân
 2. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
Qua truyện đọc “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ” em có nhận xét gì ?
Trong cuộc sống, học tập và lao động em cần phải làm gì để rèn luyện cho mình đức tính siêng năng, kiên trì ?
 III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 
Giới thiệu bài
(Phương pháp diễn giải)
GV nêu tình huống, chuyện để vào bài
Ghi chủ đề của bài
HĐ2
Tìm hiểu truyện đọc 
Gọi 1 HS đọc truyện “Thảo và Hà”
HS đọc diễn cảm
HS thảo luận
GV nêu câu hỏi
Qua truyện trên em thấy Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền ?
Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
Em hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo ?
HĐ3
Tìm hiểu ND bài học
(Phân tích những biểu hiện của tiết kiệm và lãng phí)
Em cho biết ý kiến của mình về 2 nhân vật trong chuyện ?
- Nhân vật Thảo ?
- Nhân vật Hà ?
- GV giúp HS rút ra khái niệm ?
- Tiết kiệm là ?
HĐ4 
Luyện tập
- ý nghĩa của việc tiết kiệm ?
Giúp HS phân biệt : 
Tiết kiệm khác bủn xỉn, keo kiệt.
- Phê phán những thái độ trái với tiết kiệm như: xa hoa, lãng phí, đua đòi, xa xỉ
GV giúp HS nêu lên những VD của lớp trường, xã hội về tiết kiệm hoặc lãng phí
Về thời gian:
Về tiền bạc:
Công sức :
HS lấy VD
ð Giúp HS yêu thích lối sống tiết kiệm và ghét lối sống xa hoa, lãng phí.
GV giúp HS làm bài tập
Bài tập a SGK Tr8
Nội ... I
Giáo án GDCD 6
 Tuần 36 - Tiết 35
 Ngày soạn / 5 / 2010
 Ngày dạy : / 5 / 2010
Kiểm tra học kì II 45 phút
A. Mục tiêu bài học 	- Củng cố và kiểm tra kiến thức của HS
	- Giáo dục cho HS ý thức tự giác khi làm bài 
	- GV và HS rút ra kinh nghiệm trong quá trình dạy và học
B. Tài liệu và phương tiện 
 Thầy : Chuẩn bị trước đề bài (đáp án, biểu điểm cho từng lớp)
 Trò : Ôn tập lại kiến thức đã học
C. các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ : 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : Đồ dùng học tập
	 2. Kiểm tra tài lệu (nếu có)
 III. Đề bài ( có đề, đáp án và biểu điểm kèm theo)
IV. Củng cố 	- GV thu bài kiểm tra 
	- Rút kinh nghiệm cho HS sau giờ kiểm tra 
Ma trận
Nội dung chủ đề (Mục tiêu)
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
A. Xác định được trường hợp nào không phải là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C1 TN
(0,5 điểm)
B. Biết quy định về tuổi được phép đi xe đạp người lớn 
C2 TN(0,5 đ)
C. Nhận biết được biển báo cấm
C3 TN(0,5 đ)
D. Xác định được đúng hoặc sai về nguyên nhân tai nạn giao thông, về quyền trẻ em, quyền bí mật thư tín, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C4 TN
(1 điểm)
E. Nêu được nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C1 TL
(1 điểm)
G. Xác định những quyền trẻ em bị vi phạm trong hình huống thực tế.
C2 TL
(2,5 điểm)
H. Nhận xét và đề xuất cách ứng xử trong trường hợp liên quan đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm
C3 TL
(3 điểm)
I. HS tự liên hệ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân.
C4 TL
(1 điểm)
	Tổng số câu hỏi
3
3
2
	Tổng điểm
2
4
4
Tỉ lệ
20%
40%
40%
đề thi Khảo học kỳ Ii môn Gdcd - lớp 6
(Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I – Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng
1. (0,5 điểm) Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng hoà xã 
 hội chủ nghĩa Việt Nam?
 	A . Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam.
 	B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
 	C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
 	D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.
2. (0,5 điểm) Trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây không được phép đi xe đạp người lớn?
 	A. Dưới 11 tuổi 	B. Dưới 13 tuổi
 	C. Dưới 12 tuổi 	D. Dưới 14 tuổi
3. ( 0,5 điểm) Biển báo hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen là loại 
 biển báo gì ? 
 	A. Biển báo nguy hiểm. 	B. Biển báo hiệu lệnh.
 	C. Biển báo cấm. 	D. Biển chỉ dẫn.
4. (1 điểm) Hãy điền chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
 A. Khi con đến tuổi đi học mới làm khai sinh cho con là vi phạm quyền trẻ em.
 B. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông là do phương tiện cơ giới tăng nhanh.
 C. Thư của người thân nhất dù để ngỏ cũng không được tự ý xem.
 D. Không ai được phép khám xét chỗ ở của người khác.
II – Tự luận ( 7,5 điểm)
5. (1 điểm) Em hãy cho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công 
 dân?
6. (2,5 điểm) Cúc năm nay 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hằng ngày, Cúc phải làm rất nhiều công việc như rửa bát, dọn dẹp, nhóm lò, phục vụ khách,  suốt từ sáng sớm đến khuya, có những công việc nặng quá sức của em, Cúc lại thường bị bà chủ mắng nhiếc. Em không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi.
7. (3 điểm) Cho tình huống sau:
 Nhà Bình ở cạnh nhà Hải. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Bình đã chửi Hải và rủ anh trai đánh Hải. 
Bình đã vi phạm quyền gì của công dân ?
Hải có thể có những cách ứng xử nào ? (nêu ít nhất 3 cách)
Theo em, cách ứng xử nào là phù hợp nhất trong tình huống đó?
8. (1 điểm)
 Em hãy tự liên hệ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân.
Đáp án và biểu điểm 
(Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I – Trác nghiệm khách quan (2,5 điểm)
C (0,5 điểm)
B (0,5 điểm)
B (0,5 điểm)
(1 điểm)
Đúng : A, C;
Sai : B, D
II – Tự luận (7,5 điểm)
5. (1 điểm)
	Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không đượcngười đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
6. (2,5 điểm)
 Yêu cầu HS nêu được 5 quyền trẻ em bị vi phạm trong tình huống (mỗi quyền 0,5 điểm):
	- Quyền không bị bóc lột sức lao động
	- Quyền được đi học
	- Quyền được nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hoá
	- Quyền được giao lưu, được kết bạn
	- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm
7. (3 điểm)
1. Bình đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân. (0,5 điểm)
2. Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được 3 trong những cách ứng xử có thể xảy ra.
 	(1,5 điểm, mỗi cách ứng xử 0,5 điểm)
 Ví dụ như:
Im lặng, không có phản ứng gì
Tỏ thái độ phản đối hành vi của Bình
Tỏ thái độ phản đối và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ
Rủ anh trai đánh lại Bình.
v.v
3. Cách ứng xử phù hợp nhất là tỏ thái độ phản đối và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ. (0,5 điểm)
 Vì như vậy bảo vệ được quyền của mình mà không vi phạm pháp luật (0,5 điểm)
8. (1 điểm)
 Yêu cầu học sinh nêu được ưu, khuyết điểm của bản thân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
đề thi Khảo sát chất lượng học kỳ Ii môn Gdcd - lớp 6
(Tiết 35 - Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề 2 
	 Ma trận
Nội dung chủ đề (Mục tiêu)
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
A. Xác định được nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông.
C1 TN
(0,5 điểm)
B. Nhận biết được biển báo nguy hiểm. 
C2 TN
(0,5 điểm)
C. Nhớ được tuổi quy định được phép lái xe gắn máy.
C3 TN
(0,5 điểm)
D. Xác định được những trường hợp là công dân nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những trường hợp không đúng.
C4 TN
(1 điểm)
E. Xác định được các hành vi vi phạm một số quyền cơ bản của công dân
C1 TL
(2 điểm)
G. Biết các nhóm quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc. Nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em và những việc làm vi phạm quyền trẻ em trong thực tế.
C2 TL
(1 điểm)
C2 TL
(1,5 điểm)
H. Đề xuất cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến một số quyền công dân đã học
C3 TL
(3 điểm)
	Tổng số câu hỏi
3
4
1
	Tổng điểm
2
5
3
Tỉ lệ
20%
50%
30%
đề thi Khảo sát chất lượng học kỳ Ii môn Gdcd - lớp 6
(Tiết 35 - Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề 2 
I – Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng
1. (0,5 điểm) Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông?
 	A . Đường hẹp và xấu
 	B. Người tham gia giao thông không chấp hành quy định của pháp luật về đi đường
 	C. Người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều
 	D. Pháp luật xử lí các vi phạm chưa nghiêm
2. (0,5 điểm) Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy nhiểm ?
 	A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen
 	B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng
 	C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen
 	D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam
3. ( 0,5 điểm) Người trong độ tuổi nào dưới đây không được phép lái xe gắn máy ?
 	A. Dưới 15 tuổi
 	B. Dưới 17 tuổi
 	C. Dưới 16 tuổi
 	D. Dưới 18 tuổi
4. (1 điểm) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
 A. Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là công dân Việt Nam
 B. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
 C. Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam và là công dân Việt Nam.
 D. Người Việt Nam ở nước ngoài dù đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, vẫn là công dân Việt Nam.
II – Tự luận ( 7,5 điểm)
5. (2 điểm) Theo em, những hành vi dưới đây vi phạm quyền gì của công dân mà em đã học
	A. Con đến tuổi đi học mà cha mẹ không cho đến trường
	B. Nhặt được thư của người khác mở ra xem
	C. Chửi mắng, đánh đập người làm thuê
	D. Tự ý vào nhà người khác khi không có mặt chủ nhà
6. (2,5 điểm) Quyền trẻ em được nêu trong Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành những nhóm quyền nào?
	Hãy nêu 3 việc làm thực hiện quyền trẻ em và 3 việc làm vi phạm quyền trẻ em mà em biết.
7. (3 điểm) Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau?
	A. Em bị người khác xâm hại danh dự, nhân phẩm
	B. Em nhặt được thư của người khác
	C. Có người tự ý đòi vào khám xét nhà em
.
Đáp án và biểu điểm thi Khảo sát chất lượng học kỳ Ii môn Gdcd - lớp 6
(Tiết 35 - Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề 2 
I – Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm)
B (0,5 điểm)
C (0,5 điểm)
B (0,5 điểm)
 (1 điểm)
Đúng : B, C;
Sai : A, D
II – Tự luận (7,5 điểm)
5. (2 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 A. Yêu cầu HS nêu được 1 trong 2 ý sau:
	- Vi phạm quyền được giáo dục của trẻ em
	- Vi phạm quyền học tập của công dân
 B. Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
 C. Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ.
 D. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
6. (2,5 điểm)
 1. Quyền trẻ em trong Công ước Liên hợp quốc có thể chia làm 4 nhóm: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. (1 điểm)
 2. 	Nêu ví dụ (1,5 điểm, mỗi ý đúng 0,25 điểm):
	- Học sinh kể 3 trong những việc làm thực hiện quyền trẻ em, ví dụ như: dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn; tổ chức tiêm phòng dịch; tham gia dạy ở lớp học tình thương ; tổ chức các hoạt động vui chơi, câu lạc bộ, 
	- Học sinh kể 3 trong những việc làm vi phạm quyền trẻ em, ví dụ như: bóc lột trẻ em; lôi kéo hoặc ép buộc trẻ em làm những việc trái luật như đánh bạc, tiêm chích ma tuý, buôn bán ma tuý; bắt trẻ làm việc nặng quá sức; không chăm sóc, bỏ rơi trẻ; ngược đãi, đánh đập trẻ em; 
7. (3 điểm)
Yêu cầu học sinh nêu được cách ứng xử trong từng trường hợp phù hợp với quy định của pháp luật, thể hiện sự tôn trọng quyền của người khác và biết tựbảo vệ quyền của mình.
Khi bị xâm hại danh dự, nhân phẩm phải tỏ thái độ phản đối và báo cho nhà trường, các cơ quan có trách nhiệm ở địa phương biết để xử lí
Khi nhặt được thư của người khác không được mở ra xem, mà tìm cách trả lại cho người nhận.
Không cho người đó vào nhà khám xét, nếu họ không từ bỏ ý định thì nhờ những người xung quanh can thiệp và báo cho người (hoặc cơ quan) có trách nhiệm ở địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6Ca nam.doc