Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 20 - Tiết 19 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ( tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 20 - Tiết 19 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ( tiết 1)

Giúp HS:

- Hiểu các quyền cơ bản về quyền trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc; hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.

- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em; HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành động vi phạm quyền trẻ em.

- HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại, biết ơn những người đã bỏ công chăm sóc, dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tuần 20 - Tiết 19 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ( tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 20/12/2010
Tiết 19 Ngày dạy: 6a1, 6a2, 6a3
Bài 12
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
 ( TIẾT 1)
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Hiểu các quyền cơ bản về quyền trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc; hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em; HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành động vi phạm quyền trẻ em. 
HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại, biết ơn những người đã bỏ công chăm sóc, dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Liên hệ thực tế, tình huống, giải quyết vấn đề
III./ TÀI LIỆU: Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, tập ảnh GDCD lớp 6, bảng phụ
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1) Ổn định
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU 
GV: Giới thiệu tranh trẻ em đang tham gia hoạt động xã hội. 
GV: Các bạn trong tranh đang làm gì?
HS: trả lời
GV: Nêu tình huống có nhiều em nhỏ đã phải đi bán vé số kiếm tiền, em có nhận xét gì về hoàn cảnh của những em này?
HS: Tự nêu cảm nghĩ của mình
GV: Chuyển ý
HĐ2./ TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
GV: Cho 1 HS đọc truyện “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”
HS: Đọc truyện
HS: Thảo luận theo câu hỏi:
1) Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?
2) Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em thể hiện qua truyện trên?
GV: Hướng dẫn HS thảo luận
HS: Làm việc theo nhóm
HS: Đại diện nhóm lên trình bày
I./ TRUYỆN ĐỌC
1) Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra rất vui vẻ. Mọi người đều chuẩn bi bánh chưng thâu đêm. Tết đầy đủ lễ nghi như nhà bình thường
2) Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội được sống rất hạnh phúc. Đó cũng là quyền của trẻ em không nơi nương tựa, được nhà nước bảo vệ, chăm sóc. ( Điều 20 của Công ước)
HĐ3./ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG ƯỚC
GV: Giới thiệu những mốc quan trọng:
GV: Trình bày trên bảng phụ nội dung bên dưới
- Năm 1989, Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990, Việt Nam kí và phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc.
- Năm 1991, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
GV: Sau khi trình bày xong, giải thích một số nội dung quan trọng như sau:
- Công ước Liên Hợp Quốc là luật Quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia Công ước phải bảo đảm mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong Công ước. 
- Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới tham gia Công ước.
GV: Yêu cầu HS nhận xét về việc Việt Nam tham gia Công ước Liên Hợp Quốc?
HS: Việt Nam là nước tham gia sớm nhất Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và có ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
HĐ4. TÌM HIỂU NỘI DUNG QUYỀN TRẺ EM
GV: Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em bao gồm những nhóm quyền nào?
HS: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia.
GV: Kẻ bảng các nhóm quyền sau đó phát cho HS những bức ảnh câm yêu cầu HS nhận biết nó thuộc nhóm quyền nào?
HS: Lên bảng dán những hình phù hợp vào bảng.
GV: Em hãy cho biết thế nào là quyền sống còn?
HS: trả lời nội dung SGK/ 37
HS: Nhận xét lại
GV: Kết luận
HS: Ghi tập
GV: Em hãy cho biết thế nào là quyền bảo về?
HS: Trả lời nội dung SGK/ 37
HS: Nhận xét lại
GV: Kết luận
HS: Ghi tập
GV: Em hãy cho biết thế nào là quyền phát triển?
HS:Trả lời nội dung SGK/ 37
HS: Nhận xét lại
GV: Kết luận
HS: Ghi tập
GV: Em hãy cho biết thế nào là quyền tham gia?
HS: Trả lời nội dung SGK/ 37
HS: Nhận xét lại
GV: Kết luận
HS: Ghi tập
GV: Ở mỗi quyền GV yêu cầu HS cho ví dụ cụ thể 
HS: Tham gia phát biểu ý kiến cá nhân
GV: Nhận xét, tuyên dương.
GV: Chuyển ý để kết thúc tiết 1.
II./ BÀI HỌC
1) Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ
2) Nhóm quyền bảo vệ: là những nhóm quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột và xâm hại
3) Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật
4) Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình
HĐ4./ CỦNG CỐ BÀI TẬP
GV: Treo bảng phụ yêu cầu HS làm bài tập a SGK/ 37
HS: Lên bảng làm bài tập
ĐÁP ÁN: 1, 4, 5, 7, 9
Làm BT b. Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm về quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế tình trạng đó?
HS: Làm việc theo nhóm nhỏ
ĐÁP ÁN: 
Buôn bán trẻ em qua biên giới
Bắt trẻ em lao động sớm để kiếm sống
Lạm dụng tình dục trẻ em
Để hạn chế tình trạng đó:
	Nhà nước phải có nhiều biện pháp như ban hành luật, văn bản để hạn chế tình trạng trên, gia đình quan tâm nhiều hơn con em của mình, bảo đảm đầy đủ quyền lợi ích hợp pháp của trẻ em 
HĐ5./ DẶN DÒ 
Học bài
Làm các bài tập c. d. đ. 
Chuẩn bị tuần sau học tiết 2
Tìm hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em
Tìm hiểu bổn phận của trẻ em
Nhận biết những hành vi xâm hại đến quyền của trẻ em

Tài liệu đính kèm:

  • docT19_2.doc