Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 01 - Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 01 - Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

 Học xong bài này, HS cần đạt được :

 1.Về kiến thức

 - Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

 - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

 2. Thái độ

 Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.

 3. Kĩ năng

 - Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.

 - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao .

 

doc 32 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 01 - Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần:01
 Ngày soạn: 14/ 8/ 2011	 Tiết: 01
BÀI 1 : TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Học xong bài này, HS cần đạt được :
 1.Về kiến thức
	- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
	- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
 2. Thái độ
	Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
 3. Kĩ năng
	- Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
	- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao .
II/ CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
 -KN tư duy phê phán.
	-KN tự nhận thức.
	-KN sáng tạo.
	- Kĩ năng đặt mục tiêu.
	-KN lập kế hoạch.
III. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN
GV: Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ lớn, bút dạ , tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. SGK, SGV 
HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức: (1’)
Bài cũ: Kiểm tra tài liệu (1’)
Bài mới.
Hoạt động 1 Giới thiệu bài.(2’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc (8/)
 GV: Cho học sinh đọc truyện :Mùa hè kì diệu
 HS: Trả lời các câu hỏi sau:
 GV: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
 HS: Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
 GV: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
 HS: Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện thể thao.
 GV: Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?
 HS: Sức khỏe rất cần thiết cho mỗi con người, con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 
GV: Tổ chức cho học sinh tự liên hệ bản thân...
 HS: Cá nhân tự giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể.
Hoạt động 3: Thảo luận về ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luện thân thể.(10’)
 GV: Ông cha ta thường nhấn mạnh vai trò quan trọng của sức khỏe như thế nào?
HS: “Có sức khỏe là có tất cả”, “ sức khỏe quý hơn vàng”.
 GV: Theo em, thế nào là tự chăm sóc sức khoẻ? 
 HS: Tự chăm sóc sức khỏe là biết giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, không sử dụng các chất gây nghiện, phòng và chữa bệnh.
 GV: Vì sao sức khỏe là vốn quý của con người?
 HS: Vì sức khỏe là tài sản vụ giá, có sức khỏe thì có tất cả
 GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe, tự rèn luyện thân thể?
 HS: Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời.
 GV: Sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với học tập?
 HS: Nếu sức khoẻ không tốt: Học tập uể oải, tiếp thu kiến thức chậm, không học bài, kết quả học tập kém. 
 GV: Sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với công việc lao động?
 HS: Không hoàn thành công việc, ảnh hưởng đến thu nhập.
 GV: Sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với vui chơi giải trí?
 HS: Không hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi giải trí do buồn bực, khó chịu...
 GV: Để có kết quả học tập tốt, lao động tốt, cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, mỗi chúng ta phải làm gì?
 HS: Ta phải chăm sóc sức khỏe, rèn luyện sức khỏe, để có sức khỏe tốt.
 GV: Để có sức khỏe tốt hơn mỗi chúng ta phải làm gì?
 HS: Phải chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thể thao.
 GV: Rèn luyện sức khỏe như thế nào?
 HS: Trình bày
 GV: Chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thể thao.
 HS: Chọn môn thể thao mình yêu thích, phù hợp với điều kiện khả năng, hoàn cảnh.
 HS: Trình bày, các bạn khác bổ sung ý kiến (nếu có)
 GV: Ở địa phương em có những hoạt động cụ thể nào về phong trào rèn luyện sức khỏe?
 HS: Trả lời cá nhân
 GV chốt lại
* Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức khoẻ.(8’)
Cho học sinh làm bài tập sau:
Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng.
 Ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng.
 Ăn uống kiên khem để giảm cân.
 Ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển.
 Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều.
 Hằng ngày luyện tập TDTT.
 Phòng bệnh hơn chữa bệnh
 Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ.
 Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
 Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để
GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, gv chốt lại nội dung kiến thức lên bảng:
 Hoạt động 4: Luyện tập (9’/)
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 và 2 trong sách giáo khoa.
Cho học sinh làm bài tập theo nhóm đã được phân công.
*.Tìm hiểu truyện đọc
Mùa hè kì diệu
- Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 
I. Bài học
 1. Ý nghĩa:
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- Sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời. 
2. Rèn luyện sức khoẻ như thế nào:
- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm).
- Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để.
II. Bài tập
Bài tập: a, b, c, d. 
4. Củng cố (3’)
GV đưa ra các tình huống.
HS lựa chọn ý kiến đúng.
-Bố mẹ sáng nào cũng tập thể dục. 
-Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng.
-Tuấn thích mùa Đông vì ít phải tắm.
GV: Nhận xét kết luận.
5. Đánh giá nhận thức: (1’)
6.Dặn dò:(2’)
 - Bài tập về nhà: b. d (SGK trang 5).
 - Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ.
__________________________________________________________
 Tuần: 02 
NS: 14 / 8 / 2011	Tiết: 02
BÀI 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
 Tiết 1
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức
 - HS hiểu biểu hiện đức tính siêng năng, kiên trì của Bác Hồ qua truyện đọc.
	- Học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì. 
 2. Thái độ
	Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
 3. Kĩ năng
	- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
	- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	-KN tư duy phê phán.
	-KN tự nhận thức.
	-KN sáng tạo.
	-KN đặt mục tiêu.
	-KN xác địng giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của giá trị.
	-Kĩ năng tư duy phê phán.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
GV:Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. 
Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, SGK, SGV, giáo án.
HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 - Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
 - Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT?
3. Bài mới.	 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: ( Sử dụng tranh hoặc một câu chuyện có nội dung thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì). (2’ )
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì của Bác Hồ.(13’)
 GV: Gọi 1 đến 2 đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” cho cả lớp cùng nghe và dùng bút gạch chân những chi tiết cần lưu ý trong câu truyện (trước khi giáo viên đặt câu hỏi).
 GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
GV : Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
 HS: Trả lời Bác biết nhiều thứ tiếng.
 GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật.Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó.
 GV: Bác đã tự học như thế nào?
 HS: Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (trong đêm).
GV: Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học, ngày nghỉ Bác học với giáo sư người Italia, tra từ điển, nhờ người nướn ngoài giảng...
 GV: Nhận xét... cho điểm.
 GV: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
 HS: Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 -18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.
 GV: Bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng...
 GV: Bác Hồ đó vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
 HS: Bác Hồ đó vượt qua những khó khăn đó với tất cả quyết tâm, nghị lực và sự kiên trì của mình.
 GV: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
 HS: Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
 GV: Nhận xét và cho học sinh ghi.
 Hoạt động 3:Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì.(20’’)
 GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình?
 HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn...
 GV: Hỏi trong lớp chúng ta bạn nào nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?
 HS: Liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao trong lớp.
 GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tính siêng năng, kiên trì. 
 Làm bài tập trắc nghiệm sau:(5’) (đánh dấu x vào ý kiến mà em đồng ý):
Người siêng năng:
- Là người yêu lao động.
- Miệt mài trong công việc.
- Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.
- làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
- Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
- Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình.
- Học bài quá nửa đêm. 
 GV: Sau khi học sinh trả lời, GV phân tích và lấy ví dụ cho học sinh hiểu.
 GV:Thế nào là siêng năng?
 GV: Thế nào là kiên trì.
 HS: Lắng nghe và phát biểu 
 GV: Nhận xét và kết luận: 
 HS: Ghi bài vào vở.
*. Tìm hiểu truyện đọc
“ Bác Hồ tự học ngoại ngữ’’
- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
I. Nội dung bài học.
 1. Thế nào là siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
4.Củng cố bài.(4’)
GV: Theo em người siêng năng là người như thế nào?
HS: - Là người yêu lao động.
 - Là người miệt mài trong công việc.
 - Là người làm việc thường xuyên đều đặn.
 - Là người cần cù bù thông minh.
GV: Nờu một vài biểu hiện của tính kiên trì?
HS: - Là người chịu khó nhẫn nại.
 - Là người không ngại khó, ngại khổ.
 - Dù khó khăn, gian khổ vẫn làm hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ.
 GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại phần nội dung bài học.
 5. Đánh giá nhận thức: (1’)
 6.Dặn dò: (2’)
Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo
Làm bài tập
NS: 06/09/2011 	 Tuần: 03 Tiết: 03
 BÀI 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
 TIẾT 2
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1.Về kiến thức
	- Học sinh nắm được các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
	- Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 2. Thái độ
	 Quyết tâ ... số câu ca dao, tuc ngữ nói lên lòng biết ơn.
 5. Đánh giá nhận thức: (1’)
 6. Dặn dò: (1’) 
 - Làm các bài tập còn lại trong SGK, xem trước bài 7
 NS: 10 / 10 / 2011	 	 Tuần:08 
Tiết: 08
 BÀI 7 : YÊU THIÊN NHIÊN,
SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
I.MỤC TIỆU BÀI HỌC:
 Học xong bài này, HS cần đạt được 
 1. Kiến thức
	- Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống mỗi người và của nhân loại.
 - Nêu được thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. Một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.
	- Hiểu tác hại việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu.
 2. Thái độ
	 Giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng, yêu quý thiên nhiên và có nhu cầu gần gũi với thiên nhiên. Phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
 3. Kĩ năng
	 - Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hay cố ý phá hoại môi trường thiên nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
 - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên. Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu với thiên nhiên. Bảo vệ thiên nhiên, tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên.
Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và phá hoại thiên nhiên.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
 -GV: SGK, Bảng phụ..
 Luật bảo vệ môi trường của nước ta, tranh ảnh, bài báo nói về vấn đề môi trường thiên nhiên...
 -HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết cho bài học.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức.Ktss(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (3 /)
GV: Chúng ta cần biết ơn những ai?
Vì sao chúng ta phải biết ơn?
 3. Bài mới.
Hoạt động 1:Giới thiệu bài. (2 /)
 GV cho học sinh quan sát hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ở các bức tranh. Cho học sinh nêu lên suy nghĩ của mình về những cảnh đẹp đó. Qua đó giáo viên chuyển ý vào nội dung bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Khai thác truyện đọc:(10’)
MỘT NGÀY CHỦ NHẬT BỔ ÍCH
GV: Gọi 1 đến 2 học sinh đọc truyện trong sgk
GV: Những chi tiết nói về cảnh đẹp của quê hương đất nước?
HS: Ruộng đồng xanh ngắt một màu xanh.
 Mặt trời chiếu tỏa nắng vàng rực rỡ.
 Những vùng đất xanh mướt khoai, ngô, chè, sắn
 Tam Đảo hùng vĩ mờ trong sương.
 Mây trắng như khói.
GV: Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước vẻ đẹp của quê hương đất nước?
HS: Thiên nhiên nước ta thật đẹp, chúng ta phải có ý tức trách nhiệm, bảo vệ, giữ gìn những cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ môi trường, sống gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên.
GV: Qua câu chuyện trên em có suy nghĩ gì? 
HS: Qua câu chuyện trên em thấy yêu quê hương, đất nước mình hơn, cần phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường khỏi bị tàn phá, ô nhiễm.
GV: Nhận xét kết luận chuyển ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (17’)
GV: Em hãy kể tên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết và nêu cảm xúc của em?
HS: Vịnh Hạ Long, Hồ Tây, Động Phong Nha – Kẻ Bàng, Mũi né, Rừng Quốc gia Jóc Đôn. Khi thăm những danh lam thắng cảnh đó em thấy thật tự hào vì đất nước mình tươi đẹp vô cùng.
 GV: Vậy thiên nhiên là gì?
Ở Đăk Lăk có những cảnh đẹp nào?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Thiên nhiên có cần thiết cho cuộc sống con người không?
HS: Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người, cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Vì thiên nhiên cho con người không khí để hít thở, để rèn luyện sức khỏe, để vui chơi giải trí, tham quan du lịch. Thiên nhiên tốt là điều kiện để các nghành kinh tế công – nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch phát triển.
GV: Cho học sinh thảo luận
GV: Em hãy kể một số việc làm nhằm phát triển và bảo vệ thiên nhiên? 
HS: Tổ chức trồng cây; không vứt rác bừa bãi; không gây ô nhiễm môi trường; tiêt kiệm nguồn nước; xây dựng trường lớp, địa phương “xanh, sạch, đẹp”; bảo vệ môi trường: chống hiện tượng hiệu ứng nhà kính
 GV: Những hành vi phá hoại thiên nhiên? Tác hại của hành vi đó?
HS: Vứt rác bừa bãi, đỗ rác thải không đúng nơi quy định.
Chặt phá rừng bừa bãi.
Đốt rừng làm nương rẫy.
Săn bắt động – thực vật quý hiếm.
Làm ô nhiễm nguồn nước
Tác hại: Làm thiên nhiên bị tàn phá, ảnh hưởng đến môi trường sống, lũ lụt đe dọa. . Vì vậy chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV: Con người sẽ như thế nào nếu không có thiên nhiên?
HS: Không có thiên nhiên thì con người sẽ không tồn tại và phát triển được.
GV: - Bản thân mỗi người phải làm gì? 
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Ơ trường đã có những hoạt động gì về tình yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với môi trường?
HS: Lao động quét sân trường, chăm sóc bồn hoa.
GV: Kết luận:
 Hoạt động 4: Luyện tập (7’)
GV: Cho học sinh lên bảng làm bài tập a.
HS: lên bảng làm
GV: Làm thế nào để ngăn chặn hiện tượng phá rừng?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét cho điểm
I.Truyện đọc
MỘT NGÀY CHỦ NHẬT BỔ ÍCH 
Thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với đời sống chúng ta cần bảo vệ và phát huy.
II. Nội dung bài học.
1. Thiên nhiên là gì?
 - Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông, suối, cây xanh, bầu trời, đồi núi... 
2. Thiên nhiên đối với con người.
Thiên nhiên là tài sản vô giá rất cần thiết cho con người.
3. Ý thức của con người với thiên nhiên:
 - Phải bảo vệ, giữ gìn.
 - Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 - Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
III.Bài tập. 
Bài tập a.
Đáp án : : a, b, c, d
4. Cũng cố: (3 /)
 GV: - Hướng dẫn học sinh thi vẻ tranh về phong cảnh thiên nhiên đất nước.
 HS: Vẽ tranh.
 GV: Nhận xét cho điểm.
5. Đánh giá nhận thức: (1’)
6. Dặn dò: (1’)
 Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại.
Ngày soạn 10/10/2011 Tuần 9, tiết 9 
Bài: ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được các phẩm chất đã học như: Thế nào là siêng năng, kiên trì, tiết kiệm, lễ độ, tôn trọng kỉ luật, biết ơn.
- Hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện các phẩm chất đạo đức đó.
2. Về thái độ:
- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, gia đình, nhà trường, đất nước.
- Có niềm tin đúng đắn của các chuẩn mực đã học
3. Về kĩ năng:
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp các chuẩn mực đạo đức hằng ngày.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm, đặt vấn đề, giải quyết tình huống, đàm thoại
III/ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
SGK, SGV GDCD6
Các câu ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện về tấm gương đạo đức.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 /)
GV: Dành thời gian để kiểm tra bài tập của học sinh từ bài 1 đến bài 6 (5 em).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Phần bài tập:
- GV cho một số HS lên bảng làm bài tập trang b, c, d/ trang 4 SGK.
- HS lên bảng làm.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét kết luận và cho điểm.
- GV mời một HS đứng tại chỗ làm bài tập b/ trang 11.
- HS đứng lên trả lời.
- GV chốt lại ý đúng.
- GV cho HS thảo luận câu c, d trang 6
- HS chia nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.
- GV kết luận
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập b, c trang 8.
- HS lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét
- GV chốt lại các ý, nhận xét bài làm.
- GV mời HS làm bài tập a/ trang 11 SGK
- HS đứng lên đọc và trả lời câu hỏi
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV kết luận và cho điểm
- GV chia nhóm cho HS tiếp tục làm bài tập câu b/ c/ trang 11
- HS chia làm 4 nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung cho nhau.
- GV kết luận
- GV chia 4 nhóm cho HS thảo luận câu b, c trang 13 và b, c, trang 15.
- HS chia làm 4 nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung cho nhau.
- GV kết luận
* Phần bài học:
- GV: Thế nào là siêng năng, kiên trì?
- HS trả lời.
- GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của lòng biết ơn?
- HS trả lời.
- GV nhận xét
- Tiết kiệm là gì? Ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
- GV: Lễ độ là gì ? biểu hiện của lễ độ như thế nào?
- HS trả lời.
GV: Ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống ?
- HS trả lời.
- GV: Tôn trọng kỉ luật là gì?
.- HS trả lời.
- GV: Biết ơn là gì?
.- HS trả lời.
Câu b: HS kể được việc làm biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân
Câu c: Nghiện thuốc lá, uống rượu bia sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá sẽ dẫn đến ung thư phổi và các bệnh về đường hô hấpNghiện rượu bia sẽ dẫn đến bệnh về gan, hoặc uống khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến tai nạn, do không làm chủ được tay lái
Câu d: HS đặt được kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao để người khỏe mạnh.
- HS kể được việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân.
Câu c: GV kể một vài tấm gương cho HS nghe.
Câu d: Ca dao, tục ngữ: VD:
-Siêng làm thì có. Siêng học thì hay. 
- Kiến tha lâu đầy tổ.
- Cần cù bù thông minh
Câu b: Những hành vi trái ngược với tiết kiệm như: - Tiêu xài hoang phí tiền bạc cha mẹ. Không tiết kiệm thời gian, la cà hàng quán. Hoang phí sức khỏeHậu quả làm ảnh hưởng kinh tế gia đình, không có thời gian học hành, ảnh hưởng sức khỏe...
Câu c: HS biết sắp xếp thời gian hợp lí để có thời gian dành cho ôn tập.
- Câu b: Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy là vì: Bạn Thanh vào cổng không xuống xe, không chào hỏi và không xin phép chú bảo vệ để vào cổng cơ quan.
- Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh thiếu lễ phép, nói cộc lộc khi người lớn hỏi.
- Nếu là Thanh, khi vào cổng em sẽ chào chú bảo vệ, sau đó giới thiệu mình, nêu lí do đến cơ quan và xin phép chú bảo vệ.
Câu b trang 13: Em không đồng ý với ý kiến đó, bởi vì: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu một tập thể làm việc không có tổ chức, kỉ luật sẽ trở thành loạn. Lúc đó người muốn yên ổn làm việc cũng không được. Và ngược lại
Câu c trang 13: HS kể được việc làm của bản thân hoặc bạn bè thể hiện sự tôn trọng kỉ luật.
Câu b trang 15: HS kể được việc làm của bản thân hoặc bạn bè thể hiện sự biết ơn.
Câu c trang 15: - Chăm chỉ học bài, làm bài tập để dành nhiều điểm 9, 10 dâng tặng thầy cô. Cùng các bạn đi thăm và tặng hoa.
- SGK trang 6
- SGK trang 8
.
- SGK trang10
. 
- SGK trang 13
- SGK trang15
4. Củng cố và dặn dò:
- Về nhà học bài và coi lại các bài tập SGK
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd 6 T1T9 theo chuan ki nang.doc