Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 – Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiếp theo)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 – Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiếp theo)

I /Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của việc tự chăm sóc,rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc,rèn luyện thân thể

2.Thái độ : Có ý thức thường xuyên RLTT, giữ vệ sinh và chăm sóc SK bản thân

3. Kỹ năng : Biết tự chăm sóc,rèn luyện thân thể, biết tự đề ra kế hoạch tập TD, HĐTT

II/ Tài liệu ,phương tiện giảng dạy

 - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6

 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về TCSRLTT

 

doc 9 trang Người đăng levilevi Lượt xem 991Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 – Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:
Ngµy gi¶ng: 
TuÇn 1 – Bµi 1
Bài 1 TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I /Mục tiêu cần đạt:	
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của việc tự chăm sóc,rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc,rèn luyện thân thể
2.Thái độ : Có ý thức thường xuyên RLTT, giữ vệ sinh và chăm sóc SK bản thân
3. Kỹ năng : Biết tự chăm sóc,rèn luyện thân thể, biết tự đề ra kế hoạch tập TD, HĐTT
II/ Tài liệu ,phương tiện giảng dạy
 - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về TCSRLTT
III ) Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Giảng bài mới:
HĐ1: Phân tích truyện đọc:
Ho¹t ®éng cđa thÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
Néi dung cÇn ®¹t
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm truyện: 
“ Mùa hè kỳ diệu”
- Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
+ Vì sao Minh có được điều kỳ diệu ấy?
+ Sức khỏe có cần cho mỗi người không? Vì sao?
- Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng
* Nhận xét HS trả lời và chốt lại để kết thúc HĐ:
 Như vậy:Từ 1 cậu bé lùn nhất lớp, sau 1 kỳ nghỉ hè, Minh đã cao lên nhờ sự kiên trì luyện tập. Bạn Minh đã biết CSRLTT của mình.
HĐ2: Thảo luận nhóm
Tìm những biểu hiện của việc TCSRLTT và những hành vi trái với TCSRLTT- Chốt lại các vấn đề đúng.
HĐ3 : HDHS tìm hiểu nội dung bài học
- Gọi 1 HS đọc NDBH trong SGK
Nêu câu hỏi để HS trả lời:
1. Sức khỏe có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người?
2. Muốn chăm sóc và RLTT chúng ta phải làm gì?
3. Chăm sóc và RLTT có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
- Chốt lại ND, ghi bảng.
HĐ4 : HDHS làm bài tập
Bài tập1: 
- Phát phiếu HT cho HS
- Gọi HS trình bày BT
- Chữa BT
Bài tập2: Chơi trò chơi bốc thăm trả lời câu hỏi theo các nội dung sau:
- Chuẩn bị câu hỏi ra giấy.
- Cùng HS bình chọn, đánh giá, cho điểm HS trả lời tốt.
HĐ5 : HDHS củng cố bài
- Cho HS nhắc lại NDBH
- Đọc truyện 
- Cả lớp thảo luận theo gợi ý của GV:
+ Tập bơi thành công, cao hẳn lên, chân tay rắn chắc, khỏe, nhanh nhẹn.
+ Do Minh có lòng kiên trì tập luyện để thực hiện ước muốn .
+ Rất cần thiết vì: Có sức khỏe thì chúng ta mới học tập và LĐ có hiệu quả và sống lạc quan, yêu đời
- Về vị trí bàn thảo luận
- Cử đại diện lên bảng trình bày.
*N1:Biểu hiện: 
+ Biết VS cá nhân
+ ăn uống điều độ
+ Không hút thuốc lá và các chất nghiện khác
+ Biết phòng bệnh, khi có bệnh phải đến thầy thuốc khám và chữa bệnh.
+ Tập TD hàng ngày, năng HĐTT (chạy, nhảy, đá bóng)
* Hành vi trái với việc RCSRLTT:
+ Sống buông thả, tuỳ tiện
+ Lười tập TDTT
+ Học giờ TD chiếu lệ
+ ăn uống tuỳ tiện, ăn quà vặt.
+ Không biết phòng bệnh, khi mắc bệnh không tích cực khám. Vi phạm ATVSTP.
- Các nhóm khác bổ sung
- Đọc NDBH, cả lớp theo dõi.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Làm bài trên phiếu HT
- Bốc thăm trả lời theo câu hỏi
- Nghe, đánh giá nhận xét, chọn ra người có câu trả lời hay nhất.
- NDBH (Trang 4)
1/ TruyƯn ®äc
“ Mùa hè kỳ diệu”
2/ Nội dung bài học
* Vai trò của SK
- Sức khỏe là vốn quý của con người
* Cách chăm sóc
- Mỗi người phải biết giữ gìn VS cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập TD, năng chơi thể thao để sức khoẻ ngày càng tốt hơn. Phải tích cực phòng – chữa bệnh.
* Ý nghĩa
- Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan, vui vẻ.
4) Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc NDBH, Làm BT a,d (SGK trang 5)
- Chuẩn bị bài: Siêng năng, kiên trì
IV) RÚT KINH NGHIỆM 
--------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tuần 2
Tiết 2 + 3 Bài 2 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I ) Mục tiêu bài học	
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của siêng năng, kiên trì; ý nghĩa của việc RL tính Siêng năng, kiên trì
2) Thái độ : Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong HT, LĐ và trong các HĐ khác.
3) Kỹ năng : Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong HT, LĐ để trở thành người HS tốt.
II ) Chuẩn bị:
1) GV:	 	- SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6, truyện kể về các danh nhân.
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì
2) HS :	 	Sách GDCD , vở ghi chép, Vở bài tập
III ) Tiến trình bài dạy:
1/ Ổn định tổ chức: 
2/Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn chăm sóc, RLTT chúng ta phải làm gì?
- Bản thân em đã làm gì để TCSRLTT?
Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: 
Bài mới:
Ho¹t ®éng cđa thÇy
Ho¹t ®éng cđa trß
Néi dung cÇn ®¹t
HĐ1 HDHS tìm hiểu truyện: Bác Hồ tự học ngoại ngữ
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm truyện
H: Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
H: . Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
H:. Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
- Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
* Kết luận: Qua câu chuyện trên, các em thấy: Muốn HT, làm việc có hiệu quả tốt, cần phải tranh thủ thời gian, say sưa, kiên trì làm việc, HT, không ngại khó, không nản chí.
HĐ2 : HDHS thảo luận nhóm: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
- Chia lớp làm 6 nhóm.
+ Nhóm 1-3: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
+ Nhóm 4-6: Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì trong cuộc sống..
- Chốt lại ý kiến đúng.
HĐ3: HDHS liên hệ thực tế
Em hãy kể về 1 tấm gương siêng năng, kiên trì ở trường, lớp
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ4: HDHS rút ra bài học
? Từ sự tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?
- Chốt vấn đề
- Cho HS đọc NDBH phần a,b
- Ghi bảng kiến thức cơ bản.
? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về SN,KT?
? SN,KT có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?
? Nêu ví dụ về sự thành đạt của: HS giỏi trường ta?
 Người làm giàu bằng sức lao động của chính mình?
* Gợi ý để HS nêu những biểu hiện trái với SNKT
HĐ 5 – Hướng dẫn HS làm bài tập
* Dùng các bài tập trong SGK và BT chuẩn bị thêm để khắc sâu kiến thức, hình thành thái độ và củng cố hành vi.
* Câu tục ngữ, thành ngữ nào nói về SNKT?
* G giải thích các câu tục ngữ
- Đọc truyện
- Trao đổi
* Khi làm phụ bếp trên tàu: 
+ Phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối, nhưng Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ
+ Gặp những từ không hiểu: Bác nhờ thuỷ thủ người Pháp giảng lại
+ Mõi ngày viết 10 từ vào cánh tay để vừa làm việc vừa nhẩm học.
* Khi làm việc ở Luân Đôn
+ Buổi sáng sớm và buổi chiều:Tự học ở vườn hoa
+ Ngày nghỉ: Đến học Tiếng Anh với 01 giáó sư người Ý.
* Khi đã tuổi cao: Gặp từ không hiểu Bác tra từ điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước đó giải thích và ghi lại vào sổ tay để nhớ
+ Bác không được học ở trường.
+ Bác học trong hòan cảnh LĐ vất vả.
* Bác vượt lên hoàn cảnh bằng cách: không nản chí, kiên trì học tập.
-> Cách học của Bác thể hiện đức tính Siêng năng, kiên trì.
- Về vị trí thảo luận theo nhóm:
- Ghi kết quả ra giấy khổ to
- Treo kết quả thảo luận lên bảng
- Cử đại diện trình bày
- Các nhóm khác nghe, bổ sung ý kiến
* Biểu hiện: 
+ Cần cù, tự giác làm việc
+ Miệt mài làm việc, thường xuyên, đều đặn.
+ Luôn tìm việc để làm.
+ Tận dụng thời gian để làm việc.
+ Cố gắng làm việc đều đặn
* Trái với siêng năng, kiên trì:
+ Lười biếng, làm đâu bỏ đấy
+ Làm qua loa cho xong việc.
+ Làm cầm chừng, trốn việc.
+ Chọn việc dễ để làm.
+ Đùn đẩy việc cho người khác
- Tự liên hệ bản thân
- Kể và liên hệ bản thân
- Nghe, hiểu
- Suy nghĩ, phát biểu.
VD: -Siêng làm thì có
 - Miệng nói tay làm.
- Suy nghĩ phát biểu.
- Nêu ví dụ cụ thể, bổ sung
- Nêu biểu hiện, bổ sung
- Xác định, phát biểu.
- Nghe, hiểu
1/ TruyƯn ®äc
Bác Hồ tự học ngoại ngữ
* Khi làm phụ bếp trên tàu: 
* Khi làm việc ở Luân Đôn
* Khi đã tuổi cao:
2/ Nội dung bài học
a/ Khái niệm:
- Siêng năng là đức tính cần có của con người, biểu hiện ở sợ cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
b/ Ý nghĩa:SN,KT giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
* Những biểu hiện trái với SNTK
- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả
- Ngại khó, ngại khổ, mau chán nản
3/ Bài tập.
* BT a: Đáp án sai:
- Gặp bài khó, Bắc không làm
- Hằng nhờ bạn trực nhật hộ
 - Học thuộc NDBH, Làm BT a,d (SGK trang 6)
- Chuẩn bị bài: Phần còn lại của bài 2
*Rĩt kinh nghiƯm:..
--------------------------------------------
Ngày soạn: 
Giảng: 
Tuần 4- Tiết4
Bài 3 TIẾT KIỆM
I ) Mục tiêu bài học:	
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
2) Thái độ : Biết sống tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí
3) Kỹ năng : Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào. Biết thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể.
II ) Chuẩn bị :
1) GV:	 	- SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6, truyện kể về tấm gương TK, những vụ việc lãng phí, làm thất thoát tiền của, vật dụng của nhà nước.
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm
2) HS :	 	Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) Tiến trình bài dạy:
1) Ổn định tổ chức: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu những biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì trong HT, LĐ và trong cuộc sống.
- Bản thân em đã thực hiện siêng năng, kiên trì như thế nào?
3) Giảng bài mới:
Giới thiệu bài học: 
Giảng bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: HDHS khai thác truyện Thảo và Hà
- HDHS đọc truyện và thảo luận lớp theo câu hỏi.
1. Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
2. Em hãy phân tích diễn biến trong suy nghĩ và hành vi của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo. Em hãy cho biết ý kiến của em về 2 nhân vật trong truyện.
- Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng
- NXBS, chốt ý đúng
HĐ2 : HDHS tìm hiểu biểu hiện của TK và những biểu hiện lãng phí
- Chia lớp làm 6 nhóm.
+ Nhóm 1-3: Tìm biểu hiện của tiết kiệm
+ Nhóm 4-6: Những biểu hiện của lãng phí
- Chốt lại ý kiến đúng, biểu dương nhóm thảo luận tốt.
- Đặt câu hỏi để HS tiếp tục trao đổi: Bản thân em đã thực hiện TK như thế nào ở trường cũng như ỏ nhà?
* Nhấn mạnh: TK là 1 đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Mỗi chúng ta đều phải có ý thức TK. TK sẽ có lợi cho xã hội.
HĐ3 : HDHS tìm hiểu nội dung bài học
? Tiết kiệm là gì?
? Ý nhĩa của tiết kiệm
* Chốt lại, ghi bảng kiến thức cơ bản.
HĐ4: HDHS làm bài tập, củng cố bài học
- Ghi bài tập lên bảng phụ cho HS theo dõi làm.
- Nhận xét, đánh giá HS làm BT, cho điểm.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học
- Đọc truyện
- Trao đổi ý kiến
1. Suy nghĩ của Thảo:
- Không sử dụng tiền công đan giỏ của mẹ mình để đi chơi.
- Dành tiền đó để mua gạo.
 Việc làm của Thảo thể hiện đức tính tiết kiệm.
2. Suy nghĩ và hành vi của Hà:
+ Trước khi đến nhà Thảo: Đề nghị mẹ thưởng tiền để liên hoan cùng các bạn.
+ Sau khi đến nhà Thảo: Thấy được việc làm của Thảo, Hà khóc, ân hận, tự hứa quyết định tiết kiệm trong tiêu dùng.
* Ý kiến về 2 nhân vật Thảo và Hà:
- Các nhóm thảo luận
- Cử đại diện ghi kết quả thảo luận ra giấy.
- Cử đại diện trình bày
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét
* Biểu hiện của tiết kiệm:
- TK thời gian, TK công sức, TK sức khỏe, TK tiền của.
* Biểu hiện của lãng phí:
- Sống xa hoa, Lãng phí thời gian, công sức, tiền của, sức khỏe.
- Trao đổi
- Đọc nội dung bài học
- Trả lời câu hỏi
- Bài tập 1: (SGK trang 8)
- Bài tập 2: Thảo luận theo chủ đề Em đã tiết kiệm như thế nào? 
* Ở nhà: ăn mặc giản dị, không phô trương, lãng phí. TK điện nước, sử dụng thời gian hợp lý để học tập và giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Tiêu dùng đúng mức. Tận dụng đồ cũ
* ở lớp: Giữ gìn bàn ghế, tắt điện, quạt khi ra về, tiết kiệm nước, giữ gìn tài sản của lớp, trường.
- Nhắc lại nội dung bài học.
1/ Truyện đọc
Thảo và Hà
* Suy nghĩ của Thảo:
* Suy nghĩ và hành vi của Hà
2/ Nội dung bài học
a. Khái niệm :
- Tiết kiệm là: biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mực của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
b. Ý nghĩa: Tiết kiệm thẻ hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác.
- Tiết kiệm sẽ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc NDBH, làm bài tập b, c SGK, sưu tầm những câu tục ngữ, thành ngữ nói về tiết kiệm
- Chuẩn bị bài: Lễ độ.
*Rútkinhnghiệm:
------------------------------------
Soạn: 
Giảng: 
Tuần 5
Tiết 5
Bài 4: 	LỄ ĐỘ
I ) Mục tiêu:	
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của Lễ độ và ý nghĩa của sự cần thiết rèn luyện tính Lễ độ.
2) Thái độ : Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ
3) Kỹ năng : Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè.
II ) Chuẩn bị
1) GV:	 	- SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, một số câu chuyện nói về Lễ độ
2) HS :	 	Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) Tiến trình bài dạy
1) Ổn định tổ chức: 
2) Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là tiết kiệm? ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống.
- Làm bài tập c SGK.
3) Giảng bài mới:
Giới thiệu bài học: 
Giảng bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1 : HDHS tìm hiểu truyện Em Thủy
- HDHS đọc truyện và thảo luận câu hỏi.
- Định hướng cho HS trao đổi
1. Kể lại việc làm của Thủy khi khách đến nhà?
2. Nhận xét về cách cư xử của bạn Thủy. Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì?
* Chốt lại vấn đề
HĐ2 : Thảo luận nhóm
- Nêu câu hỏi thảo luận nhóm
 Tìm biểu hiện của lễ độ trong giao tiếp.
1. Tìm biểu hiện lễ độ với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi
2. . Tìm hành vi thể hiện lễ độ và hành vi thiếu lễ độ.
- - Chia lớp làm 6 nhóm.
+ Nhóm 1-3: Câu 1
+ Nhóm: 4-6 Câu 2
Nhận xét phần thảo luận của các nhóm. Nêu thêm câu hỏi để HS trao đổi, liên hệ bản thân :
? Bản thân em đã thể hiện đức tính lễ độ như thế nào khi ở nhà cũng như ở trường?
* Chốt lại vấn đề: Như vậy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần thể hiện sự lễ độ. Lễ độ sẽ giúp chúng ta có quan hệ với mọi người xung quanh tốt đẹp hơn.
HĐ3 : HDHS tìm hiểu nội dung bài học
- Chốt lại ý HS trả lời , ghi bảng kiến thức cơ bản.
- Cho HS giải thích thành ngữ:
+ Đi thưa về gửi
+ Trên kính, dưới nhường
HĐ4: HDHS làm bài tập
- Cho HS làm BT 1 SGK
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu tình huống (ghi trên bảng phụ)
T/chức chơi sắm vai theo tình huống
- Chia nhóm theo tổ
+ Tổ 1,3: Tình huống 1
+ Tổ 2,4: Tình huống 2
- Đánh giá cho điểm
HĐ5 : HDHS củng cố bài học
- Y/cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Đọc truyện theo vai trong truyện.
- Trao đổi nội dung câu hỏi.
1. Giới thiệu khách với bà, kéo ghể mời khách ngồi, đi pha trà, xin phép bà nói chuyện với khách, tiến khách khi khách ra về.
2. - Thuỷ nhanh nhẹn, lịch sự khi tiếp khách, biết chào hỏi, thưa gởi, niềm nở khi khách đến. Thuỷ nói năng lễ phép, làm vui lòng khách đến và để lại 1 ấn tượng tốt đẹp
 Thuỷ là 1 cô bé ngoan, lễ độ
- Về vị trí thảo luận, cử nhóm trưởng, thư ký ghi kết quả ra giấy khổ to
- Cử đại diện trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
* Biểu hiện của lễ độ:
+ Đối với ông bà cha mẹ: Tôn kính, biết ơn, vâng lời.
+ Đối với anh chị em ruột: Quý trọng, đoàn kết, hòa thuận.
+ Đối với chú , bác, cô, dì: Quý trọng, gần gũi, chào hỏi đúng phép.
+ Đối với người già cả, lớn tuổi: Kính trọng, lễ phép.
* Hành vi thể hiện lễ độ
+ Chào hỏi lễ phép, đi xin phép, về chào hỏi. Kíh thầy, yêu bạn, gọi dạ bảo vâng
* Hành vi trái với lễ độ:
+ Nỏi trống không, cãi lại bố mẹ, hay ngắt lời người khác, lời nói cộc lốc, xất xược.
- Liên hệ thực tế
- Tóm tắt ý cơ bản của nội dung bài học.
- Ghi nội dung bài học vào vở
- Giải thích :
+ Là con cháu khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi.
+ Đối với bề trên phải kính trọng, đối với người dưới phải nhường nhịn.
- Làm việc cá nhân, trình bày kết quả.
+ Có lễ độ: 1,3,5,6
+ Thiếu lễ độ: 2,4,7
* Tình huống 1: Trường hợp hỏi thăm đường của một cụ già từ quê ra.
* Tình huống 2 : Trường hợp sang đường của một cụ già.
- Từng tổ lên diễn tình huống
- Nhận xét
- Đọc lại nội dung bài học.
1/ Truyện đọc
Em Thủy
* Việc làm của Thuỷ
 Thuỷ là 1 cô bé ngoan, lễ độ
2/ Nội dung bài học
a. Khái niệm
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
b. Ý nghĩa:
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.
* Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc NDBH, làm bài tập b, c SGK, sưu tầm những câu tục ngữ, thành ngữ nói về lễ độ
- Chuẩn bị bài: Tôn trọng kỷ luật.
* Rút kinh nghiệm:
chµo mõng ngµy 20-11-2010
xin liªn hƯ ®t 01693172328 hoỈc 0943926597 gi¸o ¸n míi theo ch­¬ng tr×nh n¨m häc 2010-2011................? víi mơc ®Ých phơc vơ gi¸o viªn cã chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6(14).doc