1/ Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Nắm được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật
2/ Kĩ năng:
- Có khả năng rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Có khả năng chống biểu hiện vi phạm kỉ luật.
3/ Thái độ:
Có thói quen rèn luyện thái độ tôn trọng kỉ luật.
Ngày soạn : 19/9/2010 Tiết 6 : Bài 5 - tôn trọng kỉ luật I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là tôn trọng kỉ luật. - Nắm được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật 2/ Kĩ năng: - Có khả năng rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. - Có khả năng chống biểu hiện vi phạm kỉ luật. 3/ Thái độ: Có thói quen rèn luyện thái độ tôn trọng kỉ luật. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Câu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao về tôn trọng kỉ luật. - Chuẩn bị của học sinh: Tìm câu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao, tấm gương về tôn trọng kỉ luật. III/ Hoạt động dạy học: 1/ ổn định tình hình lớp:(1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: - Thế nào là lễ độ? Liên hệ bản thân em về đức tính này? . - Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện tính lễ độ? + Nói trống không. + Không chọc ghẹo người tàn tật. + Không nói leo trong giờ học. + Đánh em nhỏ. + Chào hỏi người lớn. + Hoà nhã với bạn bè. Dự kiến phương án trả lời: - Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mọi người trong khi giao tiếp với người khác. Liên hệ bản thân về tính lễ độ: + Tốt: Người lớn gọi dạ, bảo vâng; yêu thương em nhỏ....... + Chưa tốt: Còn cãi nhau với bạn bè, nói leo trong giờ học....... - Hành vi thể hiện tính lễ độ: Không nói leo trong giờ học, chào hỏi người lớn, không chọc ghẹo người tàn tật, hoà nhã với bạn bè. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài:(2’) Giáo viên nêu vấn đề: Hàng ngày khi đến trường em phải chấp hành những quy định nào của nhà trường? Học sinh trả lời: phải học bài, làm bài tập, đồng phục đúng quy định, đúng giờ........ Giáo viên dẫn vào bài: Mỗi người trong cuộc sống hàng ngày luôn tồn tại, phát triển trong mối quan hệ tập thể, cộng đồng. Và để cho tập thể đó, cộng đồng đó phát triển mỗi người phải có ý thức tôn trọng những quy định chung - Tôn trọng kỉ luật. Để tìm hiểu về phẩm chất này ta sang bài hôm nay: Tôn trọng kỉ luật. - Tiến trình bài dạy:(35’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8’ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Giữ luật lệ chung. - Gọi học sinh đọc truyện đọc: Giữ luật lệ chung. ? Khi đến thăm chùa Bác Hồ đã làm gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Đi đến ngã tư, gặp đèn đỏ Bác đã làm gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, liên hệ giáo dục. ? Việc làm đó thể hiện Bác là người như thế nào? - Nhận xét. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc: Giữu luật lệ chung. - Đọc nội dung truyện đọc: Giữ luật lệ chung. - Bác bỏ dép trước khi vào chùa như mọi người, Bác đi theo sự hướng dẫn của vị sư. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Bác đã dừng lại đúng vạch và chờ đèn xanh bật lên mới đi. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Bác là người tôn trọng những quy định chung. - Nghe. I/ Truyện đọc: Giữ luật lệ chung. - Bác bỏ dép trước khi vào chùa như mọi người, Bác đi theo sự hướng dẫn của vị sư. - Bác đã dừng lại đúng vạch và chờ đèn xanh bật lên mới đi. => Bác là người tôn trọng những quy định chung. 17’ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Tổ chức cho học sinh thảo luận: + Tìm những hành vi thể hiện tính kỉ luật trong gia đình? + Tìm những hành vi thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường? + Tìm những hành vi thể hiện tính kỉ luật ngoài xã hội? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Vậy tôn trọng kỉ luật là gì? Cho ví dụ. - Nhận xét. ? Hãy nêu một số hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật? ? Nêu những tấm gương thể hiện đức tính này trong cuộc sống mà em biết?( ở trường, ở lớp, cộng đồng.....) - Nhận xét. ? Nêu những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về tôn trọng kỉ luật? - Nhận xét. ? Khi em tuân thủ theo quy định của trường em sẽ có lợi gì? ? Sống tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào? - Nhận xét, nhấn mạnh: Người có tính kỉ luật là người tôn trọng và thực hiện tốt pháp luật. Lập bảng so sánh, đưa ví dụ phân tích cho học sinh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật. Hoạt động 2: Rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Thảo luận, trả lờì + Ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc để ngăn nắp, hòn thầnh công việc bố mẹ giao cho....... + Vào lớp đúng giờ, trực nhật theo sự phân công, học bài, làm bài trước khi đến lớp....... + Không phá hoại tài sản công cộng, giữ gìn trật tự chung, không hút thuốc nơi công cộng, không dẫm cỏ, hái hoa trong công viên....... - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể. - Nghe. - Không trực nhật khi đến phiên mình, tham gia hoạt động của trường, lớp một cách bắt buộc.... - Nêu những tấm gương trong cuộc sống mà các em biết. - Nghe. - Đất có lề, quê có thói; ao có bờ, sông có bến; ăn có chừng, chơi có độ ....... - Nghe. - Sẽ học tập, rèn luyện đật kết quả cao, được mọi người yêu mến, giúp đỡ.... - Sống tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương. Tôn trọng kỉ luật vừa bảo vệ lợi ích chung, vừa đảm bảo lợi ích bản thân. - Nghe. II/Nội dung bài học: - Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể. - Sống tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương. Tôn trọng kỉ luật vừa bảo vệ lợi ích chung, vừa đảm bảo lợi ích bản thân. 10’ Hoạt dộng 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập a . - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. * Củng cố: ? Em đã thực hiện kỉ luật như thế nào? - Kết luận toàn bài. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập a: Đi học đúng giờ, viết đơn xin phép nghỉ một buổi học, đi xe đạp đến cổng trường, xuống xe rồi dắt vào cổng. - Nhận xét, bổ sung. - Liên hệ bản thân, trả lời. - Nghe, củng cố bài học. III/ Luyện tập: - Bài tập a: Hành vi thể hiện tính kỉ luật: Đi học đúng giờ, viết đơn xin phép nghỉ một buổi học, đi xe đạp đến cổng trường, xuống xe rồi dắt vào cổng. 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:( 2’) - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài 6: Biết ơn ( Tìm hiểu truyện đọc, tục ngữ, ca dao, tình huống, tấm gương biết ơn) IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: Ngày soạn : 27/9/2010 Tiết 7 : Bài 6 - biết ơn I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 1/ Kiến thức: - Hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiện của lòng biết ơn. - Hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn. 2/ Kĩ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn. 3/ Thái độ: Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy giáo, cô giáo cũ và thầy giáo, cô giáo đang dạy mình. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh, câu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao về biết ơn. - Chuẩn bị của học sinh: Tìm câu chuyện, tình huống, tục ngữ, ca dao, tấm gương về biết ơn. III/ Hoạt động dạy học: 1/ ổn định tình hình lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số: 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: - Tôn trọng kỉ luật là gì? Bản thân em đã chấp hành kỉ luật của nhà trường như thế nào? - Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào? Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người sống tôn trọng kỉ luật? Dự kiến phương án trả lời: - Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành sự phân công của tập thể, tổ chức. Liên hệ bản thân trong việc chấp hành nội quy của trường, lớp. - Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích cá nhân. Học sinh cần cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, chấp hành tốt nội quy nề nếp của trường, lớp, gia đình, địa phương. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài:(2’) Các em hãy cho biết ý nghĩa của ngày 10/3(âm lịch), 8/3, 27/7, 20/11? Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Đó là biểu hiện của lòng biết ơn - một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để tìm hiểu về truyền thống này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Biết ơn. - Tiến trình bài dạy:(35’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8’ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Thư của một học sinh cũ - Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK ? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Chị Hồng đã có những việc làm, suy nghĩ như thế nào đối với thầy Phan? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, liên hệ giáo dục. ? Vì sao sau hơn 20 năm mà chị Hồng vẫn nhớ và viết thư thăm hỏi thầy Phan? - Nhận xét. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc: Thư của một học sinh cũ. - Đọc nội dung truyện đọc SGK. - Thầy giúp chị Hồng rèn viết chữ bằng tay phải, dạy chị biết được “ Nét chữ là nết người” - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Chị đã ân hận vì làm trái lời thầy, cố gắng tập viết bàng tay phải; chị luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy; sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Vì chị luôn yêu quý, kính trọng và quan trọng hơn là biết ơn thầy đã có công dạy dỗ, chỉ bảo mình nên người. - Nghe. I/ Truyện đọc: Thư của mọtt học sinh cũ. - Thầy Phan giúp chị Hồng rèn chữ bằng tay phải, dạy chị biết được “ Nét chữ là nết người” - Chị đã ân hận vì làm trái lời thầy, cố gắng tập viết bàng tay phải; chị luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy; sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy. => Chị Hồng là người có lòng biết ơn đối với người đã có công dạy dỗ, chỉ bảo mình. 17’ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Tổ chức cho học sinh thảo luận: ? Theo em, chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. - Cho học sinh kể những câu chuyện về lòng biết ơn. ? Vậy em hiểu biết ơn là gì? - Nhận xét, liên hệ giáo dục học sinh về lòng biết ơn. ? Hãy nêu một số trường hợp chưa thể hiện lòng biết ơn? ? Vậy biết ơn có ý nghĩa như thế nào? ? Nêu những tấm gương thể hiện đức tính này trong cuộc sống mà em biết?( ở trường, ở lớp, cộng đồng.....) - Nhận xét. ? Nêu những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về lòng biết ơn? - Nhận xét. Hoạt động 2: Rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Thảo luận, trả lời: + Biết ơn ông bà, cha mẹ vì họ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng ta. + Biết ơn người giúp đỡ ta lúc khó khăn vì những người này đã mang đến cho ta những điều tốt lành. + Biết ơn những anh hùng, liệt sĩ vì họ chính là những người đã có công lao to lớn trong kháng chiến, đem lại hoà bình cho chún ... hân. - Nghe. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai đuợc tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật cho phép. - Nhận xét, bổ sung. - Tự ý vào lục lọi nhà người khác khi họ không có nhà hoặc họ không cho phép; vào nhà người khác lấy trộm đồ; tự ý vào khám xét nhà người khác .... - Nghe. - Sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. - Nghe. - Phải tôn trọng chỗ ở của người khác; biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và người khác; phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm quyền này của công dân. - Nghe. II/Nội dung bài học: - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân. - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai đuợc tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật cho phép. - Công dân phải tôn trọng chỗ ở của người khác; biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và người khác; phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm quyền này của công dân. 12’ Hoạt dộng 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập đ. * Củng cố: - Treo bài tập SGV trang 104, yêu cầu học sinh xử lí. - Nhận xét, kết luận toàn bài. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập đ: + Tình huống 1: Quay về hôm sau mượn hoặc đợi bạn về. + Tình huống 2: Mở cửa cho người đó vào. + Tình huống 3: Đợi người nhà về rồi lấy hoặc rủ thêm người nữa sang lấy. + Tình huống 4: Sang lấy hộ treo vào hiên nhà. + Tình huống 5: Báo cho người lớn biết. - Trước hết giải thích cho ông Tá hiểu về quyền và trách nhiệm bắt kẻ tội phạm; một người ở lại canh người kia về xin lệnh bắt. - Nghe, củng cố bài học. III/ Luyện tập: - Bài tập đ: + Tình huống 1: Quay về hôm sau mượn hoặc đợi bạn về. + Tình huống 2: Mở cửa cho người đó vào + Tình huống 3: Đợi người nhà về rồi lấy hoặc rủ thêm người nữa sang lấy. + Tình huống 4: Sang lấy hộ treo vào hiên nhà. + Tình huống 5: Báo cho người lớn biết. 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’) - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài hôm sau: Quyền được bảo đảm an tonà và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín + Đọc tình huống và trả lời câu hỏi gợi ý. + Tìm những câu chuyện, tình huống liên quan đến bài học. IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Tiết : 31 Ngày soạn: 12/04/2010 Bài dạy: Bài 18 : quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. 2/ Kĩ năng: - Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thực hiện tốt quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. 3/ Thái độ: Học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Hiến pháp 1992, Bộ luật Hình sự 1999. - Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu tình huống, tìm câu chuyện có liên quan đến bài học. III/ Hoạt động dạy học: 1/ ổn định tình hình lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số: 6A1: ................, 6A2: ................, 6A3: ................., 6A4: ................. 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: - Nêu nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? - Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: Đến nhà bạn mượn truyện nhưng không có ai ở nhà. Dự kiến phương án trả lời: - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân. Công dân được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng về chỗ ở. Không ai được vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Ví dụ hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân: Thấy nhà hàng xóm không có ai, ông A ở gần bên sang nhà ấy và lấy cái rựa dựng ở góc nhà. - Đến nhà bạn mượn truyện, không có ai ở nhà thì em sẽ ngồi đợi hoặc về hôm khác đến mượn. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài:(1’) GV: Nếu nhặt được thư của bạn em sẽ làm gì? HS: Trả lại cho bạn, không được lấy luôn (hoặc là mở ra xem). Giáo viên dẫn vào bài: Quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta. Để giúp các em hiểu rõ hơn về quyền này, chúng ta sang bài hôm nay: Quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. - Tiến trình bài dạy:(35’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích tình huống: - Gọi học sinh đọc tình huống SGK. ? Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không được sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xog thư, dán lại rồi đưa cho Hiền không? - Nhận xét: Giới thiệu Điều 73 - Hiến pháp 1992 “... thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật... Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật. ? Nếu em là Loan em sẽ làm gì? - Nhận xét. Hoạt động 1: Tìm hiểu, phân tích tình huống: - Đọc tình huống SGK. - Phượng không thể đọc vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Phượng có là bạn thân của Hiền đi nữa thì khi chưa có sự đồng ý của Hiền Phượng cũng không được xem. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Giải pháp đó không thể chấp nhận vì làm như vậy là lừa dối bạn và vi phạm pháp luật. - Nghe, ghi nhớ. - Là Loan em sẽ giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của Hiền khi chưa được sự đồng ý của Hiền và nếu cố tình đọc là vi phạm pháp luật. - Nghe. I/ Tình huống: 10’ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học. - Như vậy, quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân. ? Em hiểu quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thể nào? - Bổ sung: Không được nghe trộm điện thoại. ? Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? - Bổ sung: Đọc thư của người khác rồi nói lại cho mọi người biết. ? Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị xử lý như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Nếu thấy bạn em nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì? - Trong trường hợp bạn không nghe nên báo cáo với nhà trường, gia đình cùng phân tích để bạn hiểu. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. - Nghe, ghi bài. - Là không được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác - Nghe. - Đọc trộm thư của người khác, thu giữ thư tín, điện tín của người khác, nghe trộm điện thoại của người khác. - Nghe. - Sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc (tham khảo điều 125 Bộ luật hình sự 1999). - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy, phân tích để bạn thấy đó là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. - Nghe. II/Nội dung bài học: 1) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta. 2) Công dân có quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Không ai được tự ý chiếm đoạt, hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không nghe trộm điện thoại. 3) Chúng ta phải biết tự bảo vệ thư tín, điện thoại, điện tín của mình; tôn trọng bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; phê phán, tố cáo hành vi xâm phạm đến quyền này. 10’ Hoạt dộng 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Yêu cầu học sinh đọc, xử lý tình huống SGK. * Củng cố: Yêu cầu các tổ sắm vai tình huống mà mình đã chuẩn bị thể hiện quyền này của công dân. - Gọi các tổ nhận xét. - Nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Đọc, xử lý tình huống: + Tình huống 1: Trả lại cho người mất. + Tình huống 2: Khuyên và phân tích cho bạn thấy đó là việc làm sai trái. + Tình huống 3: Em sẽ có thái độ phản đối việc làm đó. - Các tổ thực hiện tình huống đã chuẩn bị trước. - Nhận xét. - Nghe, củng cố bài học. III/ Luyện tập: - Xử lý, đóng vai tình huống1...3 SGK theo tổ. + Tổ 1-2: Tình huống 1. + Tổ 3-4: Tình huống 2. 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’) - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài hôm sau: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học; tìm hiểu về vấn đề quyền học tập và một số quyền cơ bản của trẻ em, của công dân ở địa phương như thế nào? IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: