Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 35, 36: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và những nội dung đã học

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 35, 36: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và những nội dung đã học

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại những nội dung, kiến thức của một số vấn đề đã học.

- Từ nội dung đã học, rút ra bài học cho bản thân.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng để trở thành người công dân tốt: có ý thức trong việc phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS, có ý thức tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trât tự an toàn giao thông.

3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn về những việc làm, hành vi tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày.

B. Tài liệu – Phương tiện:

- SGK, SGV, giáo án và một số tư liệu có liên quan.

 

docx 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2900Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 35, 36: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và những nội dung đã học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/4/2011
Tiết 35 +36 
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại những nội dung, kiến thức của một số vấn đề đã học.
- Từ nội dung đã học, rút ra bài học cho bản thân.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng để trở thành người công dân tốt: có ý thức trong việc phòng chống tệ nạn xã hội – HIV/AIDS, có ý thức tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trât tự an toàn giao thông.
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn về những việc làm, hành vi tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày.
B. Tài liệu – Phương tiện:
- SGK, SGV, giáo án và một số tư liệu có liên quan.
- Một số tư liệu liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, số liệu về ma túy trong học đường.
C. Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Môn GDCD là một bộ môn đạo đức giúp các em trở thành một người công dân tốt có ích cho gia đình và xã hôi như Bác Hồ từng nói vừa hồng, vừa chuyên. Trên cơ sở những bài học trong học kì I hôm nay cô cùng các em ôn lại một số kiến thức đã học đó. 
Hoạt động 2: Ôn lại các vấn đề địa phương và nội dung đã học
- GV: Trong chương trình GDCD học kì II, các em đã được học những nội dung nào?
- HS: Nhắc lại các nội dung đã học theo SGK.
- GV: Từ đầu năm học đến nay, nhà trường đã phát động các phong trào nào?
- HS: Phòng chống ma túy trong học đường; Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- GV: Trong học kì I chúng ta đã được học nhiều nội dung. Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên tiết học hôm nay cô chỉ chọn 4 nội dung có ý nghĩa thiết thực để chúng ta thực hành (Tự trọng; Tôn sư trọng đạo; Phòng chống ma túy trong học đường; Thực hiện trật tự an toàn giao thông )
- HS: Ghi vào vở các vấn đề thực hành.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận thực hành
* GV đưa các tình huống được ghi trên bảng phụ:
Tổ 1: Nhặt được của rơi, bạn Bình đem trả lại cho người mất.
- GV: Tình huống các bạn vừa thể hiện nói về vấn đề gì?
- HS: Trung thực.
- GV: Em kể lại 1 việc làm thể hiện tính trung thực?
- HS trả lời.
Tổ 2: Giờ trả bài An bị điểm kém, vừa nhận bài kiểm tra từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.
- GV: Tình huống các bạn vừa thể hiện nói về vấn đề gì?
- HS: Tôn sư trọng đạo.
- GV: Em kể lại 1 việc làm thể hiện lòng tôn sư trọng đạo.
- HS trả lời.
Tổ 3: GV cung cấp những số liệu về TNXH (cụ thể là vấn nạn ma túy trong học đường)
- GV: Em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? Kể tên một số tệ nạn xã hội hiện nay.
- HS: Là những hành vi trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Tệ nạn: ma túy, cờ bạc, mại dâm
- GV: Nguyên nhân khiến con người sa vào các TNXH?
- HS: 
+ Khách quan: Kỉ cương pháp luật không nghiêm, kinh tế kém phát triển, chính sách mở cửa kinh tế thị trường, ảnh hưởng xấu của văn hóa đồi trụy, quản lí, giáo dục con cái chưa nghiêm, hoàn cảnh gia đình, bị rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế.
+ Chủ quan: Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, do tò mò.
- GV: Tác hại của TNXH?
- HS: Ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động, gánh nặng xã hội, mất trật tự an toàn xã hội, gia đình bất hạnh.
Tổ 4: Em hãy nêu 1 số khẩu hiệu cổ động mọi người thực hiện trật tự an toàn giao thông mà em biết.
- HS: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”; “An toàn là bạn, tai nạn là thù”
- GV: Trong tháng 12 vừa qua, nhà trường, chính quyền, địa phương đang tuyên truyền mọi người về vấn đề gì liên quan đến ATGT?
- HS: Đôi mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên tát cả các tuyến đường.
- GV: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông?
- HS: 
* Nguyên nhân do con người:
+ Thiếu ý thức, coi thường luật an toàn giao thông.
+ Không biết, không hiểu luật an toàn giao thông.
* Nguyên nhân do dân số tăng nhanh, lượng xe cộ lưu thông nhiều, đường xá không đáp ứng kịp.
* Do chất lượng đường xá.
* Nguyên nhân chính của tai nạn giao thông là do con người chưa tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông.
1. Các nội dung đã học:
- 6 bài.
2. Các vấn đề địa phương:
- Phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy trong học đường).
- Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
3. Thực hành:
- Phòng chống ma túy trong học đường. 
- Thực hiện trật tự an toàn giao thông
4. Củng cố: 
- GV tuyên dương, nhận xét các ưu khuyết điểm học sinh trong quá trình thực hiện.
5. Dặn dò:
- Học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docx32 NGOAI KHOA MOI TRUONG.docx