Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 25: Quyền và nghĩa vụ học tập

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 25: Quyền và nghĩa vụ học tập

. Kiến thức: - Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung quyền và nghĩa vụ học tập của CD. Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của CD và trách nhiêm của bản thân trong học tập.

2. Kĩ năng: - Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. Thực hiện những qui định nhiệm vụ học tập của bản thân. Siêng năng, có gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

3. Thái độ: - Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 25: Quyền và nghĩa vụ học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:. Ngày soạn:
PPCT:. Ngày dạy: 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung quyền và nghĩa vụ học tập của CD. Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của CD và trách nhiêm của bản thân trong học tập.
2. Kĩ năng: - Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. Thực hiện những qui định nhiệm vụ học tập của bản thân. Siêng năng, có gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.
3. Thái độ: - Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - SGK và SGV GDCD 6.
	 - Hiến pháp năm 1992, Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
	 - Những tấm gương học tập tiêu biểu.
 2.Học sinh: - Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: - Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi
Đáp
Điểm
1. Nêu một số quy định về đi đường đối với người đi bộ và xe đạp?
2. Bản thân em đã làm gì để góp phần đảm bảo TTATGT ?
1.a. Đối với người đi bộ:
+ Phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường.
+ Nơi có tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
b. Đối với người đi xe đạp
*Không:
+ Đi dàn hàng ngang, chở 3; lạng lách đánh võng
+ Thả hai tay, đi xe một bánh
+ Phóng nhanh, vượt ẩu, sử dụng xe kéo, hoặc đẩy xe khác
*Phải:
+ Đi đúng phần đường, đi đúng chiều, đi bên phải
+ Tránh bên phải, vượt bên trái
*Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn
*Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe gắn máy, đủ 16 -> dưới 18t được lái xe có dung tích xilanh dưới 50 phân khối
2. Hs kể ra được một số việc làm thiết thực, phù hợp để đảm bảo TTATGT
4
2
2
2
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV: Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết
 - HS: Học theo trường, lớp, tự học, vừa học vừa làm, học ở lớp học tình thương
 - GV: Với các hình thức học tập đó, mỗi chúng ta sẽ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Pháp luật nước ta cũng đã có những qui định cụ htể về quyền và nghĩa vụ học tập.
b. Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 HDHS tìm hiểu truyện: Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô.
- Gọi HS đọc truyện
- HDHS thảo luận lớp theo câu hỏi sau:
1. Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào? 
2. Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở Cô Tô ngày nay là gì?
3. Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em được đến trường học tập?
4. Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào? 
* Chốt lại vấn đề: (Nhắc lại Nội dung bài học “Mục đích học tập của HS”)
- Đọc truyện
- Thảo luận câu hỏi
1. Cô Tô trước đây: quần đảo hoang vắng; rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước và phần lớn bỏ hoang. Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều.
2. Sự đổi thay của Cô Tô: Trẻ em đến tuổi đều được đi học; Hội khuyến học được thành lập; HS của gia đình TBLS có khó khăn đều được giúp đỡ bằng tiền do nhân dân quyên góp. Có trường học nội trú, trường được xây dựng khang trang; có phong trào thi đua học tập sôi nổi.
3. Gia đình, nhà trường và xã hội đã quan tâm, tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được đến trường.
4. Việc học tập là vô cùng quan trọng vì: Học tập mang lại tri thức; học tập giúp ta trở thành người có ích
- Hs nhắc lại kiến thức cũ
I. Tìm hiểu truyện đọc
Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô
-Trước đây, CôTô là nơi hoang vắng, trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều.
-Hiện nay, CôTô thay đổi nhiều, tất cả trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, phong trào thi đua học tập sôi nổi.
=> Gia đình, nhà trường và xã hội đã quan tâm, tạo điều kiện 
=> Việc học là rất quan trọng
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ về học tập 
- Giới thiệu những qui định của pháp luật trên bảng phụ:
+ Điều 59, HP 1992
+ Điều 10: Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ Điều 1: Luật Phổ cập Giáo dục.
+ Điều 29: Công ước LHQ về quyển trẻ em.
* Kết luận: Trẻ em cũng như mọi CD đều có quyền và nghĩa vụ học tập
- Hs theo dõi, đọc và cảm nhận
- Nghe, cảm nhận
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS tìm hiểu Nội dung bài học 
Nêu câu hỏi để HS trao đổi
1. Học tập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Vì sao chúng ta phải học tập?
2. Về học tập, pháp luật nước ta qui định nhứng gì?
? Nêu những quyền học tập mà em biết?
? Công dân còn có nghĩa vụ ntn về học tập?
* Gv nhận xét, giải thích rõ hơn về các quyền và nghĩa vụ học tập.
* Chốt lại bằng Nội dung bài học SGK, Ghi bảng.
-Hs cả lớp cùng chú ý theo dõi và trao đổi với nhau.
- Hs phát biểu cá nhân, rút ra bài học
- Việc học tập đối với mỗi người là rất quan trọng.
Vì: Có học tập ta mới có kiến thức, có hiểu biết, phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gđ và xh.
- Quy định: học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân
- Hs nêu các quyền
- Nêu nghĩa vụ của mình
-Hs nghe, ghi nhận
-Ghi bài vào vở
II. Nội dung bài học
1.Ý nghiã của việc học tập
- Việc học tập đối với mỗi người là rất quan trọng. Có học tập ta mới có kiến thức, có hiểu biết, phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gđ và xh.
2. Quyền và nghĩa vụ học tập
a. Quyền
- Học không hạn chế
- Học bằng nhiều hình thức
- Học bất kì ngành nghề nào phù hợp
- Có thể học suốt đời
b. Nghĩa vụ
- Trẻ em từ 6-14t bắt buộc phải hoàn thành bặc giáo dục tiểu học
- Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập
HOẠT ĐỘNG 4: HDHS luyện tập, củng cố
- Nêu tình huống trên bảng phụ: (Tình huống 1, sách Bài tập tình huống GDCD 6, trang 34)
+ Tổ chức thảo luận nhóm
+ Chốt lại ý kiến đúng và bổ sung ý còn thiếu.
* Sơ kết tiết học.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả.
* Việc Oâng An không cho con đi học là sai, là vi phạm pháp luật vì:
+ Học tập là quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
+ Cha mẹ, người đỡ đầu trẻ em có trách nhiệm tạo điều kiện để con hoặc trẻ em được đỡ đầu hoàn thành giáo dục tiểu học
- Nghe, ghi nhận
4. Dặn dò:
Học thuộc bài học, tìm hiểu thêm về Luật Giáo dục
Tìm hiểu về nhiệm vụ của HS.
Làm các bài tập trong SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 25.doc