Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 16: Ôn tập học kì I

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân  - Tiết 16: Ôn tập học kì I

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức: Giúp HS củng cố lại tri thức đã học bằng cách hệ thống hóa kiến thức qua các baì đạo đức đã học về: biểu hiện, ý nghĩa, phương pháp rèn luyện.

2) Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng khái quát và hệ thống hóa kiến thức.

3) Thái độ : Có niềm tin và tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướn tới những giá trị xã hội tốt đẹp.

II ) CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về kiến thức về ứng xử các hành vi đạo đức trong cuộc sống

Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ kiến thức từ giáo viên

 

doc 17 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2573Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 16: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2010
Ngày giảng: 30/11/2010
Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1) Kiến thức: Giúp HS củng cố lại tri thức đã học bằng cách hệ thống hóa kiến thức qua các baì đạo đức đã học về: biểu hiện, ý nghĩa, phương pháp rèn luyện.
2) Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng khái quát và hệ thống hóa kiến thức.
3) Thái độ : Có niềm tin và tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướn tới những giá trị xã hội tốt đẹp.
II ) CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về kiến thức về ứng xử các hành vi đạo đức trong cuộc sống
Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ kiến thức từ giáo viên, người đi trước.
III ) CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	- 
IV ) PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1) GV:	 - SGK và SGV GDCD 6. 
 - Bảng phụ ghi sơ đồ bài ôn tập.	 
2) HS :	 Sách GDCD 6, vở ghi chép, soạn trước nội dung bài ôn tập đã hướng dẫn ở tiết trước.
V ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV: Kiểm tra vở viết và vở soạn bài ôn tập của vài HS, nhận xét, đánh giá cho điểm
2) Khám phá:
Giới thiệu bài học: (2’)
Các em đã được học qua các bài học về ứng xử các hành vi đạo đức trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập 11 bài đã học qua.
GV: Ghi đề bài lên bảng.
3) Kết nối:
Đức tính
Biểu hiện
Ý nghĩa
PP rèn luyện
Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Giữ VS cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày tập TDTT
- Phòng - chữa bệnh.
Sức khỏe là vốn quí của con người , giúp chúng ta HT, LĐ có hiệu quả, sống lạc quan.
- Giữ VS cá nhân
- Thường xuyên tập TDTT
- Phòng - chữa bệnh
Siêng năng, kiên trì
- SN: Cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
- KT: Quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn gian khó.
Giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
Phải tự giác kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các HĐ khác.
Tiết kiệm
Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của trong chi tiêu.
Thể hiện sự tự giác trong kết quả lao động của bản thân mình và người khác.
Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
Lễ độ
Nụ cười, lời chào, ánh mắt thân thiện, biết cám ơn, xin lỗi.
- Là phẩm giá của con người.
- Biểu hiện của người có văn hóa, coa đạo đức.
- Học các phép tắc cư xử của người lớn.
- Luôn tự kiểm tra hành vi của mình.
Tôn trọng kỷ luật
Tự giác chấp hành những qui định chung của tập thể.
Giúp xã hội có nề nếp, kỷ cương, bảo đảm lợi ích của bản thân.
Chấp hành tốt nội qui của nhà trường, nơi cộng cộng.
Biết ơn
Sự nhận biết, ghi nhớ những điều tốt lành mà người khác đem lại cho mình.
Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người.
Chăm học, chăm làm để khỏi phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
Biết bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên
Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người .
Tôn trọng, yêu quí thiên nhiên.
Sống chan hòa với mọi người.
Vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung.
Được mọi người yêu quí và giúp đỡ.
Kỹ năng ứng xử cởi mở. Hợp lý với mọi người.
Lịch sự, tế nhị
Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp, hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.
Thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh, tự trọng bản thân mình.
- Nói năng nhẹ nhàng.
- Biết cám ơn, xin lỗi.
- Biết nhường nhịn.
Tích cực, tự giác trong các HĐ tập thể và trong HĐ xã hội 
Là tự nguyện tham gia các hoạt đông của tập thể, hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, vì mọi người.
Mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kỷ năng cần thiết của bản thân 
Tích cực, tự giác tham gia vào các HĐ của lớp, trường
4) Vận dụng( Hướng dẫn về nhà):
Ôn tập các bài đã học qua, xem lại các bài tập. 
Tuần sau thi học kỳ I.
Tiết 17 Kiểm tra học kì I
Ngày soạn: 12/12/2010
Ngày giảng: 14/12/2010
Tiết 17: THỰC HÀNH: NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I/ Mục tiêu:
Học sinh thực hiện tốt các yêu cầu của bài học.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai, kể chuyện.
 2/ Phương tiện: Chủ đề.
III/ Tiến trình dạy và học:
Sắm vai: Bốc thăm chủ đề.
 Nhận xét giữa các nhóm với nhau.
 	GV: Nêu nhận xét, kết luận – ghi điểm tốt.
	GV: yêu cầu, hướng dẫn, kiểm tra về chủ đề: tài nguyên rừng, về các nội dung đã học khác như Siêng năng, kiên trì, lễ độ, tôn trọng kỉ luật... (theo các ND đã học).
Ngày soạn: 02/01/2011
Ngày giảng: 04/01/2011
Tiết: 19
Bài 12 : công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc.
 2. Thái độ
	- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước.
 - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
 3. Kĩ năng
	- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
 - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
II. Kĩ năng sống cơ bản:
	- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với trẻ em thiệt thòi.
	- KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
	- KN giao tiếp, ứng sử.
III.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại, động não.
III.Tài liệu, phương tiện
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập...
IV.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (3 /)
GV: Mục đích học tập của em là gì? Em có kế hoạch gì để thực hiện mục đích đó?
2. Khám phá: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 /)
UNESCO nhấn mạnh trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Đó khẳng định vai trò của trẻ em trong xã hội, ý thức được điều đó LHQ đó xây dựng Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. vậy công ước đó quy định những điều gì? Để hiểu ra chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
	3. kết nối:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
 Khai thác truyện đọc.(14/)
HS: Đọc truyện “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”
GV: - Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?
 - Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?
HS: Trả lời....
GV:Nhận xột , kết luận.
Giới thiệu khái quát về công ước.(10 /)
GV: Giới thiệu điều 20 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 
HS: Ghi chép....
GV: Giải thích: - Công ước Liên hợp quốc... là luật quốc tế về quền trẻ em.
 - Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.
Xây dựng nội dung bài học: (13 /)
GV: Đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời nội dung bài học:
GV: Công ước LHQ về quyền trẻ em chia làm mấy nhóm quyền?
HS: Trả lời
GV: Hãy nêu tóm tắt của nhóm quyền sống còn Nêu ví dụ
HS: Trả lời
GV: Nêu nội dung của nhóm quyền bảo vệ? Nêu ví dụ
HS: Trả lời
GV: Nêu nội dung của nhóm quyền phát triển? Nêu ví dụ
HS: Trả lời
GV: Nêu nội dung của nhóm quyền tham gia? Nêu ví dụ
HS: Trả lời
I. Truyện đọc
Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội
 - Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc.
- Năm 1989 Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ra đời.
 - Năm 1991 Việt Nam ban hành Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II. Nội dung bài học
 a. Nhóm quyền sống còn:
 Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ...
 b. Nhóm quyền bảo vệ:
 Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
 c. Nhóm quyền phát triển:
 Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật...
 d. Nhóm quyền tham gia:
 Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
4. Vận dụng:
GV: 	- Yêu cầu học sinh nêu khái quát Công ước ...
	- Mục đích của việc ban hành Công ước ....
	- Học sinh về nhà làm bài tập
Ngày soạn: 11/01/2011
Ngày giảng: 13/01/2011
Tiết 20:
Bài 12:	CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (tt)
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc.
 2. Thái độ
	- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước.
 - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
 3. Kĩ năng
	- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
 - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
II. kĩ năng sống cơ bản:
	- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với trẻ em thiệt thòi, KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
	- KN giao tiếp, ứng sử
III.Phương pháp
	- Thảo luận, xử lý tình huống.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: 
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 6, ảnh, tư liệu, bảng phụ.
III / Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 /)
GV lồng ghép vào bài mới.
2. Khám phá: bài trước chúng ta nghiên cứu về quyền trẻ em, chúng ta sẽ tiếp tục trong bài ngày hôm nay.
3. kết nối:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
10ph
14ph
HĐ1: Thảo luận tình huống:
- Bà A vì ghen với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy hội phụ nữ đã can thiệp nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ kiểm điểm và kí kết chấm dứt hiện tượng này.
1/ Nhận xét hành vi của bà A. Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến ?
2/ Việc làm của hội phụ nữ có gì đáng quý?
3/ Trách nhiệm của nhà nước đối với công ước về quyền trẻ em như thế nào?
Kết luận: Nhà nước rất quan tâm đến quyền trẻ em và đã bảo vệ triệt để quyền này. Người nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
VD: 2 vợ chồng Đức, Phương bán phở hành hạ dã man Nguyễn Thị Bình suốt 13 năm bị xử lý: Phạt tiền, phạt tù.
Sắm vai:
N1 và 2: Điều gì sẽ xảy ra khi quyền trẻ em không được thực hiện?
N3 và 4: Trẻ em cần làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình? (GV hướng dân HS)
Kết luận: Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác, phải thực hiệntốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.
=> Vi phạm quyền trẻ em.
=> Bảo vệ quyền trẻ em.
=> Tạo điều kiện: - Pháp lý.
 - Giáo dục
3/ Bổn phận của trẻ em:
- Thực hiện đúng đắn quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác.
- Sống có đạo đức và kỷ luật.
 4/ Vận dụng:
 - Làm bài tập g.
 TỔNG KẾT: Trẻ em là niềm tin của Đất nước. Vì vậy khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường các em phải hiểu sâu sắc quyền trẻ em để thực hiện đúng đắn. Nhà nước luôn tạo điều kiện, cơ sở pháp lý và bảo vệ triệt để quyền này. Vì tương lai của bản thân, gia đình và Đất nước thì mỗi người cần tham gia thực hiện quyền của mình, thực hiện tốt bổn phận trẻ em, luôn tìm hiểu, học hỏi, phấn đấu.
Xem tình huống bài 13: Công dân.
Ngày soạn: 18/01/2011
Ngày giảng: 20/01/2011
Tiết 21-Bài 13: Công dân nước 
cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
 2. Thái độ
	- Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
 - Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội.
 3. Kĩ năng
	- Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác.
 - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
II. Các kĩ năng sống cơ bản
	- KN tư duy phê phán.
	- KN giao tiếp, ứng sử
III.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
III.Tài liệu, phương tiện
Hiến pháp năm 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệc chăm sóc giáo dục trẻ em, câu chuyện về danh nhân văn hoá.
IV.Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: (3 /)
GV: Hãy nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em mà em biết?
2. Khám phá:
	- Tất cả chúng ta là người Việt Nam, chúng ta là công dân Việt Nam và chúng ta rất tự hào vì điều đó. Chúng ta cùng tìm hiểu về công dân Việt Nam và căn cứ để xác định là công dân Việt Nam.
3. kết nối:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
10ph
23ph
HĐ1: Tìm hiểu tình huống:
- HS đọc tình huống ở SGK.
- GV cùng HS giải quyết tình huống: Câu hỏi gợi ý SGK.
GV: Đặt câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về căn cứ xác định quốc tịch. 
Thảo luận:
1/ Người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không? Tại sao?
2/ Người nước ngoài đến công tác ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam klhông?
3/ Công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân một nước?
Kết luận: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.
Mọi công dân thuộc các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam.
I/ Tình huống:
Điều kiện để xácđịnh là quốc 
tịch Việt Nam:
- Có quan hệ huyết thống.
- Trẻ em bị bỏ rơi trên lãnh thổ Việt Nam.
- Luật quốc tịch đối với người nước ngoài:
 + Đủ 18 tuổi, sống ở Việt Nam 5 năm trở lên, sống và làm việc theo pháp luật Việt Nam, nói tiếng Việt thành thạo.
 + Người có công lao xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 + Có quan hệ tình cảm đặc biệt với người Việt Nam.
II/ Bài học :
1/ Công dân: là dân của một nước độc lập.
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.
Dặn dò:
Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của bản thân công dân đối với nhà nước.
Đọc truyện “ Cô gái vàng thể thao Việt Nam ”.
Ngày soạn: 25/01/2011
Ngày giảng: 27/01/2011
Tiết 22 - Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tt)
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
 2. Thái độ
	- Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
 - Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội.
 3. Kĩ năng
	- Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác.
 - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
II. Các kĩ năng sống cơ bản
	- KN tư duy phê phán.
	- KN giao tiếp, ứng sử
III. Phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng:
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
IV.Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: (3 /)
GV: Nêu căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam. ( 5ph )
2. Khám phá:
	- Tất cả chúng ta là người Việt Nam, chúng ta là công dân Việt Nam và chúng ta rất tự hào vì điều đó. Chúng ta cùng tìm hiểu về công dân Việt Nam và căn cứ để xác định là công dân Việt Nam.
3. kết nối:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
15ph
10ph
4ph
HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc:
- HS đọc truyện đọc ở SGK.
- GV cùng HS giải quyết truyện đọc: Câu hỏi gợi ý SGK.
Nội dung: 1/ Nguyễn Thúy Hiền có các quyền và nghĩa vụ gì?
 2/ Nhà nước đã có trách nhiệm gì đối với Thúy Hiền?
Thảo luận:
1/ Quyền và nghĩa vụ của công dân?
2/ Trách nhiệm của nhà nước?
Mối quan hệ giữa nhà nước
 và công dân?
Kết luận: Khi mỗi người sống và làm việc đúng pháp luật thì chắc chắn nhà nước sẽ tạo điều kiện, nhu cầu để công dân tham gia vào hoạt động xã hội. Muốn có quyền và lợi ích thì nghĩa vụ phải đảm bảo thực hiện.
VD: Công dân dòi hỏi quyền lợi khi chưa thực hiện nghĩa vụ.
Sắm vai:
N1 và 2: Thực hiện quyền và nghĩa vụ.
N3 và 4: Vi phạm pháp luật.
? Trẻ em có quyền gì theo công ước của Liên hiệp quốc?
HS: Trả lời bài bài cũ ( 4 nhóm quyền ).
GV: Là công dân Việt Nam thì được hưởng các quyền công dân mà pháp luật quy định. Vì vậy phải thực hiện tốt các quyền công dân đối với nhà nước. Có như vậy quyền công dân mới được đảm bảo.
VD: Liên hệ ở HS.
? Công dân cần có trách nhiệm gì?
Truyện đọc :
“ Cô gái vàng thể thao Việt Nam ”
 Quyền
 Nghĩa vụ
........
........
2/ Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân:
- Công dân: . Thực hiện đúng quyền và làm đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
 . Được nhà nước đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
- Nhà nước:. Tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ.
 . Bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho công dân.
3/ Vai trò của công dân:
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân: học tập tốt, có mục đích đúng đắn.
- Thực hiện đúng đắn quyền trẻ em.
III/ Bài tập :
 4/ Luyện tập - củng cố:
 - Làm bài tập a,b.
 * Chơi trò chơi: Bốc thăm.
 1/ Hát một bài về quê hương.
 2/ Kể một tấm gương sáng trong học tập, trong các hoạt động khác hoặc bảo vệ tổ quốc.
 3/ Hát bài ca ngợi anh hùng Việt Nam.
 TỔNG KẾT: Chúng ta tự hào là công dân Việt Nam, hãy là một công dân tốt: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, biết phấn đấu vì ngày mai xây dựng tổ quốc, quê hương.
 5/ Dặn dò:
Làm bài tập c, d, đ.
Đọc thông tin bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • doccd 6.doc