Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 11 - Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (tiết 1)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 11 - Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (tiết 1)

 1.Kiến thức:

- Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hiểu được tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 2.Kĩ năng:

- Nhận thức đúng đắn tình hình và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước và nước ta.

- Chỉ ra tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa hiện đại hóa.

 3.Thái độ:

- Tin tưởng vào đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta.

- Xác định đúng đắn thái độ và trách nhiệm của công dân.

- Quyết tâm học tập, tích cực rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1598Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 11 - Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 11 Ngày soạn: 10/ 11/ 2014 Dạy các lớp: 11a1,2;11B1,2,3,4,5,6,7,8
Bài 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
 (Tiết 1)
I/MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: 
- Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hiểu được tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 2.Kĩ năng: 
- Nhận thức đúng đắn tình hình và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước và nước ta.
- Chỉ ra tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa hiện đại hóa.
 3.Thái độ: 
- Tin tưởng vào đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta.
- Xác định đúng đắn thái độ và trách nhiệm của công dân.
- Quyết tâm học tập, tích cực rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
II/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Tọa đàm, trình bày 1 phút
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo an, sách giáo viên
- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa	
IV/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Kiểm tra bài cũ: Tiết trước kiểm tra 1 tiết
2/Bài mới:
 Để thực hiện mục tiêu:"Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh", thì tất yếu phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để hiểu thế nào là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
 Hoạt động 1: Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị bài ở nhà theo dự án.
GV: Khoa học kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế nói riêng và phát triển đất nước nói chung?
 Chúng ta biết nhân loại đã trải qua mấy cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật?
Nhóm 1: Nêu những thành tựu đạt được của cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất? Rút ra nhận xét?
HS trình bày: 
GV:Nhận xét,kết luận và rút ra khái niệm CNH
Nhóm 2: Em hãy nêu những thành tựu đạt được của cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai? Rút ra nhận xét?
HS:Trình bày:
GV:Nhận xét,kết luận và rút ra khái niệm HĐH
GV: Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam có nên tuần tự trải qua các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mà thế giới đã thực hiện không? Vì sao? 
HS trả lời 
GV: Nhận xét, kết luận 
HS: Ghi bài
GV:Phân tích khái niệm:
 Mục đích: 
- Nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
- Xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho chủ nghĩa xã hội
- Tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc
GV:Trong thời đại ngày nay, một nước thực hiện công nghiệp hóa muộn như Việt Nam, muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển, đòi hỏi công nghiệp hóa phải gắn liến với hiện đại hóa. Để trả lời cho câu hỏi này, ta tìm hiểu mục b.
Nhóm 3: Vì sao hiện nay nước ta cần phải tiến hành CNH-HĐH đất nước?
HS: Lên trình bày:
GV: nhận xét và kết luận:
Gv: Tại sao CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?
Nhóm 4: Em có nhận xét gì về quá trình CNH-HĐH ở địa phương và gia đình em?
HS: Lên trình bày:
GV: nhận xét và kết luận
Gv: Bản thân em cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Hs: Trả lời và tự liên hệ với bản thân.
1.Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
a.Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Công nghiệp hoá là quá trình chuyển một nước lạc hậu thành nước công nghiệp, nhờ trang bị máy móc cho nền kinh tế.
 Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế- xã hội.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế-xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
b.Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Nhóm 3:
* Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
 Có cơ sở vật chất kĩ thuật là : Cơ sở hạ tầng , dường sá , cầu cống , giao thông , dich vụ vvCó cơ sỡ vật chất kĩ thuật thì mới có khả năng chiến thắng được CNTB. Vì vậy cần phải thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH 
 - Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật- công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
 - Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động cao, đảm bảo cho sự cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội.
-Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
+Tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
+Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố QHSX XHCN, tăng cường vai trò của Nhà nước XHCN, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân-nông dân- trí thức.
+Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới XHCN- nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+Tạo cơ sở vật chất- kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh.
	GV: Kết luận: CNH, HĐH là quy luật tất yếu khách quan cho mọi nước, muốn có nền SX lớn, hiện đại. Là quy luật chung, nhưng được vận dụng vào các nước khác nhau nên quan điểm và mục tiêu CNH-HĐH cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước trong từng thời kỳ khác nhau.
3. Củng cố bài: 
Câu 1: Việt nam là thành viên của tổ chức kinh tế APEC và vừa gia nhập WTO thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước là việc:
a)Cần thiết, cấp bách b) Cần phải xem xét c) Là việc bình thường. Đáp án:(a)	
Câu 2: Chọn ý kiến đúng trong các ý kiến sau về việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH ở nước ta.
a. Nước ta tự nghiên cứu và xây dựng.
b. Nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.
c. Kết hợp vừa tự nghiên cứu và xây dựng, vừa nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên CNXH vì:
a)Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
b)Tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
c)Ý nghĩa quyết định của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hs:Trả lời tự do 
GV: Đáp án:(a,b,c)
4. Dặn dò HS về nhà:
- Học bài cũ và làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới:
Nhóm 1: Trình bày nội dung phần a (Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất).
Nhóm 2: Trình bày nội dung phần b (Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả).
Nhóm 3: Công dân, học sinh có trách nhiện ntn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước?
Nhóm 4: Trong quá trình CNH-HĐH chúng ta cần lưu ý tới những vấn đề gì?
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct11.doc