Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 2)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 2)

Giúp học sinh:

 - Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 - Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

 - Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.

 

doc 75 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
	I. Mục tiêu bài học
	Giúp học sinh:
	- Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
	- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
	- Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.
	II. Tài liệu - phương tiện
	- SGK, SGV GDCD 6.
	- Những tấm gương tốt về rèn luyện thân thể như Bác Hồ.
	III. Nội dung bài học: ( SGK)
	IV. Các hoạt động chủ yếu
	1. Kiểm tra sự hoạt động sách vở của học sinh.
	2. Giới thiệu chủ đề:
	3. Phát triển chủ đề: ( giới thiệu bài...)
I. Tìm hiểu truyện đọc
- HS đọc truyện “ Mùa hè kì diệu”
? Điều kì diệu nào đã đến với mình trong mùa hè vừa qua.
- Chân tay rắn chắc, đi đứng nhanh nhẹn, cao hẳn lên.
? Vì sao mình có được điều kì diệu ấy.
- Tập bơi.
Sức khoẻ có cần thiết cho mỗi người không? Tại sao?
- Sức khoẻ là vốn quỹ của con người.
- Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.
- HS nhắc lại.
( SGK)
II. Bài học
? Em đã làm gì để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Tham gia học thể dục, đá bóng, cầu lông...
Nêu tác dụng của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
- Đầu óc minh mẫn, tay chân rắn chắc, chống mỏi mệt, tăng cường sức dẻo, bền, nhanh nhẹn...
* Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể
- Tổ 1: Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
- Tổ 2: Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
- Tổ 3: Em làm gì để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
- Tổ 4: Nếu bị dụ dỗ hút hêrôin, em sẽ ứng xử như thế nào?
? Tình hình sức khoẻ học sinh hiện nay.
III. Bài tập
Bài tập 1: 
? Hãy đánh dấu x vào ô trống
- Đáp án đúng:
Bài tập 2:
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân.
( HS trình bày, GV bổ sung).
Bài tập 3:
? Em biết gì về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người.
Bài tập 4: ( về nhà)
? Hãy tự đặt một kế hoạch luyện tập thể dục thể thao để người khoẻ mạnh.
	* Dặn dò:
	- Học bài, thuộc ghi nhớ.
	- Làm hết bài tập, rèn luyện TT, TDTT.
	- Chuẩn bị bài 2.
Tiết:2 Siêng năng, kiên trì ( T1)
	I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- HS nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện siêng năng, kiên trì.
	- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
	2. Thái độ: Quyết tâm rèn luyện, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
	3. Kĩ năng:
	- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
	- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì trong học tập lao động... để trở thành người tốt.
	II. Phương pháp
	- Thảo luận nhóm.
	- Giải quyết tình huống.
	- Sắm vai, tiểu phẩm.
	III. Tài liệu - phương tiện
	- Bài tập trắc nghiệm.
	- Kể chuyện về các tấm gương danh nhân.
	- Bài tập tình huống.
	- Bộ tranh thực hành.
	IV. Các hoạt động trên lớp
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ:
	- Hãy kể một việc làm thể hiện em biết chăm sóc sức khoẻ bản thân?
	- Hãy trình bày kế hoạch luyện tập TDTT của em?
	3. Giới thiệu bài .............> Bài mới
I. Tìm hiểu truyện đọc
- HS đọc truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”.
- HS đàm thoại.
? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng.
? Bác đã tự học như thế nào.
( HS đàm thoại)
? Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập.
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì.
- Quyết tâm và sự kiên trì. Nhờ siêng năng Bác đã thành công trong sự nghiệp.
? Kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công sự nghiệp của mình.
? Trong lớp ta, có bạn nào có đức tính siêng năng kiên trì. ( Tự liên hệ thực tế).
- Làm bài tập trắc nghiệm.
GV.... phân tích, HS -> BH.
( GV chuẩn bị lên bìa khổ lớn).
? Em hiểu thế nào là siêng năng.
II. Bài học
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì
- HS trình bày - GV nhấn mạnh - HS nhắc lại.
a. Siêng năng: ( BHa)
Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài,, làm việc thường xuyên, đều đặn.
- HS đọc nội dung BH a, b ( SGK)
b. Kiên trì: ( BHb)
HS đọc, làm bài tập a vào SGK.
Thể hiện ý kiến bằng bìa.
Bài tập a: Những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì: 1, 2
- GV đọc, hỏi lần lượt từng câu, thể hiện bằng bìa đỏ câu đúng.
- Các câu khác 3, 4, 5 không thể hiện tính siêng năng ( bìa xanh giải thích vì sao?)
	4. Củng cố:
	 Thế nào là siêng năng, kiên trì.
	5. Dặn dò:
	- Làm bài tập b.
	- Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập, trong lao động, trong các lĩnh vực khác.
	- Nghiên cứu trước các bài tập và nội dung bài học
Tiết: 3 Siêng năng, kiên trì ( T2)
	I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- HS nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện siêng năng, kiên trì.
	- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
	2. Thái độ: Quyết tâm rèn luyện, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
	3. Kĩ năng:
	- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
	- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì trong học tập lao động... để trở thành người tốt.
	II. Tài liệu phương tiện
	- Bài tập trắc nghiệm.
	- Kể chuyện về các tấm gương danh nhân, tìm hiểu thêm gương đời thường.
	- Bài tập tình huống.
	- Bộ tranh thực hành.
	III. Phương pháp:
	Thảo luận nhóm, giải quyết tình huồng, trò chơi sava.
	IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. Bài cũ: - Thế nào là siêng năng, kiên trì.
	 - Kiểm tra vở bài tập của học sinh và vở học tập.
	2. Bài mới: Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động.
- Thảo luận nhóm, ghi ý kiến lên bìa khổ lớn gắn lên bảng.
+ Nhóm 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập?
( Thảo luận xong, gắn bìa lên bảng.
Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung).
+ Nhóm 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động?
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì?
? Vậy siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.
2. ý nghĩa: ( BH c)
- HS ghi bài, nhắc lại BHc.
Siêng năng và kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- GV lấy VD về sự thành đạt của HS trường ta, các nhà khoa học trẻ, những tấm gương làm kinh tế giỏi, làm giàu từ sức lao động của chính mình nhờ siêng năng, kiên trì.
Phân tích những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì:
- GV chuẩn bị bài tập lên bìa, gắn lên bảng, HS lên đánh dấu x mà cột tương ứng.
- HS rút ra bài học và nêu phương hướng rèn luyện. Phê phán những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
( Cho HS sắm vai:
- Siêng năng, kiên trì.
- Không siêng năng, kiên trì.
III. Bài tập
- Chọn 1 HS chăm học với Btb: kể lại mình đã thể hiện tính siêng năng như thế nào?
Bài tập b.
4. Củng cố: 
Nhắc lại kiến thức trong XDBH.
- Thi kiểm tra hành vi (ghi vào phiếu tự đánh giá mình đã siêng năng và kiên trì hay chưa).
5. Dặn dò:
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện của mình theo bài học với 3 nội dung: học tập, ở nhà, ở trường.
- Đọc, nghiên cứu truyện đọc bài 3, trả lời câu hỏi gợi ý.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết: 4 Tiết kiệm
	I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	- Hiểu những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa.
	- Biết sống tiết kiệm, không sống xa hoa, lãng phí.
	- Biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện như thế nào? Biết thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình và của tập thể.
	II. Tài liệu - phương tiện.
	- SGV, SGK.
	- Những mẫu chuyện về tấm gương tiết kiệm.
	- Những vụ việc tiêu cực làm thất thoát tài sản Nhà nước, nhân dân.
	- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm.
	III. Phương pháp:
	- Thảo luận nhóm.
	- Phân tích, xử lý tình huống.
	IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ:
	GV chuẩn bị bảng phụ: Đánh dấu x vào các câu mà theo em nói về sự siêng năng:
	a. Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn.
	b. Năng nhặt chặt bị.
	c. ăn có nhai, nói có nghĩ.
	 Thức khuya, dậy sớm.
	d. Liệu cơm gắp mắm.
	đ. Cày sâu, cuố bẫm.
	e. Có chí thì nên.
	g. Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
	Vì sao em cho đó là siêng năng, kiên trì.
	3. Giới thiệu chủ đề
	4. Phát triển chủ đề.
I. Tìm hiểu truyện đọc
- HS đọc truyện Thảo và Hà. “ Thảo và Hà” có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền.
- Dùng tiền mua gạo.
? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì.
- Tiết kiệm.
? Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo.
Suy nghĩ của Hà như thế nào?
- Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm.
- HS liên hệ bản thân?
- GV đưa ra tình huống trong sách thiết kế GDCD 6. 
( HS xử lý, giải thích tình huống)
- GV nhận xét, cho HS rút ra kết luận tiết kiệm là gì?
II. Bài học
1. Thế nào là tiết kiệm ( BHa)
- HS ghi BHa, nhắc lại, GV nhấn mạnh.
Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.
- HS lấy ví dụ phê phán cách tiêu dùng hoang phí.
- Cán bộ tiêu xài tiền Nhà nước.
- Thất thoát tài sản, tiền của.
- Tham ô, tham nhũng.
- Bớt xén vật liệu -> công trình kém.
- PM 18, cầu đường...
? Trong cuộc sống, người ta thường tiết kiệm những gì. Nêu VD cụ thể. Người HS tiết kiệm gì?
-> Tiết kiệm về thời gian, sức lực, của cải, nguyên vật dụng trong sản xuất, tiêu dùng...
Sử dụng: Tiết kiệm giấy bút, sách vở, thời gian hợp lý, ra khỏi phòng tắt quạt, điện.
Em hiểu như thế nào về câu khẩu hiệu “Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu”.
( Đưa tư liệu về lời khuyên, lời kêu gọi của Bác Hồ năm 1945 -> khôi phục nạn đói sau ngày độc lập: “ Hủ gạo tiết kiệm”).
Trái với tiết kiệm là gì.
Tiết kiệm thường gắn với đức tính gì? Biểu hiện như thế nào? Cho ví dụ.
- Trái với tiết kiệm là lãng phí: không tắt quạt, điện khi ta khỏi phòng, xả nước tứ tung, viết giấy bỏ trang, xé vở.
- Tiết kiệm thường gắn với giản dị ( nêu gương Bác Hồ).
- Người chỉ biết làm ra tiền mà không dám ăn, không dám ăn, không dám mặc, không dám tiêu khi cần thiết có phải là người biết tiết kiệm không?
- Keo kiệt, hà tiện.
( Kể chuyện “ Đến chết vẫn hà tiện”).
- Vậy theo em người biết tiết kiệm thể hiện đức tính gì?
- Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có ích lợi gì? -> BH2.
-> Biểu hiện tiết kiệm là quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác.
- HS ghi bài, GV nhắc lại, nhấn mạnh.
2. ý nghĩa tiết kiệm (BHb)
Tiết kiệm là làm giàu cho mình, cho gia đình và xã hội.
- HS thảo luận nhóm:
Tổ 1: Vì sao phải tiết kiệm? Không tiết kiệm thì có hại gì?
Tổ 2: Nếu khai thác tài nguyên không hợp lý sẽ như thế nào?
- Tổ 3: Em đã tiết kiệ ... ô tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người bị ngã bị thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
( Gv đọc tình huống bài tập 1 - SBT GĐTTAGT - HS làm thể hiện ý kiến bằng bìa...)
Trường hợp 3: ( BT1 sách GD TTATGT)
Trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc ta nạn giao thông em tán thành những việc làm nào sau đây.
- Đáp án đúng: a, c, đ, h, k.
II. Bài học
-> GV chốt lại đáp án đúng, rút ra kết luận chung.
1. Những quy định chung về đảm bảo TTATGT.
( HS đọc phần 1 nội dung bài học)
- Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn...
- Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý.
- Khi xảy ra tai nạn giao thông...
2. Một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ
- GV dùng tranh vẽ hai vạch kẻ đường để giới thiệu với học sinh.
- HS nêu kinh nghiệm của các em khi gặp vạch kẻ đường nêu trên?
- GV chốt lại: ( đọc phần 2 SGD TTATGT)
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng.
+ Khi đi xe đạp ngang qua đường của xe cơ giới, phải nhường đường cho phương tiện cơ giới.
3. Các quy tắc vượt xe, tránh xe đi ngược chiều.
- HS đọc thông tin tr4 sách GD TTATGT
- GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận
Nguyên nhân tai nạn trong trường hợp trên là gì?
- Lớp trao đổi, bổ sung.
- GV chốt lại.
a) Nguyên nhân tai nạn trong trường hợp trên là do người điều khiển xe máy vượt ô tô không chú ý quan sát, đã vượt đúng lúc ô tô rẽ trái.
b) H đã vi phạm quy định về ATGT.
c) Khi muốn vượt xe khác, ta phải báo hiệu ( bằng đèn, còi hoặc bằng tay) và phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt, phải vượt về bên trái.
- HS đọc lại nội dung bài học 2 (tr6).
III. Bài tập: luyện tập - củng cố
- HS làm bài tập 4 (T1) sách GDTTATHT.
- 1 - 3 em trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại.
	* Dặn dò:
	- Về nhà làm bài tập 3, 5 ( sách GD TTATGT).
	- Sưu tầm tranh ảnh, sách báo về các trường hợp vi phạm TTATGT.
	- Liên hệ bản thân em xem đã thực hiện đúng các quy định về TTATGT chưa? Đề xuất những thắc mắc và những điều các em có thể chưa hiểu để cô giải đáp.
	- Thực hiện tốt các quy định về TTATGT, có kiểm tra đánh giá định kỳ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 33 Ôn tập học kỳ II
	I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	- Củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học trong học kỳ II.
	- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, ứng xử các tình huống thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.
	- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, giao tiếp hàng ngày.
	II. Các bước lên lớp
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ: Việc thực hiện tốt pháp luật về TTATGT có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
	3. Bài mới: Ôn tập học kỳ II
	Bài 12: Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em
	1. Nêu nội dung các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em?
	2. ý nghĩa của công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện công ước?
	Bài 13: Công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
	1. Công dân là gì? Công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là những ai? Nêu các trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam?
	2. Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?
	Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông
	1. Nêu nhận định chung về tình hình tai nạn giao thông và thiệt hại về người và của do tai ạn giao thông gây ra trong những năm gần đây ở Việt Nam.
	2. Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông? Nguyên nhân nào là chủ yếu và quan trọng nhất?
	3. Để đảm bảo an toàn khi đi đường, tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra, ta phải làm gì?
	Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập
	1. Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
	2. Nêu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
	3. Làm bài tập đ (T.51 SGK)
	Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là gì?
	1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là gì?
	2. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền này?
	3. Làm bài tập d ( t.54 SSK)
	Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
	1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?
	2. Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?
	3. Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
	4. Em sẽ làm gì để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
	Bài 18: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
	1. Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
	2. Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?
	3. Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín bị pháp luật xử lý như thế nào?
	* Dặn dò:
	- Học thuộc nội dung bài học.	
	- Làm lại các bài tập SGK và SBT.
	- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra định kỳ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 34 kiểm tra học kỳ II
	I. Mục tiêu cần đạt
	- Qua bài kiểm tra học kỳ II, đánh giá kỹ năng, nhận thức của học sinh về các nội dung đã học trong học kỳ II.
	- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt, thực hiện tốt các chuẩn mực pháp luật đã học.
	II. Tiến trình lên lớp
	1. ổn định tổ chức 
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	3. Phát đề kiểm tra cho học sinh: ( Theo đề chẵn, lẻ)
	Đề 1:
	Câu 1: ( 3 điểm) Theo em, biện pháp nào giúp ta đảm bảo an toàn khi đi đường?
	Câu 2: ( 4 điểm) Nêu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
	Câu 3: ( 3 điểm) Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai? Vì sao?
	a. Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì?
	b. Chỉ bạn ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.
	c. Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể.
	Đề 2:
	Câu 1: ( 3 điểm) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thẻ, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là gì? Pháp luật quy định như thế nào về quyền này?
	Câu 2: ( 4 điểm) 
	a. Để đảm bảo an toàn khi đi đường, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, chúng ta phải làm gì?
	b. Việc chấp hành tốt pháp luật về trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
	Câu 3: ( 3 điểm)
	Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Luật pháp nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
	4. Thu bài, nhận xét thái độ làm bài của học sinh
	* Dặn dò:
	- Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
	- Liên hệ bản thân và tình hình thực hiện an toàn giao thông ở địa phương.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết: 32 Giáo dục pháp luật về trật tự ATGT ( bài 2)
	I. Mục tiêu bài học
	1. Về kiến thức
	- Nêu được quy tắc chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
	- Giải thích một số quy định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt.
	2. Về kỹ năng
	- Biết chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học.
	- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác liên quan đến nội dung bài học.
	- Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những quy định trên.
	3. Về thái độ
	- Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông.
	- ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.
	II. Tài liệu - Phương tiện
	- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông.
	- Luật giao thông đường bộ năm 2001.
	- Số liệu, sự kiện về tình hình tai nạn giao thông ở địa phương, cả nước.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ:
	a. Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải làm gì?
	b. Khi xảy ra tai nạn giao thông, mọi người phải làm gì?
	3. Bài mới
I. Quy tắc chung về giao thông đường bộ
? Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì?
- HS kể, HS khác bổ sung, GV chốt lại.
- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
2. Tín hiệu đèn giao thông.
3. Biển báo hiệu đường bộ.
4. Vạch kẻ đường.
5. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ.
6. Hàng rào chẵn.
? Nêu ý nghĩa của từng loại tín hiệu trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
- HS đọc nội dung bài học ( trang 13 sách giáo dục trật tự an toàn giao thông)
? Em hiểu thế nào là đi đúng phần đường quy định? Ví dụ?
II. Một số quy định cụ thể
- HS thảo luận, phân tích tình huống.
Tình huống 1: (T10 sách GD TTATGT)
GV đọc tình huống, HS thảo luận:
?Em hãy cho biết Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông?
Theo em, em của Hùng có vi phạm không? Vì sao?.
- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
( GV nên đọc tình huống 1)
- Hùng vi phạm: điều khiển xe máy khi chưa đủ 18 tuổi, không có giấy phép lái xe.
- Em của Hùng vi phạm quy định về an toàn giao thông vì đã sử dụng ô khi ngồi trên xe máy.
Tình huống 2: ( BT1 tr.21 SGK TTATGT)
Hãy cho biết Lâm đã có những vi phạm gì về an toàn giao thông đường bộ?
( GV đọc lần lượt từng hành vi - HS thể hiện ý kiến bằng bìa).
? Em còn biết có những quy định nào đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp nữa?
- HS kể; hướng dẫn HS lựa chọn những ý đúng.
( GV đọc tình huống 2)
- Lâm đã có những vi phạm về an toàn giao thông đường bộ, thể hiện ở các câu b, c, đ, e.
Một số quy định cụ thể:
+ Đối với người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy.
+ Đối với người điều khiển xe đạp, người ngồi trên xe đạp.
+ Đối với người điều khiển xe thô sơ. 
Chúng ta phải nghiêm túc thực hiện những quy định để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho người khác.
III. Một số quy định về an toàn giao thông đường sắt
? Khi đi trên đường bộ giao cắt đường sắt, chúng ta phải làm gì?
- HS phát biểu, thảo luận cách ứng xử trong mỗi trường hợp.
- GVchốt lại nội dung bài học ( sách TTATGT)
- Tại nơi đường bộ giao cắt có rào chắn.
- Tại nơi đường bộ giao cắt chỉ có đền tín hoặc chuông báo hiệu.
- Tại nơi đường bộ giao cắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu.
- HS liên hệ tình hình thực hiện an toàn giao thông của bản thân, của các bạn, những vi phạm có liên quan đến nội dung vừa học.
( HS đọc nội dung bài học Tr13)
IV. Luyện tập, củng cố
Làm bài tập: 13, 15 ( tr22 sách TTATGT).
	* Dặn dò:
	Thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD lop 6(1).doc