Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 34)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 34)

 Học xong bài này, HS cần đạt được :

 1.Về kiến thức:

-Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

 2. Thái độ: Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.

 3. Kĩ năng

 - Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.

 - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao .

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

Kĩ năng đặt mục tiêu, KN lập kế hoạch, KN tư duy phê phán

 

doc 89 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 34)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 1
Ngày soạn: 23/8/2010
Lớp dạy: 6A, 6B
BÀI 1 : TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Học xong bài này, HS cần đạt được :
 1.Về kiến thức: 
-Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
 2. Thái độ: Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
 3. Kĩ năng
	- Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
	- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao .
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng đặt mục tiêu, KN lập kế hoạch, KN tư duy phê phán 
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	Thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ lớn, bút dạ , tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. Giáo án, SGK, SGV 
-HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc (8/)
 GV: Cho học sinh đọc truyện :Mùa hè kì diệu
 HS: Trả lời các câu hỏi sau:
 GV: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
 HS: Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
 GV: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
 HS: Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện TT.
 GV: SK có cần cho mỗi người không? Vì sao?
 HS: Sức khỏe rất cần thiết cho mỗi con người, con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, LĐ vui chơi, giải trí... 
I.Tìm hiểu truyện đọc
Mùa hè kì diệu
 Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 
Hoạt động 2: Thảo luận về ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luện thân thể.
 GV: Theo em, thế nào là tự chăm sóc sức khoẻ? 
 HS: Tự chăm sóc sức khỏe là biết giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, không sử dụng các chất gây nghiện, phòng và chữa bệnh.
 GV: Vì sao sức khỏe là vốn quý của con người?
 HS: Vì sức khỏe là tài sản vụ giá, có sức khỏe thì có tất cả
 GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe, tự rèn luyện thân thể?
 HS: Sức khỏe tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời.
 GV: Sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với học tập?
 HS: Nếu sức khoẻ không tốt: Học tập uể oải, tiếp thu kiến thức chậm, không học bài, kết quả học tập kém. 
 GV: Sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với công việc lao động?
 HS: Không hoàn thành công việc, ảnh hưởng đến thu nhập.
 GV: Sức khỏe không tốt dẫn đến hậu quả như thế nào đối với vui chơi giải trí?
 HS: Không hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi giải trí do buồn bực, khú chịu...
 GV: Rèn luyện sức khỏe như thế nào?
 HS: Trình bày
II. Bài học
 1/ Khái niệm và ý nghĩa:
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- Sức khỏe tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời. 
2. Rèn luyện sức khoẻ như thế nào:
- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm).
- Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để.
c/Thực hành, luyện tập: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức khoẻ.(8’)
Cho học sinh làm bài tập sau:
Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng.
 Ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng.
 Ăn uống kiên khem để giảm cân.
 Ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển.
 Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều.
 Hằng ngày luyện tập TDTT.
 Phòng bệnh hơn chữa bệnh
 Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ.
 Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
 Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để
GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, gv chốt lại nội dung kiến thức lên bảng:
d/Vận dụng: 
GV đưa ra các tình huống
HS lựa chọn ý kiến đúng.
-Bố mẹ sáng nào cũng tập thể dục. 
-Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng.
-Tuấn thích mùa Đông vì ít phải tắm.
GV: Nhận xét kết luận
4/Hướng dẫn về nhà:
 - Bài tập về nhà: b. d (sgk trang 5).
 - Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.
....
Tiết thứ: 2 - 3
Ngày soạn: 27/8/2010
Lớp dạy: 6A, 6B
BÀI 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần đạt được :
 1.Về kiến thức
 	- HS hiểu biểu hiện đức tính siêng năng, kiên trì của Bác Hồ qua truyện đọc.
- Học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì 
 2. Thái độ: Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
 3. Kĩ năng
	- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
	- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán 
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, chúng em biết 3, trình bày 1 phút
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV:Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, SGK, SGV, giáo án.
-HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
- Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT?
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: Giới thiệu bài: ( Sử dụng tranh hoặc một câu chuyện có nội dung thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì). 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
GV: Bác đã tự học như thế nào?
 HS: Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (trong đêm)
 GV: Nhận xét... cho điểm
 GV: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
 HS: Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 -18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.
 GV: Bổ sung: 
 GV: Bác Hồ đó vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
 HS: 
 GV: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
 HS: 
 GV: Nhận xét và cho học sinh ghi
I. Tìm hiểu truyện đọc
“ Bác Hồ tự học ngoại ngữ ’’
- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
Hoạt động 2: Nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
 GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình?
 HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn...
 GV: Hỏi trong lớp chúng ta bạn nào nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?
 HS: Liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao trong lớp.
 GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tính siêng năng, kiên trì. 
GV: Chia nhóm để học sinh thảo luận theo 3 chủ đề:
 - Chủ đề 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
 - Chủ đề 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động.
 - Chủ đề 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động xã hội khác.
 HS: Thảo luận xong cử nhóm trưởng ghi kết quả lên bảng.
 GV: Chia bảng hoặc khổ giấy Ao thành 3 phần với 3 chủ đề: 
GV: Nhận xét và cho điểm.
 Rút ra ý nghĩa
 GV: Nêu ví dụ về sự thành đạt nhờ đức tính siêng năng, kiên trì:
GV: Gợi ý để học sinh nêu những biểu hiện trái với đức tính siêng năng, kiên trì qua bài tập: Đánh dấu x vào cột tương ứng.
II. Nội dung bài học.
 1. Thế nào là siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ
2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
Học tập
Lao động
Hoạt động khác
- Đi học chuyên cần
- Chăm chỉ làm bài
- Có kế hoạch học tập
- Bài khó không nản chí
- Tự giác học
- Không chơi la cà
- Đạt kết quả cao
- Chăm chỉ làm việc nhà
- Không bỏ dở công việc
- Không ngại khó
- Miệt mài với công việc
- Tiết kiệm
- tìm tòi, sáng tạo
- Kiên trì luyện TDTT
- Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hộ.
- Bảo vệ môi trường.
- Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo, dạy chử.
3. Ý nghĩa
* SN và KTrì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
* Những biểu hiện trái với đức tính siêng năng, kiên trì.
- Lười biếng, ỷ lại, cẩu thả, hời hợt...- Ngại khó, ngại khổ, dể chán nản
c/Thực hành, luyện tập: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập (a)
Đánh dấu x vào tương ứng thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
++-+8++
a- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
b- Hà ngày nào cũng làm thêm bài tập
+
c- Gặp bài tập khó Bắc không làm
+
d- Hằng nhờ bạn làm hộ trực nhật 
+
e- Hùng tự giác nhặt rác trong lớp
+
g- Mai giúp mẹ nấu cơm, chăm sóc em 
 Bài tập b. Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì.
+
a- Miệng nói tay làm
+
b- Năng nhặt, chặt bị 
+
c- Đổ mồ hôi sôi nước mắt
+
d- Liệu cơm, gắp mắm
+
+
e- Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng
+
g- Siêng làm thì có, siêng học thì hay 
 Bài tập c. Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
III. Bài tập
Bài tập a
Đáp án: a, b, e, g
Bài tập b
Đáp án: a, b, d, e, g
Bài tập c
d/Vận dụng: 
 - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì, ý nghĩa và những biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì. 
 - GV: Em tự đánh giá mình đã siêng năng kiên trì hay chưa qua những biểu hiện sau: 
 + Học bài cũ
 + Làm bài mới
 + Chuyên cần
 + Rèn luyện thân thể
4/Hướng dẫn về nhà:
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên trì.
 	- Xem trước bài 3: Tiết kiệm.	
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.
...........
Tiết thứ: 4
Ngày soạn: 8/9/2010
Lớp dạy: 6A, 6B
	 BÀI 3 : TIẾT KIỆM
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần đạt được :
 1.Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
	- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống 
 -Ý nghĩa của tiết kiệm.
 2. Thái độ
- Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị. 
 	- Phê phán lối sống xa hoa lãng phí.
 3. Kĩ năng
	- Có thể tự đánh giá ... . Thảo luận nhóm:
Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lới câu hỏi và cử một em lên trình bày:
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn giao thông qua bảng thống kê số liệu nêu trên?
Nhóm 2: Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông nhiều như hiện nay và nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?
Nhóm 3: Theo em, chúng ta phải làm gì để bảo đảm an toàn giao thông khi đi đường?
G. Một số câu hỏi - đáp án về giao thông đường bộ:
Câu hỏi: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải làm gì?
Đáp án: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
 Câu hỏi: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên nào?
Đáp án: Đi bên phải theo chiều đi của mình.
Câu hỏi: Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu?
Đáp án: 3 màu.
 Câu hỏi: Người điều khiển xe đạp được chở bao nhiêu người?
Đáp án: Chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi. 
 Câu hỏi: Nhà của Lan có chiếc xe đạp cũ bị hỏng để trong nhà, chiếc xe đó là phương tiện tham gia giao thông. Đúng hay sai? 
Đáp án: Sai.
 Câu hỏi: Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm?
Đáp án: 5 nhóm
 Câu hỏi: Theo luật giao thông đường bộ, em đi bộ trên đường từ nhà đến trưòng là người tham gia giao thông đường bộ . Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng.
 Câu hỏi: Người già yếu sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi qui định dành cho người đi bộ. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
 Câu hỏi: Trẻ em ở độ tuổi nào khi sang đường đ ô thị phải có người lớn dắt?
Đáp án: Trẻ em dưới 7 tuổi.
 Câu hỏi: Khi xảy ra tai nạn giao thông cần phải giữ nguyên hiện trường, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
 Câu hỏi: Pháp luật nghiêm cấm việc đua xe và tổ chức đua xe. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai.
 Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của biển báo cấm?
Đáp án: Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.
 Câu hỏi:: Có người tham gia giao thông một tay điều khiển xe đạp, còn tay kia dắt theo một chiếc xe đạp khác là vi phạm pháp luật. Đúng hay sai. 
Đáp án: Đúng
 4. Củng cố :
5. Dặn dò (2’)
************************************************************
Tuần 35 NS: 3/ 5 / 08
Tiết 34 ND 4/ 5/ 08
 ễN TẬP HỌC KỲ II
I. Mục tiờu:
1.Kiến thức:
Giúp HS hệ thống hoá lại kiến thức của các bài học trong học kỳ II. Nắm vững nội dung quan trọng của cỏc bài đó học.
2. Kỹ năng:
 Rèn cho HS cách tư duy có hệ thống, cách lập biểu , bảng thống kê.
 Rèn cho HS việc ôn tập bài cũ. Biết vận dụng kiến thức đó học vào làm cỏc bài tập tỡnh huống, liờn hệ thực tế.
3. Thỏi độ: Cú thỏi độ yờu ghột, phờ phỏn cỏi xấu học tập điều tốt , liờn hệ bản thõn mỡnh.
II. Chuẩn bị tài liệu phương tiện:
- Bảng phụ hệ thống kiến thức lí thuyết.
- Một số bài tập củng cố kiến thức.
III. Các hoạt động dạy học : 
1, Ổn định tổ chức : ktss
2, Bài cũ :
3, Bài mới :
A : Ôn tập lí thuyết :
ĐỀ KIỂM TRA
MễN: GDCD 6
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 
Cõu 1 (1 điểm) Hóy kết nối một ụ ở cột trỏi (A) với một ụ ở cột phải (B) sao cho đúng nhất:
A. Phẩm chất đạo đức
B. Hành vi
a. Biết ơn
1/ Sỏng nào Lan cũng dậy sớm quột nhà
b. Tụn trọng kỉ luật
2/ Nga cựng cỏc bạn trong chi Đội đến quét dọn và thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.
c. Lễ độ
3/ Tỳ giữ gỡn đồ dựng học tập cẩn thận nờn dựng được lâu bền.
d. Siờng năng, kiờn trỡ
4/ Trước khi đi đâu, Quõn đều xin phộp cha mẹ.
e. Tiết kiệm
5/ Trời mưa to, nhưng Vân vẫn cố gắng đến lớp đúng giờ.
.. nối với	.. nối với
.. nối với	.. nối với
Cõu 2 (0,5 điểm) Khoanh trũn cõu thành ngữ chỉ đức tớnh lễ độ?
kớnh lóo đắc thọ. B. Kớnh trờn nhường dưới.
C. Lỏ lành đựm lỏ rỏch. D.Cả hai cõu a, b đều đỳng.
Cõu 3 (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây thể hiện yờu thiờn nhiờn, sống hoà hợp với thiờn nhiờn? (khoanh trũn chữ cỏi trước câu mà em chọn)
 A. Lâm rất thích tắm nước mưa ở ngoài trời.
 B. Ngày đầu năm, cả nhà Lờ đi hỏi lộc.
 C. Đi tham quan dó ngoại, Tỳ thường hái cành cây và hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp.
 D. Hồng rất thớch chăm sóc cây và hoa trong vườn. 
Cõu 4 (1 điểm) Điền những cụm từ cũn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đó học :
	“Biết ơn là sự ......................................................... đền ơn, đáp nghĩa đối với những người ...................................................cú cụng với dõn tộc, đất nước”.
II. TỰ LUẬN (7 điểm) 
Cõu 1 (2,5 điểm) Em hóy cho biết thế nào là tiết kiệm. Theo em, trỏi với tiết kiệm là gỡ? Cho 1 vớ dụ trỏi với tiết kiệm.
Cõu 2 (2,5 điểm) Cú ý kiến cho rằng: kỉ luật làm cho con người bị gũ bú, mất tự do. 
Em cú tỏn thành ý kiến đó khụng? Vỡ sao?
Cõu 3 (2 điểm) Chỳng ta cần phải biết ơn những ai? Vỡ sao cần phải biết ơn họ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Cõu 1 (1 điểm)
Yêu cầu kết nối như sau (mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm): 
a nối với 2 ;	b nối với 5	;	c nối với 4 ;	d nối với 1
Cõu 2 (0,5 điểm) Chọn cõu D. 	
Cõu 3 (0,5 điểm) Chọn cõu D.
Cõu 4 (1 điểm) Yờu cầu điền theo thứ tự sau:
- bày tỏ thỏi độ trõn trọng, tỡnh cảm và những việc làm vào chỗ trống thứ nhất
- đó giỳp đỡ mỡnh, với những người vào chỗ trống thứ hai
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Cõu 1 (2,5 điểm)
a/ Tiết kiệm là biết sử dụng một cỏch hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mỡnh và của người khác. 	 (1,25 điểm)
b/ Trỏi với tiết kiệm là hoang phớ, là sử dụng của cải, thời gian, sức lực quỏ mức cần thiết(1,25 điểm)
Nêu 1 trong những ví dụ như: tiêu xài nhiều tiền bạc vào việc ăn chơi; dùng thời gian vào việc rong chơi vô ích; ...	(0,5 điểm)
Cõu 2 (2,5 điểm)
a/ Khụng tỏn thành ý kiến đó. 	(0,5 điểm)
b/ Giải thích: Kỉ luật không làm con người mất tự do vỡ khi con người biết tôn trọng kỉ luật thỡ sẽ tự nguyện, tự giỏc chấp hành những quy định chung, khụng bị ai ộp buộc nờn sẽ khụng cảm thấy gũ bú, trỏi lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản. (2 điểm) 
Cõu 3 (2 điểm)	 
Chỳng ta cần phải biết ơn: - Đảng và Nhà nước ; Bỏc Hồ; Cỏc anh hựng liệt sỹ, những người cú cụng với cỏch mạng; ễng bà cha mẹ, anh chị em....; Những người đó giỳp đỡ mỡnh....(1 điểm)
Vỡ cú những người này đó hy sinh bảo vệ , giỳp đỡ nờn chỳng ta mới cú ngày hụm nay mới được sống cuộc sống bỡnh yờn, hạnh phỳc.....(1 điểm)
***********************************************************
Tuần 35 NS: 3/ 5 / 08
Tiết 34 ND 4/ 5/ 08
 ễN TẬP HỌC KỲ II
I. Mục tiờu:
1.Kiến thức:
Giúp HS hệ thống hoá lại kiến thức của các bài học trong học kỳ II. Nắm vững nội dung quan trọng của cỏc bài đó học.
2. Kỹ năng:
 Rèn cho HS cách tư duy có hệ thống, cách lập biểu , bảng thống kê.
 Rèn cho HS việc ôn tập bài cũ. Biết vận dụng kiến thức đó học vào làm cỏc bài tập tỡnh huống, liờn hệ thực tế.
3. Thỏi độ: Cú thỏi độ yờu ghột, phờ phỏn cỏi xấu học tập điều tốt , liờn hệ bản thõn mỡnh.
II. Chuẩn bị tài liệu phương tiện:
- Bảng phụ hệ thống kiến thức lí thuyết.
- Một số bài tập củng cố kiến thức.
III. Các hoạt động dạy học : 
1, Ổn định tổ chức : ktss
2, Bài cũ :
3, Bài mới :
A : Ôn tập lí thuyết :
KIỂM TRA I TIẾT
MÔN: GDCD6
MA TRẬN ĐỀ
Nội dung chủ đề
(mục tiêu)
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 Biết ơn
C1a
C4
C3
 Siêng năng, kiên trì
C1d
 Tiết kiệm
C1e
C1
 Tôn trọng kỉ luật
C1b
C2
 Lễ độ
C1c; C2
 Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
C3
Tổng số câu
2
1
1
1
1
1
Tổng số điểm
1.5
2.5
0.5
2.5
1
2
Tỉ lệ %
40%
30%
30%
 ĐỀ RA
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 
Câu 1 (1 điểm) Hãy kết nối một từ ở cột trái (A) với một từ ở cột phải (B) sao cho đúng nhất:
A. Phẩm chất đạo đức
B. Hành vi
a. Biết ơn
1/ Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
b. Tôn trọng kỉ luật
2/ Nga cùng các bạn trong chi Đội đến quét dọn và thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.
c. Lễ độ
3/ Tự giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận nên dùng được lâu bền.
d. Siêng năng, kiên trì
4/ Trước khi đi đâu, Quân đều xin phép cha mẹ.
e. Tiết kiệm
5/ Trời mưa to, nhưng Vân vẫn cố gắng đến lớp đúng giờ.
.. nối với	.. nối với
.. nối với	.. nối với
Câu 2 (0,5 điểm) Khoanh tròn câu thành ngữ chỉ đức tính lễ độ?
Kính lão đắc thọ. B. Kính trên nhường dưới.
C. Lá lành đùm lá rách. D. Ơn trả nghĩa đền
Câu 3 (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
 A. Lâm rất thích tắm nước mưa ở ngoài trời.
 B. Ngày đầu năm, cả nhà Lê đi hỏi lộc.
 C. Đi tham quan dã ngoại, Tân thường hái cành cây và hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp.
 D. Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn. 
Câu 4 (1 điểm) Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đó học :
	“Biết ơn là sự ......................................................... đền ơn, đáp nghĩa đối với những người ...................................................có công với dân tộc, đất nước”.
II. TỰ LUẬN (7 điểm) 
Câu 1(2,5 điểm) Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm. Theo em, trái với tiết kiệm là gì? 
Câu 2(2,5 điểm) Có ý kiến cho rằng: kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do. 
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 3(2 điểm) Chúng ta cần phải biết ơn những ai? Vì sao cần phải biết ơn họ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
Yêu cầu kết nối như sau (mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm): 
a nối với 2 ;	b nối với 5	;	c nối với 4 ;	d nối với 1
Câu 2 (0,5 điểm) Chọn câu D. 	
Câu 3 (0,5 điểm) Chọn câu D.
Câu 4 (1 điểm) Yêu cầu điền theo thứ tự sau:
- bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm vào chỗ trống thứ nhất
- đó giúp đỡ mình, với những người vào chỗ trống thứ hai
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm)
a/ Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. 	 (1,25 điểm)
b/ Trái với tiết kiệm là hoang phí, là sử dụng của cải, thời gian, sức lực quá mức cần thiết(1,25 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm)
a/ Không tán thành ý kiến đó. 	(0,5 điểm)
b/ Giải thích: Kỉ luật không làm con người mất tự do vì khi con người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những quy định chung, không bị ai ép buộc nên sẽ không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản. (2 điểm) 
Câu 3 (2 điểm)	 
Chúng ta cần phải biết ơn: - Đảng và Nhà nước ; Bác Hồ; Các anh hùng liệt sỹ, những người có công với cách mạng; ông bà cha mẹ, anh chị em....; Những người đó giúp đỡ mình....(1 điểm)
Vì có những người này đã hy sinh bảo vệ , giúp đỡ nên chúng ta mới có ngày hôm nay mới được sống cuộc sống bình yên, hạnh phúc.....(1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcg 6.doc