1.1 Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị
- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
1.2 Kỹ năng:
- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị.
- Biết giao tiếp lịch sự với mọi người xung quanh.
1.3 Thái độ:
Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
2.TRỌNG TÂM
- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị.
- Biết giao tiếp lịch sự với mọi người xung quanh.
Bài: Tiết: Tuần dạy: LỊCH SỰ - TẾ NHỊ 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: Giúp học sinh: - Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị - Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh. 1.2 Kỹ năng: - Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị. - Biết giao tiếp lịch sự với mọi người xung quanh. 1.3 Thái độ: Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp. 2.TRỌNG TÂM - Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị. - Biết giao tiếp lịch sự với mọi người xung quanh. 3. CHUẨN BỊ: 3.1 GV: Bảng phụ 3.2 HS: Dụng cụ học tập 4.TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổ định tổ chức và KTSS 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1: Thế nào là sống chan hòa với mọi người ? Nêu 1 số hành động thể hiện lối sống chan hòa với mọi người? Câu 2: Cho tình huống sau: Cả lớp đang im lặng chú ý học bài 15 phút đầu giờ, nhưng chỉ mình Tú đọc bài khá to làm ảnh hưởng đến mọi người. Là lớp trưởng, trong trường hợp này em xử lí như thế nào ? 4.3 Giảng bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên: Lịch sự, tế nhị là biểu hiện của văn hoá trong giao tiếp, thể hiện sự hiểu biết đạo đức, là biểu hiện nhân cách của con người => “Lịch sự, tế nhị”. *Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc. - GV: Gọi học sinh đọc truyện đọc. - GV: Em hãy phân tích hành vi của các bạn chạy vào lớp khi thầy Hùng đang nói. Hành vi đó thể hiện điều gì?( Bạn không chào thể hiện vô lễ; đã đi muộn, không xin lỗi thầy giáo; vào lớp lúc thầy đang nói là thiếu lịch sự, tế nhị.) - GV: Em hãy phân tích hành vi ứng xử của bạn Tuyết?( Cử chỉ đứng nép ngoài cửa để khỏi làm phiền thầy và các bạn trong lớp thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự, tế nhị. Chờ thầy nói hết câu mới bước ra giữa cửa, đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi. đó là hành vi thể hiện sự kính trọng thầy, thể hiện hành vi đạo đức trong quan hệ thầy trò đồng thời cũng thể hiện bạn Tuyết biết ứng xử lịch sự, tế nhị . - GV: Nếu các em đến họp lớp, họp Đội, đoàn muộn mà người điều khiển buổi sinh hoạt là bạn cùng tuổi hay ít tuổi hơn em thì em sẽ cư xử như thế nào?( Nhất thiết phải xin lỗi, không cần phải xin phép vào như trong giờ học của thầy giáo, cô giáo.) - GV: Nếu là thầy Hùng em sẽ cư xử như thế nào trước hành vi của các bạn đến lớp muộn? HS: Nêu lên các cách ứng xử: + Phê bình gắt gao. + Nhắc nhở nhẹ nhàng. + Coi như không có chuyện gì. + Không nói lúc ấy, tan học sẽ nhắc trực tiếp các bạn. + Kể một câu chuyện thể hiện lịch sư, tế nhị để học sinh tự liên hệ. Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ thực tế. - Giáo viên: Vậy em hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị? => Giáo viên: Lịch sự, tế nhị là thể hiện sự trân trọng với người xung quanh, tôn trọng đối tượng giao tiếp và thể hiện sự tôn trọng bản thân mình. - Giáo viên: Lịch sự, tế nhị được biểu hiện như thế nào trong các trường hợp sau : + Được bạn giúp đỡ. +Vô tình xúc phạm người khác. +Muốn nhờ người khác giúp mình khiêng bàn, tủ, hay bất cứ việc gì mà mình không thể tự làm 1 mình. +Ở nơi công cộng: bệnh viện, trạm xe buýt, công viên. - Giáo viên: Lịch sự và tế nhị có khác nhau không? (Giáo viên gợi ý cho các em trả lời bằng ví dụ: biết cảm ơn, xin lỗi là lịch sự; góp ý nhẹ nhàng, thân ái, dễ nghe về một điều gì đó là tế nhị) => Giáo viên: Lịch sự, tế nhị trong cuộc sống không phải là sự giả dối mà là sự khéo léo trong ứng xử phù hợp với hoàn cảnh, với đối tượng giao tiếp. - Giáo viên: Biết cư xử lịch sự, tế nhị có lợi như thế nào? - Giáo viên: Trái với lịch sự, tế nhị là gì? Cho ví dụ (Lịch sự, tế nhị - không lịch sự, tế nhị). Nêu thái độ của em đối với những hành vi đó. (Giáo viên nhận xét) => Giáo viên: Lịch sự, tế nhị đều chỉ hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu xã hội. Tế nhị là muốn nói đến sự khéo léo, nghệ thuật của hành vi giao tiếp ứng xử. Chúng ta phải có ý thức rèn luyện đạo đức, tự kiểm soát bản thân mình trong giao tiếp, biết tự kiềm chế, tránh nóng nảy; thể hiện sự lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử - như vậy mới được xem là người có văn hoá, có đạo đức. GV: Trái với lịch sự, tế nhị là gì?( Trái với lịch sự, tế nhị là cư xử, nói năng thô thiển, cộc lốc, cục cằn, sỗ sàng, quát mắng người khác, ăn mặc lôi thôi, cẩu thả, luộm thuộm; ăn uống thô lỗ, không có ý tứ) => Giáo viên: Tổng kết bài, gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. *Hoạt động 4: GV hướng dẫn học sinh luyện tập - Bài tập a: giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài (trắc nghiệm) theo SGK. - Bài tập b: Giáo viên gọi học sinh nêu ví dụ về cách cư xử lịch sự, tế nhị (giáo viên nhận xét) I. Truyện đọc: II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: -Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp quy định xã hội, thể hiệ truyền thống đạo đức dân tộc. -Tế nhị là khéo léo sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ trong giao tiếp ứng xử.. 3. Ý nghĩa. - Sống lịch sự, tế nhị sẽ không gây ra hiểu lầm giữa mọi người, tạo ra được môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, làm cho mọi người hiểu nhau hơn. - Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi con người. III. Luyện tập 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố Câu 1: Thế nào là lịch sự, tế nhị ? Đáp án câu 1: -Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp quy định xã hội, thể hiệ truyền thống đạo đức dân tộc. -Tế nhị là khéo léo sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ trong giao tiếp ứng xử Câu 2: Em sẽ làm gì để rèn tình lịch sự, tế nhị ? Đáp án câu 2: -Có ý thức rèn luyện và nâng cao hiểu biết về cách ứng xử bản thân. -Kiềm chế sự nóng nảy. -Đọc thêm nhiều sách, báo học tập cách giao tiếp ứng xử. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học. -Học bài theo nội dung bài học -Tìm các tài liệu nói về cách giao tiếp ứng xử trong cuộc sống. - Xem bài: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: . . * Phương pháp: . . * Sử dụng đồ dùng- TB dạy học: . .
Tài liệu đính kèm: