1. Kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiẹn của lòng biết ơn.
- Ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2. Thái độ
Đúng mức trong tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn. Phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với mọi người.
3. Kĩ năng
- Tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo và mọi người.
Ngày soạn: 15/10/2012 Ngày dạy: 20/10/2012 Bài 6 – Tiết 7: biết ơn I.Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức - Học sinh hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiẹn của lòng biết ơn. - ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện lòng biết ơn. 2. Thái độ Đúng mức trong tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn. Phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với mọi người. 3. Kĩ năng - Tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo và mọi người.. III. Đồ dùng dạy học GV: Tranh bài 6 trong bộ tranh GDCD 6 (2 tranh) tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lòng biết ơn. HS: Sách, vở, đọc bài ở nhà. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tôn trọng kỷ luật là gi? Nêu biểu hiện của tôn trọng kỷ luật? Câu 2: Hãy kẻ những việc làm của em và của bạn thể hiện sự tôn trọng kỷ luật? 3. Bài mới. GV: Đặt ra một tình huống nhỏ trong lớp như: Mượn bút HS hay nhờ một em lên lau bảngSau đó nói lời cảm ơn. Từ đó chuyển vào bài dạy Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc. GV: Cho HS đọc SGK và khai thác các tình tiết trong truyện (yêu cầu cả lớp cùng làm việc). GV: Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào? HS: Rèn viết tay phải, thầy khuyên “Nét chữ là nết người”. GV: Việc làm của chị Hồng? HS: - Ân hận vì làm trái lời thầy. - Quyết tâm rèn viết tay phải. GV: ý nghĩ của chị Hồng? HS: - Luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy. - Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy. GV: Vì sao chị Hồng không quên thầy giáo cũ dù đã hơn 10 năm? ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì? HS: Chị Hồng rất biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ của thầy. Hoạt động 3: tìm hiểu nội dung bài học: Phân tích nội dung phẩm chất biết ơn. GV: Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm: Tìm những ví dụ thể hiện Lòng biết ơn của bản thân và bạn bè? HS: - Thảo luận theo nội dung câu hỏi trong vòng 5 phút.. - Cử đại diện của nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV: Vậy, em hiểu Biết ơn là gì? HS: Dựa hiểu biết và SGK để trả lời. GV: Theo các em, biết ơn có ý nghĩa như thế nào? GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện trái với lòng biết ơn và học sinh phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? - HS: Phát biểu ý kiến. - Các em cần rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? HS: Tìm ví dụ. GV: Chốt lại nội dung trên. 1. Tìm hiểu bài (truyện đọc). - Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng. - chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy – một truyền thống đạo đức của dân tộc ta. 2. Thế nào là sự biết ơn, ý nghĩa của sự biết ơn. a.Biết ơn là thái độ trân trọng những điều tốt đẹp mà mình được hưởng do có công lao của người khác và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa xứng đáng với công lao đó. ý nghĩa của lòng biết ơn : Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta. Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ giữa người với người. Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người. c. Rèn luyện lòng biết ơn - Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ. - Tôn trọng người già, người có công; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ... diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. 4. Luyện tập, củng cố: - Yêu cầu học sinh nhắc lại: Khái niệm, ý nghĩa của lòng biết ơn. - Làm bài tập phần a. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài theo vở ghi, SGK. - Đọc trứoc bài 7. - Sưu tầm những bức tranh ảnh chủ đề thiên nhiên.
Tài liệu đính kèm: