Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 4: Lễ độ

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 4: Lễ độ

I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của Lễ độ và ý nghĩa của sự cần thiết rèn luyện tính Lễ độ.

3) Kỹ năng : Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè.

2) Thái độ : Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ

II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1) GV: - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6

 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.

 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, một số câu chuyện nói về Lễ độ

2) HS : - Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 4435Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 4: Lễ độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:
PPCT: Ngày dạy:
 Bài 4: LỄ ĐỘ
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được những biểu hiện của Lễ độ và ý nghĩa của sự cần thiết rèn luyện tính Lễ độ.
3) Kỹ năng : Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè.
2) Thái độ : Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV: - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, một số câu chuyện nói về Lễ độ
2) HS : - Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS, hát tập thể.
2) Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi
Đáp
Điểm
1. Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống.
2. Giải thích câu thành ngữ”Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện”?
1.a) Khái niệm
- Tiết kiệm là: biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mực của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
b) Ý nghĩa: Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác.
- Tiết kiệm sẽ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.
2. Làm ra nhiều mà phung phí thì không bằng nghèo mà biết tiết kiệm
3
2
2
3
3) Bài mới:
a)Giới thiệu bài học:
“Trong cuộc sống, chúng ta phải có những phép tắc khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Lễ độ là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi người khi giao tiếp. Lễ độ là một phẩm chất đạo đức cần có. Vậy lễ độ là gì? Biểu hiện của lễ độ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay”.
b)Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1:HDHS tìm hiểu truyện “Em Thủy”
PP: Đàm thoại, thảo luận.
- HDHS đọc truyện bằng cách đọc phân vai.
- Gv đọc lại một lần truyện đọc
- Gv nêu vấn đề yêu cầu hs cả lớp thảo luận theo nội dung sgk
- Định hướng cho HS trao đổi
1. Kể lại việc làm của Thủy khi khách đến nhà?
2. Nhận xét về cách cư xử của bạn Thủy. Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì?
* Chốt lại vấn đề: Thuỷ là 1 cô bé ngoan, lễ độ.
HĐ2 : Thảo luận nhóm rút ra NDBH
PP: Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm
- Nêu câu hỏi thảo luận nhóm
 Tìm biểu hiện của lễ độ trong giao tiếp.
1. Tìm biểu hiện lễ độ với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi
2. . Tìm hành vi thể hiện lễ độ và hành vi thiếu lễ độ.
- - Chia lớp làm 4 nhóm.
+ Nhóm 1-3: Câu 1
+ Nhóm 2-4: Câu 2
* Gv nhận xét phần thảo luận của các nhóm. 
*Nêu thêm câu hỏi để HS trao đổi, liên hệ bản thân :
? Bản thân em đã thể hiện đức tính lễ độ như thế nào khi ở nhà cũng như ở trường?
* Chốt lại vấn đề: Như vậy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần thể hiện sự lễ độ. Lễ độ sẽ giúp chúng ta có quan hệ với mọi người xung quanh tốt đẹp hơn.
HĐ3 : HDHS tìm hiểu nội dung bài học
PP: Quy nạp, vấn đáp
- HDHS nghiên cứu nội dung bài học.
* Yêu cầu hs trả lời lần lượt các câu hỏi rút ra nội dung bài học
- Chốt lại ý HS trả lời , ghi bảng kiến thức cơ bản.
- Cho HS giải thích thành ngữ:
+ Đi thưa về gửi
+ Trên kính, dưới nhường
* Sau khi giải thích, GV liên hệ thực tế, nhắc nhở HS thực hiện đúng lễ độ trong cuộc sống
HĐ4: HDHS làm bài tập
PP: Đàm thoại, giải quyết tình huống,sắm vai.
- Cho HS làm BT 1 SGK
- Cho hs tự làm vào vở, gọi 1hs lên bảng làm.
- Nhận xét, đánh giá và GDHS qua các ý trong bt
- Giới thiệu tình huống (ghi trên bảng phụ)
Tổ chức chơi sắm vai theo tình huống
- Chia nhóm theo tổ
+ Tổ 1,3: Tình huống 1
+ Tổ 2,4: Tình huống 2
- Đánh giá hoạt động, cho điểm nhóm thực hiện tốt.
- Đọc truyện theo vai trong truyện.
- Hs nghe, theo dõi.
- Trao đổi nội dung câu hỏi.
- Hs phát hiện và trình bày:
1. Giới thiệu khách với bà, kéo ghế mời khách ngồi, đi pha trà, xin phép bà nói chuyện với khách, tiễn khách khi khách ra về.
2. - Thuỷ nhanh nhẹn, lịch sự khi tiếp khách, biết chào hỏi, thưa gởi, niềm nở khi khách đến. Thuỷ nói năng lễ phép, làm vui lòng khách đến và để lại 1 ấn tượng tốt đẹp
 Thuỷ là 1 cô bé ngoan, lễ độ.
- Về vị trí thảo luận, cử nhóm trưởng, thư ký ghi kết quả ra giấy khổ to
- Cử đại diện trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
* Biểu hiện của lễ độ:
+ Đối với ông bà cha mẹ: Tôn kính, biết ơn, vâng lời.
+ Đối với anh chị em ruột: Quý trọng, đoàn kết, hòa thuận.
+ Đối với chú , bác, cô, dì: Quý trọng, gần gũi, chào hỏi đúng phép.
+ Đối với người già cả, lớn tuổi: Kính trọng, lễ phép.
* Hành vi thể hiện lễ độ
+ Chào hỏi lễ phép, đi xin phép, về chào hỏi. Kính thầy, yêu bạn, gọi dạ bảo vâng
* Hành vi trái với lễ độ:
+ Nói trống không, cãi lại bố mẹ, hay ngắt lời người khác, lời nói cộc lốc, xất xược.
- Liên hệ thực tế và trình bày ý kiến cá nhân.
- Tóm tắt ý cơ bản của nội dung bài học.
- Hs trả lời, rút ra nội dung bài học.
- Ghi nội dung bài học vào vở
- Giải thích :
+ Là con cháu khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi.
+ Đối với bề trên phải kính trọng, đối với người dưới phải nhường nhịn.
- Hs nghe, cảm nhận
- 1 hs lên bảng làm. Cả lớp theo dõi,nhận xét.
+ Có lễ độ: 1,3,5,6
+ Thiếu lễ độ: 2,4,7
* Tình huống 1: Trường hợp hỏi thăm đường của một cụ già từ quê ra.
* Tình huống 2 : Trường hợp sang đường của một cụ già.
- Từng tổ lên diễn tình huống
- Nhận xét
- Hs nghe, cảm nhận
I. Tìm hiểu truyện đọc
 “ Em Thủy”
*Thuỷ nhanh nhẹn khéo léo, lịch sự khi tiếp khách
*Biết tôn trọng bà và khách
*Thủy là hs ngoan, lễ độ
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là lễ độ?
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
2.Biểu hiện của lễ độ
- Lễ độ thể hiện ở sự hoà nhã, tôn trọng, quý mến người khác.
- Lễ độ là sự thể hiện người có văn hóa, có đạo đức.
3. Ý nghĩa:
- Quan hệ với mọi người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội tiến bộ, văn minh.
III. Bài tập
Bài 1
* Đáp án:
+ Có lễ độ: 1,3,5,6
+ Thiếu lễ độ: 2,4,7
4.Củng cố 
 * Đánh dấu vào ý kiến đúng:
Lễ độ giúp quan hệ bạn bà tốt hơn
Lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt 
Lễ độ là việc riêng của cá nhân
Sống có văn hoá là cần phải lễ độ
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học
5.Dặn dò
- Học thuộc NDBH, làm bài tập b, c SGK, sưu tầm những câu tục ngữ, thành ngữ nói về lễ độ
- Chuẩn bị bài: Tôn trọng kỷ luật.
+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi trong sgk
+ Chuẩn bị sẵn phần bài tập
IV) RÚT KINH NGHIỆM :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6 T5.doc