- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em, hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, H/s thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những quyền trẻ em bị vi phạm.
- H/s tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại : Biết ơn những người đã chăm sóc dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, phản đối những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Bài12: Ngày .... Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em A- Mục tiêu: Giúp học sinh - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em, hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em. - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, H/s thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những quyền trẻ em bị vi phạm. - H/s tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại : Biết ơn những người đã chăm sóc dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, phản đối những hành vi vi phạm quyền trẻ em. B- Chuẩn bị: *Thầy: - Nghiên cứu soạn bài - Chuẩn bị tranh: Ôn bài sau giờ lên lớp ở trung tâm *Trò: Đọc, tìm hiểu truyện đọc trong SGK C- Tiến trình lên lớp 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ GV chữa bài kiểm tra học kỳ I - đọc điểm tổng kết 3- Bài mới Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 ? Đọc truyện “Tết ở làng trẻ SOS Hà nội”? H/s đọc - GV nhận xét ? Tết ở làng trẻ SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? H/s thảo luận trả lời - GV nhận xét ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em thể hiện trong truyện trên? H/s đọc - GV nhận xét GV kết luận: Trẻ em mồ côi trong các làng trẻ được sống rất hạnh phúc. Đó cũng là quyền của trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước bảo vệ chăm sóc (Điều 20 công ước) - GV giới thiệu vị trí của bài trong chương trình lớp 6 - GV giới thiệu những mốc quan trọng + Năm 1989, công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời. + Năm 1990, Việt Nam ký và phê chuẩn công ước. + Năm 1991, Việt Nam ban hành luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. GV giải thích: + Công ước Liên hợp quốc là luật quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong công ước. + Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á và là thứ 2 trên thế giới tham gia công ước, đồng thời ban hành luật để bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em Việt Nam. GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời (Mỗi phiếu ghi nội dung quyền trẻ em) và bộ tranh rời tương ứng quyền đó. Yêu cầu các nhóm thảo luận, dán những bức tranh vào tờ giấy to và dán những phiếu ghi nội dung quyền phù hợp xuống dưới tranh đó. - Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả việc làm của nhóm mình GV cho H/s nhận xét kết quả sắp xếp của các nhóm có hợp lý không? - H/s nhận xét - tranh luận về sự phù hợp giữa các tranh và phiếu. GV giới thiệu 4 nhóm quyền trẻ em, giải thích từng nhóm quyền, ghi lên bảng tên 4 quyền thành cột. GV yêu cầu mỗi H/s lựa chọn các quyền mà các em vừa tìm hiểu, sắp xếp vào các nhóm quyền. H/s lựa chọn GV cho 1-2 H/s trình bày cách sắp xếp của mình trao đổi, so sánh các kết quả. 1-2 H/s trình bày GV chốt lại đáp án đúng, tóm tắt nội dung từng nhóm quyền. Nội dung I- Tìm hiểu truyện đọc “Tết ở làng trẻ SOS Hà Nội” II- Nội dung bài học 1- Giới thiệu khái quát về công ước 2- Nội dung quyền 3- Phân biệt các nhóm quyền. 4- Củng cố GV khái quát nội dung bài học - GV giới thiệu tranh: Ôn bài sau giờ lên lớp ở trung tâm bảo trợ XH 5- Hướng dẫn về nhà ? Tìm ở thực tế địa phương mình những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em để chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau. IV- Rút kinh nghiệm: ............ ........ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày .... Bài 12 Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em A- Mục tiêu: Giúp học sinh - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em, hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em. - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, H/s thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những quyền trẻ em bị vi phạm. - H/s tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại : Biết ơn những người đã chăm sóc dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, phản đối những hành vi vi phạm quyền trẻ em. B- Chuẩn bị Thầy - Chuẩn bị tranh: Đỗ Hoàng Thái Anh - HS khuyết tật Trò: Đọc, nắm vững nội dung tiết 1, nghiên cứu tiết 2 C- Tiến trình lên lớp 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ ? Tìm ở thực tế địa phương mình những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em? H/s trả lời - GV nhận xét - cho điểm 3- Bài mới Hoạt động của thầy và trò ? Qua việc tìm hiểu nội dung công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, em thấy công ước thể hiện thái độ như thế nào của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em? GV nhận xét - chốt - ghi bảng ? Em hãy kể những việc làm của địa phương thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với trẻ em? H/s đọc - GV nhận xét * Định hướng: - Tiêm phòng miễn phí đối với trẻ em - Tổ chức vui chơi, múa hát cho thiếu nhi vào dịp tết trung thu. - Tạo điều kiện cơ sở vật chất, xây trường lớp cho trẻ đi học. - Xây dựng hội khuyến học GV: Những quyền lợi mà trẻ em được hưởng không phải tự nhiên mà nó đến mà do xã hội, thầy cô, cha mẹ giúp đỡ để đem lại lợi ích cho các em. ? Vậy các em phải có thái độ và việc làm như thế nào để dền đáp xứng đáng với những quyền lợi mà em đã được hưởng? H/s đọc - GV nhận xét- chốt: ? Em hãy nhắc lại bổn phận của trẻ em? ? Em hãy đọc và nêu yêu cầu bài tập a? H/s đọc và nêu yêu cầu. H/s suy nghĩ làm - lên bảng điền - GV nhận xét ? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập? H/s đọc và nêu yêu cầu H/s suy nghĩ phát biểu * Định hướng: - Đánh đạp trẻ em - Bắt trẻ em làm việc quá sức. - Không cho trẻ đi học ? Em hãy đọc và nêu yêu cầu bài tập? H/s đọc - GV nhận xét- Ghi yêu cầu của bài tập lên bảng. ? Em thấy Lan đúng hay sai? Tại sao? H/s đọc - GV nhận xét * Định hướng: Lan làm như vậy là chưa đúng vì qua câu nói của mẹ ta thấy Lan chưa hiểu biết hoàn cảnh của gia đình, chỉ biết đòi quyền lợi cho bản thân và đặc biệt là mẹ nói như thế có nghĩa là mẹ sẽ mua, nếu khi nào mẹ để giành đủ tiền. ? Nếu là Lan, em sẽ xử sự như thế nào? - H/s tự do nêu ý kiến của mình. ?GV cho H/s đọc tóm tắt nội dung tình huống. ? Nếu là Quân em sẽ làm như thế nào? - Việc làm của cha mẹ Quân là cẩn thận để lo lắng cho con, nhưng vì lo lắng quá nên có việc làm chưa đúng. Quân buồn nhưng không nên vì thế mà giận mẹ. Nếu là Quân, em sẽ trình bày quan điểm với bố mẹ, cần cho con tiếp xúc với bạn bè, con sẽ học hỏi những điều tốt đẹp của các bạn và sẽ làm theo những việc làm xấu của các bạn và em sẽ chứng tỏ cho bố mẹ thấy rằng thực tế mình rất có ý thức ngoan ngoãn để bố có niềm tin ở mình. Nội dung 4- ý nghĩa của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em - Thể hiện sự quan tâm chăm sóc của công đồng quốc tế đối với trẻ em. - Tạo điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ 5- Bổn phận và trách nhiệm của trẻ em. - Phải biết và hiểu được những công lao, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người đối với mình. - Phải đền đáp lại công lao đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình. + Ngoan ngoãn, vâng lời, lễ phép. + Chăm chỉ lao động, học giỏi. III- Luyện tập 1- Bài tập a: Đánh dấu x vào ô trống với việc làm thực hiện quyền trẻ em. - Đáp án đúng: 1,4,5,7,9 2- Bài tập b: Nêu 3 biểu hiện phạm vi quyền trẻ em 3- Bài tập tình huống 4- Bài tập đ: Đọc, tóm tắt nội dung tình huống. 4- Củng cố GV khái quát lại nội dung bài học trong tiết 2 - GV giới thiệu tranh : Đỗ Hoàng Thái Anh 5- Hướng dẫn về nhà - Học thuộc phần nội dung bài học - Làm lại các bài tập trong vở bài tập. Ngày .... Bài 13: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam A- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu - Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó, công dân Việt nam là người có Quốc tịch Việt Nam. - Tự hào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước, thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân. B- Chuẩn bị: - Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án - Trò: Đọc - tìm hiểu tình huống C- Tiến trình lên lớp 1- ổn định tổ chức 2- Kiểm tra bài cũ ? Nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em? ý nghĩa của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em? H/s làm ra giấy - GV thu bài - chấm - lấy điểm 3- Bài mới Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: ? Đọc tình huống sách giáo khoa? H/s đọc - GV nhận xét ? Hãy tóm tắt lại nội dung tình huống đó? H/s đọc - GV nhận xét ? Đọc lại câu nói của bạn A li ôsa? ? Theo em bạn A li ô sa nói như vậy đúng hay sai? Vì sao? H/s đọc - GV nhận xét GV ghi các ý kiến đó lên bảng phụ. ? Thảo luận 4 tình huống SGK/33 - 4 nhóm thảo luận, mỗi nhóm 1 tình huống. GV: Các ý kiến vừa nêu của em không biết đúng hay sai, chúng ta sang nội dung bài học để tìm căn cứ chính xác cho các câu trả lời đó. Dân: là người dân ? Vậy em hiểu công dân là gì? H/s đọc - GV nhận xét chốt: Gv: Quốc: nước Tịch: Sổ sách. ? Vậy em hiểu quốc tịch là gì? H/s trả lời - GV nhận xét chốt: GV bổ sung: Chúng ta khi sinh ra phải làm giấy khai sinh, có tên đăng ký trong sổ hộ khẩu, hộ tịch của xã (phường) điều này trở thành nguyên tắc, và nội dung giấy khai sinh gốc sẽ là cơ sở gốc để đối chiếu với mọi văn bằng, lý lịch liên quan đến bản thân - nếu không sẽ không được công nhận. Vậy quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, tức là công dân nước nào thì phải có quốc tịch nước đó. ? Vậy công dân nước cộng hoà xã hội Việt Nam phải có điều kiện gì? - Phải có quốc tịch Việt Nam. ? Vì sao em được coi là công dân việt nam? - Vì em có quốc tịch Việt Nam. ? Em bé vừa mới sinh ra ở bên cạnh nhà em có được coi là công dân nước Việt Nam không? vì sao? + Có nêú bố mẹ em ấy đã làm giấy khai sinh cho em + Chưa nếu bố mẹ em ấy chưa đi khai sinh. GV: Theo luật quốc tịch VN, căn cứ xác định 1 người có quốc tịch Việt Nam là: + Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam (nguyên tắc huyết thống) + Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bị bỏ rơi nhưng tìm thấy trên lãnh th ... nh thức học tập mà em biết? 2. Bài tập b: Em hãy nêu một vài tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập? 3. Bài tập d: - Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó em sẽ giải quyết như thế nào? 4. Bài tập đ: - Theo em những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hai sai? vì sao? D. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học trong cả hai tiết E. Hướng dẫn dặn dò: 1. Học thuộc phần nội dung bài học 2. Làm các bài tập còn lại, e SGK 3. Ôn tập các bài 13 + 14 + 15 để giờ sau làm bài kiểm tra 1 tiết Ngày soạn Ngày dạy Tiết; Kiểm tra 1 tiết (giáo án chấm trả) Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 28,29 Tuần 28, 29 Bài 16: quyền được pháp luật bảo hệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm I- Mục tiêu: - Khái quát nội dung truyện trong SGK - Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Nắm được nội dung trọng tâm của bài. II- Chuẩn bị - Thầy : Nghiên cứu soạn bài - Chuẩn bị tranh: Kẻ xâm phạm thân thể, tài sản của công dân III- Tiến trình lên lớp: A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò ?. Đọc truyện “Một bài học” SGK/44 chú ý nội dung của truyện này? H/s đọc - GV nhận xét - uốn nắn ?. Thảo luận lần lượt 4 câu hỏi gợi ý SGK a) Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? Hành vi đó của ông Hùng có phải là do cố ý không b) Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì? c) Theo em đối với mỗi công dân thì những gì là quý giá nhất? vì sao? d) Khi thân thể, tính mạng, danh dự bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì? và làm như thế nào? H/s thảo luận - phát biểu GV hướng dẫn h/s rút ra kết luận: đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội. GV yêu cầu h/s tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. ?. Em hiểu thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm? H/s trả lời - GV nhận xét - chốt: - Kể về những trường hợp vi phạm tự do thân thể, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của người khác và xử lý của pháp luật? H/s kể - GV nhận xét VD: đánh bạn, xúc phạm bạn, gây gổ, chê trọc bạn. GV giảng: Pháp luật nước ta quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm đến thân thể người khác, việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. Mọi việc làm xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. GV yêu cầu h/s tự nghiên cứu nội dung bài học nhằm nắm được nội dung trọng tâm của bài. ?. Đọc nội dung bài học SGK 44; 45 - 1 h/s đọc GV giới thiệu những quy định của pháp luật (Điều 71 - Hiến pháp năm 1992) công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Nội dung I. Tìm hiểu truyện đọc “Một bài học” II- Nội dung bài học: 1- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Đó là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi công dân và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân. D. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học GV giới thiệu tranh - H/s nhận xét. E. hướng dẫn dặn dò: - GV hướng dẫn h/s về nhà + Học phần e nội dung bài học SGK tr 44, 45 + Làm các bài tập a, b, c, d, đ để giờ sau chữa bài tập trước lớp IV. Rút kinh nghiệm: .. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2 (tiếp) bài 16 quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm I- Mục tiêu: - Khái quát nội dung truyện trong SGK - Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Nắm được nội dung trọng tâm của bài. II- Tiến trình lên lớp: A. -ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần nội dung bài học SGK/44 - H/s trả lời - GV nhận xét - cho điểm C. Bài mới: (tiếp theo) Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 3: ?. Đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài GV ghi yêu cầu của bài tập nên bảng. GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 2 yêu cầu trên. - H/s thảo luận theo 4 nhóm rồi phát biểu. GV bổ sung - nhận xét - GV hướng dẫn h/s lựa chọn giải pháp tốt nhất và kết luận: Khi tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm bị xâm hại thì cần biết phản kháng và thông báo, tìm sự giúp đỡ của những người có trách nhiệm. ?. Đọc bài tập a và nêu yêu cầu? GV yêu cầu h/s nêu những ví dụ rồi yêu cầu h/s phê phán, đánh giá đúng, sai, nêu cách ứng xử trong trường hợp đó. GV nhận xét - bổ sung - H/s suy nghĩ làm bài rồi phát biểu. - Ví dụ: Đánh bạn + Xúc phạm bạn + Gây gổ + Đùa dai, trêu trọc bạn GV gọi 4 h/s đánh dấu x thật nhanh, rồi gọi h/s khác nhận xét GV nhận xét - bổ sung Đọc và nêu yêu cầu của bài tập Nội dung II- Luyện tập: 1. Bài tập 1 SGK/45 Theo em Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể . không? - Trong trường hợp đó Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất? 2. Bài tập a SGK/45 - Em hãy nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân mà em biết. 3. Bài tập c SGK/45 Đánh dấu x vào ô trống tương ứng thể hiện cách ứng xử đúng - Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết 4. Bài tập d SGK/46 Yêu cầu học sinh làm bài tập này? GV chốt - nhận xét. Câu Đúng Sai 1 2 3 4 5 C. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học E. Hướng dẫn dặn dò: - Đọc lại nội dung bài học - Làm các bài tập a, b, c, d, đ SGK - Nghiên cứu bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở IV- Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 30 tuần 30 Bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở I- Mục tiêu: - Hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến pháp của nhà nước ta. - Biết được đâu là những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân, biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác. - Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác II- Chuẩn bị: - Thầy: Nghiên cứu soạn bài - Trò: Đọc, trả lời câu hỏi II- Tiến trình lên lớp: A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài cũ của h/s C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò ? Đọc tình huống SGK, chú ý phần gợi ý? H/s đọc - GV nhận xét - uốn nắn ? Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoa? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hoa đã có suy nghĩ và có hành động như thế nào? H/s trả lời - GV nhận xét * Định hướng: - Bà Hoa bị mất con gà mái hoa mơ đang độ đẻ trứng, rồi lại bị mất cái quạt bàn. - Bà Hoa nghĩ chỉ có nhà T lấy cắp nên đã chửi đổng suốt ngày, doạ sẽ khám nhà T, rồi xông vào khám nhà T. ? Theo em bà Hoa hành động như vậy là đúng hay là sai? Tại sao? H/s thảo luận nêu ý kiến H/s1: Cả 2 trường hợp bà Hoa đều được vào khám nhà T H/s2: Chỉ có trường hợp thứ 2 bà Hoa mới có quyền khám nhà T H/s 3: Cả 2 trường hợp bà Hoa đều không có quyền vào khám nhà T GV chốt: Để xác định đúng ý kiến nào đúng, cô trò mình sang phần II GV cho h/s hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (điều 73 - Hiến pháp 1992) “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở” không được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Sau đó GV hướng dẫn h/s phân tích tình huống và tự rút ra câu trả lời đúng cho câu hỏi trên. ? Theo em bà Hoà nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản nhà mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác? GV chốt lại những nội dung chính của bài. - Gọi h/s đọc phần nội dung bài học SGK và tư liệu tham khảo GV nhấn mạnh III- Bài tập: GV ra bài tập cho h/s GV treo bảng phụ và gọi 2 h./s, chú ý nội dung của nó. Tình huống: Hai anh công an đang rượt đuổi một phạm nhân trốn trại đang có lệnh truy nã. Hắn chạy vào một ngõ hẻm rồi mất hút. Hai anh công an nghi là tên này chạy vào nhà ông Tá. hỏi ông Tá, ông Tá nói không thấy. Hai anh công an đề nghị ông Tá cho vào khám nhà, nhưng ông Tá không đồng ý. Biết rằng chỉ cần lơi lỏng một chút là tên này xổng mất, nên hai anh công an bàn nhau quyết định cứ vào khám nhà ông Tá. ?. Trường hợp này hai anh công an có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của ông Tá không? Tại sao? ?. Theo em hai anh công an nên hành động như thế nào? Nội dung I- Tìm hiểu tình huống: II- Nội dung bài học: 1. Theo điều 73 - Hiến pháp 1992, Điều 115 bộ luật tố tụng hình sự thì trong trường hợp này có thể được tiến hành khám nhà. Nhưng để khám nhà phải có lệnh của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật như: lệnh của trưởng công an, phó công an huyện, thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên. Hai anh công an không có quyền tự quyết định vào khám nhà ông Tá. Như vậy trong câu truyện trên đây hai anh công an tự quyết định vào khám nhà ông Tá khi chưa có lệnh của cấp trên như vậy là không đúng, vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 2. Hai anh công an có thể: - Giải thích rõ cho ông Tá biết kẻ đang trốn chạy là tội phạm nguy hiểm đang truy nã, ông Tá có quyền và trách nhiệm bắt hắn để giao cho công an, hoặc đồng ý để cho công an vào khám nhà. Cũng cần nói thêm cho ông Tá hiểu rằng, che giấu tội phạm cũng là phạm tội. - Cử 1 người ở lại phối hợp cùng nhân dân, công an sở tại theo dõi, giám sát bên ngoài khu nhà tình nghi để có thể xử lý kịp thời khi tên tội phạm xuất hiện. Còn 1 người thứ 2 khẩn trương xin lệnh khám nhà. Sau đó khi đã có lệnh hai anh công an mới được vào khám nhà ông Tá. D. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học E. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần nội dung bài học - Làm các bài tập a, b, c ,d, đ - Nghiên cứu bài 18 “Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín” IV- Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: