Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 10: Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 10: Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Hiểu tác dung của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

2. Kĩ năng: : Biết lâpk kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, của Đoàn, Đội và những hoạt động xã hội khác với công việc giúp đỡ gia đình.

3. Thái độ: Biết tự giác, chủ động tích cực trong học tập, tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của trường và công việc chung của xã hội.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 3844Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 10: Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:. Ngày soạn:
PPCT:. Ngày dạy:
BÀI 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ, 
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Hiểu tác dung của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội 
2. Kĩ năng: : Biết lâpk kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, của Đoàn, Đội và những hoạt động xã hội khác với công việc giúp đỡ gia đình.
3. Thái độ: Biết tự giác, chủ động tích cực trong học tập, tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Có băn khoăn, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của trường và công việc chung của xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: - SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6
 - Bảng phụ. 
 - Tư liệu và các phong trào sinh hoạt tập thể của trường
 2. Học sinh: Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi
Đáp
Điểm
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?
2. Tìm những biểu hiện của lịch sự, tế nhị và những biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị trong cuộc sống
1.a. Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
b. Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa
2. Biểu hiện của lịch sự, tế nhị: 
- Nói năng nhẹ nhàng
- Biết cám ơn, xin lỗi
- Biết nhường nhịn
: Biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị
- Aên nói thô tục
- Aên mặ nhố nhăng
- Thái độ cục cằn.
3
3
2
2
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV: Hỏi: Từ đầu năm tới giờ, trường ta đã tổ chức những hoạt động tập thể nào?
HS: +Tìm hiểu truyền thống nhà trường
 + Tổ chức thi lồng đèn trong ngày hội trung thu
 + Quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt
 + Quyên góp giúp đỡ hs nghèo
GV: Để thực hiện tốt những hoạt động trên, mỗi chúng ta phải tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể đó. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội cũng chính là nội dung bài học hôm nay.
b. Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: HĐ1: HDHS tìm hiểu truyện đọc: Điều ước của Trương Quế Chi
- Gọi HS đọc diễn cảm truyện
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm thảo luận 1 câu hỏi, cử đại diện trình bày:
+ Nhóm 1: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
+ Nhóm 2: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ?
+ Nhóm 3: Những chi tiết nào thể hiện tính tích cực, tự giác, sáng tạo của Trương Quế Chi?
+ Nhóm 4: Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hành động tích cực, tự giác?
? Việc Trương Quế Chi mơ ước trở thành nhà báo và con ngoan trò giỏi chứng tỏ điều gì?
* Chốt lại: Như vậy, mục tiêu trước mắt và lý tưởng lâu dài đã được Trương Quế Chi thống nhất có quan hệ với nhau, chi phối việc tích cực, tự giác trong việc lựa chọn nội dung học tập và hoạt động.
? Em học tập được gì ở Trương Quế Chi?
-Gv kết luận, chuyển ý: Muốn trở thành con ngoan trò giỏi thì cần cố gắng kiên trì, vượt khó, tranh thủ thời gian học tập và tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
- Đọc truyện
- Về vị trí thảo luận , cử thư ký ghi kết quả ra bảng phụ
- Cử đại diện lên trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 + Nhóm 1 - Sáng lập ra nhóm “Những người nói tiếng Pháp”
- Tham gia CLB thơ, CLB hài hước.
- Tham gia hoạt động của Đội
- Sinh hoạt tập thể của cộng đồng dân cư. Giúp đỡ người khi cần thiết.
+ Nhóm 2: - Đưa đón em đi học mẫu giáo
- Giúp mẹ trong công việc nội trợ.
+ Nhóm 3: Chi tiết thể hiện:
- Có mong muốn từ nhỏ: Trở thành con ngoan, trò giỏi, cổ gắng học tập. Từ lớp 1-5 đạt danh hiệu học sinh xuất sắc toàn diện
- Tập viết văn, làm thơ
- Dịch thơ, dịch truyện từ tiếng Pháp ra tiếng Việt
- Tranh thủ học vẽ.
+ Nhóm 4:Động cơ:
- Muốn trở thành con ngoan, trò giỏi
- Muốn trở thành nhà báo.
- Trả lời:
+ Trương Quế Chi sớm xác định lý tưởng nghề nghiệp của cuộc đời.
+ Trở thành con ngoan, trò giỏi là mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể thể hiện đạo đức, nhân cách của tuổi học trò.
- Hs nghe, ghi nhận
- Trao đổi
+ Học tập tính tích cực vượt khó, kiên trì học tập
+ Tính tự giác, chủ động làm việc, học tập, không cần nhắc nhở.
+ Có mơ ước quyết tâm quyết tâm để thực hiện điều mình mong muốn
- Hs theo dõi
I. Tìm hiểu truyện đọc
Điều ước của Trương Quế Chi
HOẠT ĐỘNG 2: HĐ2: HDHS tìm hiểu Nội dung bài học 
- Từ câu chuyện trên em hiểu thế nào là tích cực, tự giác? 
- GV liên hệ-GDHS ý thức tích cực, tự giác trong học tập ở trường cũng như ở nhà.
? Em có ước mơ gì về nghề nghiệp trong tương lai? Từ tấm gương của trương Quế Chi, em sẽ xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện được ước mơ của mình?
-Gv: Theo em, để trở thành người có tính tích cực, tự giác chúng ta phải làm gì?
? Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội có ý nghĩa gì?
* Chốt lại Nội dung bài học, ghi bảng .
-Trao đổi các câu hỏi và trả lời cá nhân
-Hs nghe, ghi nhận
- Hs phát biểu cá nhân
-Trả lời cá nhân
- Trả lời cá nhân
II. Nội dung bài học
1. Tích cực, tự giác là gì?
- Tích cực là luôn luôn cố gắng , kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát
2. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
- Phải có ước mơ
- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động hội
3.Ýù nghĩa : 
+ Mở rộng hiểu biết về mọi mặt
+ Rèn luyện được kỹ năng cần thiết của bản thân 
+ Góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý.
HOẠT ĐỘNG 3: HĐ3: HDHS làm bài tập
- Bài tập 1: Em hãy kể một tấm gương HS thể hiên tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội ở trường em.
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- Bài tập 2: Em sẽ ứng xử như thế nào? Trong tình huống sau:
+ Bạn Lan học giỏi nhưng ít tham gia các hoạt đôïng tập thể và hoạt động xã hội:
+ Trong trường hợp bạn ở nhà chơi không tham gia cắm trại cùng lớp.
+ Nhận xét cách ứng xử của HS.
+ Liên hệ và GDHS qua từng tình huống.
* Tổng kết tiết học: Nêu mục tiêu cần đạt được của bài.
- Kể chuyện
- Trao đổi, thảo luận lớp để tìm ra cách ứng xử đúng.
4. Củng cố:
 - Em hiểu thế nào là tích cực, tự giác? 
 - Theo em, để trở thành người có tính tích cực, tự giác chúng ta phải làm gì?
 - Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội có ý nghĩa gì?
5. Dặn dò:
 - Học thuộc lòng nội dung bài học.
 - Sưu tầm các tấm gương, các câu chuyện về người có tính tích cực, tự giác mà em biết?
 - Liên hệ bản thân
 - Chuẩn bị các bài tập cho tiết “ Tích cực, tự giác trong các hoạt động ( tt )
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6 T12.doc