Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 1: Tiết 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 1: Tiết 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Tiếp)

1, Kiến thức:

- Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm , rèn luyện thân thể.

- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân

3, Kỹ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó.

 

doc 52 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1039Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 1: Tiết 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Công dân 6 
Ngày soạn: 13 / 8 / 2011 Ngày dạy: 16 / 8 / 2011
Bài 1: Tiết 1
Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
A) Mục tiêu
1, Kiến thức:
- Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm , rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân
3, Kỹ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.. 
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó.
2, Thái độ:
- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể
B) Chuẩn bị.
- SGK- SGV Công dân 6
- Tranh ảnh, thơ ca dao, tục ngữ nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ.
C) Các hoạt động dạy- học.
1, ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra sách vở của HS
3, Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài 
Hàng ngày các em đã chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ như thế nào?
HS nêu ý kiến: GV tóm tắt vào bài: Sức khoẻ là vốn quý của con người. Khi khoẻ mạnh chúng ta có nhiều mong ước, nhưng khi chúng ta ốm đau chúng ta ta chỉ có mộtmong ước duy nhất đó là súc khoẻ. Vậy sức khoẻ cần thiết cho con người thế nào và cách chăm sóc rèn luyện sức khoẻ ra sao, bài học hôm nay chúng tếuẽ cùng tìm hiểu về điều đó
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
HS đọc truyện
- GV mời 4 HS đọc phân vai
+ 1HS đọc, thể hiện vai Minh
+ 1HS đọc, thể hiện vai thầy Quân
+ 1HS đọc, thể hiện vai bố Minh
+ 1HS đọc dẫn truyện
- GVHDHS thảo luận câu hỏi SGK
- Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè qua? 
- Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? 
- Sức khoẻ có cần cho mỗi người hay không vì sao? Vì sao? 
- GV cho HS tự liên hệ bản thân
- HS giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể. 
- GV nhận xét và bổ sung.
HĐ3: Tìm hiểu nội dung bài học
Sức khoẻ là gì?
GV cho HS thảo luận theo 3 chủ đề sau.
- Sức khoẻ đối với học tập
- Sức khoẻ đối với lao động
- Sức khoẻ với vui chơi giải trí
* GV bổ sung thêm ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ
 - Sức khoẻ không tốt:
 - Trong công việc sức khoẻ không đảm bảo:
- Tinh thần buồn bực, khó chịu:
 - GV tóm tắt nội dung bài học 
HĐ4:HDHS làm bài tập
Bài tập a SGK T5
GVHDHS đánh dấu X vào ô trống
Bài tập b SGK trang5
GV gọi 1,2 HS tự kể về việc làm của mình
 Bài tập c SGK trang5
Em biết gì về tác hại của việc nghiện hút thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người?
1) Truyện đọc.
Mùa hè kì diệu
Minh được đi tập bơi và biết bơi.
- Con người có sức khoẻ mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, LĐ, vui chơi
2) Nội dung bài học
a) Sức khoẻ là vốn quý của con người
b) Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập tốt, LĐ có hiệu quả, cuộc sống lạc quan vui vẻ
3) Bài tập
Bài tập a 
 Đánh dấu x vào ô trống
ý 1,2,3,5 là những biểu hiện biết tự chăm sóc sức khoẻ
Bài tập b SGK T5
Kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân
4) Củng cố.
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- GV phát phiếu học tập và HDHS cách xác định mục tiêu, lập kế hoạch rèn luyện sức khoẻ phù hợp với bản thân
- GVKL: Sức khoẻ là vốn quý của con người, mỗi chúng ta phải biết giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, luyện tập TDTT hàng ngày để có một sức khoẻ tốt.
5) Dặn dò.
- Về nhà làm bài tập d SGK trang 5
- Học kỹ phần NDBH và chuẩn bị bài Siêng năng, kiên trì.
******************************
Giáo án: Công dân 6 
Ngày soạn: 30/ 8 / 2010 Ngày dạy: 1 / 9 / 2010
Bài 2: Tiết 2+3: Siêng năng, kiên trì
A) Mục tiêu. 
1, Kiến thức:
- HS nắm được thế nào là siêng năng,kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2, Thái độ:
 Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
3, Kỹ năng: 
- Có khả năng rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì.
- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt.
B) Chuẩn bị:
- SGK-SGV Công dân 6
- Chuyện kể, tục ngữ, ca dao nói về các tấm gương, danh nhân
- Tranh bài 1 trong bộ thực hành GDCD 6
C) Các hoạt động dạy- học.
1, Ôn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ.
- Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
3, Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Giới thiệu bài
HDHS phân tích truyện đọc
- GV cho HS đọc truyện 
- HS trả lời các câu hỏi sau 
- Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
- Bác đã tự học như thế nào?
- Bác gặp khó khăn gì trong học tập?
 HS trả lời theo phần đa gạch chân trong SGK 
- Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
HDHS tìm hiểu nội dung bài học
- GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công trong sự nghiệp của mình
người?
- Em hiểu thế nào là siêng năng?
GV: Trong lớp của chúng ta, bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập?
- Kiên trì là gì?
- GV lấy ví dụ minh hoạ để HS hiểu kĩ bài hơn.
ý nghĩa của kiên trì trong cuộc sống
* HS tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động.
HS thảo luận theo 3 chủ đề: 
- Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập,lao động và các lĩnh vực hoạt động XH khác?
- Khi thảo luận xong các nhóm trưởng lên trình bày kết quả trên bảng
- HS tìm những câu tục ngữ, ca dao về siêng năng, kiên trì?
HS tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì
 HDHS làm bài tập
Bài tập a SGK T7
Bài tập b SGK T7
Hãy kể một việc làm thể hiện tính siêng năng của em. HS trình bày theo ý hiểu
Bài tập c SGK T7
Kể một tấm gương kiên trì vượt khó trong học tập mà em biết
1) Truyện đọc
Bác Hồ tự học ngoại ngữ 
- Siêng năng, kiên trì giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
2) Nội dung bài học.
a. Siêng năng là phẩm chất đạo đức cả con người, là sự cần cù tự giác
b. Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng 
c. ý nghĩa.
Siêng năng, kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực
- Chủ đề học tập
- Chủ đề lao động.
- Chủ đề các lĩnh vực hoạt động xã hội khác
3) Bài tập.
Bài tập a SGK T7
Thể hiện tính siêng năng, kiên trì là ý 1,2
Bài tập b SGK T7.
Bài tập c SGK T7
4) Củng cố.
- GV tổng kết toàn bài rút ra bài học và ý nghĩa của siêng năng, kiên trì 
 - Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc và trong cuộc sống
5) Dặn dò.
- Làm bài tập d SGK T7
- Học bài và chuẩn bị bài học tiếp theo: Tiết kiệm
 ***********************
Giáo án: Công dân 6 
Ngày sọan: 5 / 9 / 2010 Ngày dạy: 15/ 9/ 2010
Bài 3: Tiết 4: Tiết kiệm 
A) Mục tiêu.
1, Kién thức:
- Giúp HS hiểu thế nào tiết kiệm.
- Biết được những biểu hiện và ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống.
2,Thái độ:
- Quý trọng người tiết kiệm, giản dị.
- Ghét sống xa hoa lãng phí.
3,Kỹ năng:
- Có thể tự đánh giá hành được mình đã có ý thức và tự thực hiện tiết kiệm hay chưa. 
- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu,thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và XH.
B) Chuẩn bị
- SGK- SGV Công dân 6.
- Câu chuyện,tục ngữ ca dao,danh ngôn nói về tiết kiệm.
C) Các hoạt động dạy- học.
1, Ôn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ.
- Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? Biểu hiện của SN-KTtrong cuộc sống?
3, Bài mới.
HĐ của GV và HS
Nội dung
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Giới thiệu bài.
Phân tích truyện đọc.
- GVHDHS đọc truyện: Thảo và Hà.
- GV đặt câu hỏi; HS trả lời.
- Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
- Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
- Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
- Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
- Suy nghĩ của Hà như thế nào? 
HS tự liên hệ bản thân? 
GV: Qua câu chuyện trên em tự thấy đôi lúc mình giống Hà hay Thảo?
GVKL chuyển ý.
Tìm hiểu nội dung bài học.
- Thế nào là tiết kiệm?
- Biểu hiện và ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống?
GV; Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và XH có lợi ích gì?
HS trả lời
GV yêu cầu HS lấy VD phê phán cách tiêu dùng hoang phí.
GV phân tích lãng phí làm ảnh hưởng đến công sức, tiền của của nhân dân.
GVKL: Chúng ta phải thực hành tiết kiệm vì điều đó có lợi cho bản thân, gđ và xh.
HDHS làm bài tập
Bài tập a SGK tr10
Đánh dấu x vào ý đúng
Bài tập b SGK T10
 Tìm những hành vi trái ngược với tiết kiệm
1) Truyện đọc.
 Thảo và Hà
- Thảo thể hiện đức tính tiết kiệm
- Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm
2) Nội dung bài học.
a. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực
b. Biểu hiện: Biết quý trọng kết quả lao động của người khác.
c. ý nghĩa:Tiết kiệm là làm giàu cho mình, cho gia đình và XH.
3) Bài tập 
Bài tập a SGK tr10
- Đánh dấu x vào câu 1,3,4
Bài tập b SGK T10
- Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm.
- Hoang toàng, xa hoa, lãng phí
4) Củng cố.
- GV tổng kết nội dung bài học .
- GVKL: Nhắc nhở HS ở lứa tuổi các em chưa làm ra của cải vật chất, cần tiết kiệm để thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và của người khác. 
5) Dăn dò 
- Làm tiếp bài tập c SGK T10
- Học bài và chuẩn bị bài học tiếp theo: Lễ độ
*********************
Giáo án: công dân 6 
Ngày soạn: 19 / 9 / 2010 Ngày dạy: 22/ 9 / 2010
Bài 4: Tiết 5 : Lễ độ
A)Mục tiêu
1)Kiến thức
- HS hiểu thế nào là lễ độ?
- ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.
2)Thái độ
- Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ.
3)Kĩ năng
- Tự đánh giá hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.
- Rèn luyện thói quen lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè và những người xung quanh.
B)Chuẩn bị:
- Sách giáo khoa và giáo viên công dân 6.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn, chuyện kể.
C)Các hoạt động dạy-học
1, ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ:
 Em hiểu thế nào là tiết kiệm? ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống? 
3, Bài mới.
HĐ của GV và HS
Nội dung
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Giới thiệu bài
Tìm hiểu nội dung truyện đọc
HS đọc truyện SGK 
GV: Các em lưu ý, cuộc hội thoại giữa Thuỷ và người khách.
- Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà.
Nhanh nhẹn, đi pha trà mời bà, mời khách.
- Em nhận xét cách cư xử của Thuỷ?
- Những hành vi việc làm của Thuỷ thể hiện đức tính gì?
Tìm hiểu nội dung bài học
HS thảo luận câu hỏi:
- Thế nào là lễ độ? 
 -Biểu hiện của lễ độ?
- ý nghĩa của lễ độ trong cuộc sống?
- Là HS chúng ta cần phải rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào?
HDHS làm bài tập
Bài tập a SGK T13
Đánh dấu x vào ô trống biểu hiện có lễ độ và thiế ... c sự đồng ý của người đó. PL nước ta đã quy định. 
5. Dặn dò.
- Học thuộc phần nội dung bài học.
- Làm bài tập đ
- Chuẩn bị nội dung cho tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương. 
***********************
Giáo án: Công dân 6 
Ngày soạn: 3 / 4 / 2011 Ngày dạy: 5 / 4 / 2011
Tiết 32+33 : Thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học
A. Mục tiêu.
 Giúp HS hiểu biết sâu hơn về một số vấn đề ở địa phương và những nội dung đã học.
- Giáo dục ý thức xây dựng nếp sống ở địa phương cùng với môi trường học tập của mình thông qua các nội dung đã học
B. Chuẩn bị.
- SGK-SGV Công dân 6
- GV-HS chuẩn bị các nội dung đã chuẩn bị 
C. Các hoạt động dạy-học.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
 	- Thế nào là bất khả xâm phạm về an toàn thư tín, bí mật điện thoại, điện tín của công dân?
3.Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các vấn đề địa phương
Gv cho HS thảo luận các vấn đề địa phương : Chủ đề về an toàn giao thông
- ở địa phương, em và mọi người đã thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông chưa?
- Để đảm bảo an toàn khi đi đường ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông nào?
- Em hãy nêu các loại biển báo thông dụng?
- Chúng ta luân tự hào là công dân của một nước CHXHCNVN? Vậy CD là gì? Những người như thế nào được coi là công dân nước CHXHCNVN?
- Tự liên hệ bản thân em xem đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa? Tự đặt kế hoạch và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
GVHDHS trả lời các câu hỏi thảo luận
GV gợi ý: 
* Công dân là người có quốc tịch việt nam
- Mọi người dân ở nước việt nam để có quốc tịch
- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ việt nam đều có quốc tịch việt nam.
* Giao thông là vấn đề đáng quan tâm của mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội.
- Để hưởng ứng các phong trào nhằm bảo bảo trật tự an toàn giao thông thì trách nhiệm của học sinh là:
+ Tuyên truyền những quy định của luật an toàn giao thông cho mọi người dân hiểu.
+ Nhắc nhở để mọi người thực hiện, nhất là các em nhỏ.
+ Lên án tình trạng cố tình vi phạm luật an toàn giao thông
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các vấn đề đã học.
1. Em có biết tại sao Đảng và nhà nước ta lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân hay không?
HS trả lời, GV củng cố, nhận xét:
- Vì đó là quyền lợi, nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân việt nam đặc biệt là đối với trẻ em đang độ tuổi đi học
2. Các em đã học những quyền cơ bản nào của công dân
HS trả lời GV nhận xét, bổ sung:
- Quyền nghĩa vụ học tập.
- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
3 Khi thân thể, danh dự, tính mạng bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào?
- Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác thì em sẽ làm gì?
GVHDHS trao đổi thảo luận 2 vấn đề trên.
GV rút ra kết luận.
- Khi có hiện tượng đó xảy ra thì em sẽ báo cáo với người lớn tuổi, như các thầy cô giáo cha mẹ để có biện pháp xử lí kịp thời
- GV tổng kết giờ thực hành.
4. Củng cố.
GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập để kiểm tra học kì II: Bài trật tự an toàn GT, Quyền và nghĩa vụ học tập, Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, Quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại điện tín.
***********************
Giáo án: Công dân 6 
Ngày soạn: 7 / 4 / 2011 Ngày dạy: 10 / 4/ 2011
Tiết 34 : ôn tập Học kì II
A. Mục tiêu.
 Giúp HS hiểu biết sâu hơn về một số nội dung đã học ở kì II để chuẩn bị cho bài thi học kì được tốt hơn.
-Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, ôn luyện môn giáo dục công dân
B. Chuẩn bị.
- SGK-SGV Công dân 6
- GV-HS chuẩn bị các nội dung đã chuẩn bị 
C. Các hoạt động dạy-học.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
 	Kiểm tra sư chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới.
GV Giới thiệu nội dung ôn tập
Câu 1:Nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước? Công dân phải thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ gì?
Câu 2: Em hãy nêu một số quy định về đi đường? Đối với người đi bộ, người điều khiển xe đạp, phải thực hiện tốt các quy định gì?
Trách nhiệm của học sinh đối với luật an toàn giao thông
Câu 3: Tình hình tai nạn giao thông gia tăng có nhiều nguyên nhân. Em hãy cho biết các nguyên nhân đó và nguyên nhân nào là chủ yếu?
Câu 4: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Trách nhiệm của nhà nước ta đối với trẻ em?
Câu 5: Cho biết quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân?
Câu 6: Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Trách nhiệm của công dân?
Câu 7: Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín của công dân?
- GV cho HS thảo luận, các nội dung nêu trên
4. Củng cố.
GV củng cố lại kiến thức của phần ôn tập.
5. Dặn dò.
- Nhắc HS về nhà ôn tập và làm đề cương, đáp án
- Giờ sau kiểm tra học kì II.
***************************
Giáo án: Công dân 6 
Ngày soạn: / 5 / 2011 Ngày dạy: / 5 / 2011
Tiết 35 
Kiểm tra Học kì II
A. Mục tiêu.
 - Qua giờ kiểm tra giúp HS hệ thống lại một số nội dung kiến thức đã học ở kì II để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
- Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập môn giáo dục công dân
B. Chuẩn bị.
- GV chuẩn bị câu hỏi
- HS chuẩn bị giấy kiểm tra
C. Các hoạt động dạy-học.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra 
 	GV phát đề cho HS
Câu hỏi
Câu 1: (3 điểm)
 Hãy nêu một số quy định về đi đường? Nhận xét về tình hình thực hiện an toàn giao thông nơi em ở? Bản thân em đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa?
Câu 2: (3 điểm)
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Nhà nước tạo điều kiện như thế nào để mọi công dân có quyền học tập? 
Câu 3 (3 điểm)
 Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của công dân có nghĩa là gì? Pháp luật nước ta quy định những vấn đề gì? Trách nhiệm của chúng ta là phải làm gì để đảm bảo được quyền đó?
Đáp án
Câu 1: (3 điểm) 
Một số quy định khi tham gia giao thông.
* Người đi bộ
- Đi trên hè phố, lề đường
- Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, phải tuân thủ.
* Người đi xe đạp
- Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.
- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác.
- Không mang vác trở vật cồng kềnh, buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng một bánh.
- Trẻ em dưới 12 tuổi không đi xe đạp người lớn.
* Nhận xét tình hình thực hiện an toàn giao thông ở địa phương
Câu 2: (3 điểm)
*Quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
- Quyền.
+ Học không hạn chế.
+ Học bằng nhiều hình thức và có thể học suất đời.
* Nghĩa vụ.
- Hoàn thành bậc GD tiểu học
- GĐ có nghĩa vụ tạo ĐK cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
*Các hình thức học tập
- Với trẻ tật nguyền học ở những trường mà nhà nước dành riêng cho trẻ.
- Với trẻ có hoàn cảnh khó khăn
+ Ngày đi làm, tối học ở trung tâm GDTX.
+ Học ở trung tâm vừa học, vừa làm.
+ Tự học qua sách bào, bạn bè, qua chương trình GD từ xa.
+ Học ở lớp học tình thương.
Câu 3: (3 điểm)
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân, gắn liền với mỗi người, là quyền quan trọng và đáng quý.
* PL nước ta quy định:
- Quyền bất khả xâm phạm thân thể
- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự
*Trách nhiệm của công dân. 
- Tôn trọng tính mạng, thân thể của người khác
- Biết tự bảo bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm sai làm trái với quy định của PL.
3. Hết giờ giáo viên thu bài
****************************
Giáo án: công dân 6 
Ngày soạn: / / 2009 Ngày dạy: / / 2009
Bài 5: Tiết 6
Tôn trọng kỷ luật
A) Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- HS hiểu thế nào là tôn trọng kỷ luật?
 - ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật.
2, Thái độ: 
- Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật.
- Có tháI độ tôn trọng kỉ luật.
3, Kĩ năng:
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống biểu hiện vi phạm kỉ lụât.
B) Chuẩn bị 
- SGK-SGV Công dân 6
- Tục ngữ ca dao, danh ngôn,chuyện kể nói về tôn trọng kỉ luật.
 C) Các hoạt động dạy-học.
1, ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ.
- Em hiểu thế nào là lễ độ? Nêu biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện?
3, Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1
HĐ2
HĐ3
HĐ4
Giới thiệu bài
Tìm hiểu truyện đọc
HS đọc truyện trong SGK
GV đặt câu hỏi: Qua truyện trên em thây Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào? 
- HS nêu các việc làm của Bác.
 Sau khi HS thảo luận xong, GV nhấn mạnh: Mặc dù là chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người. 
 Tìm hiểu nội dung bài học
- GV HDHS liên hệ thực tế
HS tự nói về mình tôn trọng kỉ luật như thế nào?
- Trong gia đình,
- Trong nhà trường 
- Ngoài xã hội
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
- Phạm vi thực hiện?
Em hãy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật?
- Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì?
GV nhận và lấy VD cụ thể minh hoạ.
GV: Trong cuộc sống, cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhauXH phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức kỉ luật cao.
HDHS làm bài tập
Bài tập a SGK T15
Bài tập b SGK T16 
Bài tập c SGK T16
HS tự kể những việc làm của em và của bạn thể hiện sự tôn trọng kỉ luật 
1) Truyện đọc
 Giữ luật lệ chung
 * Những việc làm của Bác
2) Nội dung bài học
a, Tôn trọng kỉ luật là:
- Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức.
- ở mọi lúc, mọi nơi
b, Biểu hiện:
- Sự tự giác 
- Chấp hành phân công.
c, ý nghĩa 
- GĐ nhà trường, xã hội có kỉ cương, nề nếp.
- Mang lại lợi ích cho mọi người và XH tiến bộ. 
3) Bài tập.
Bài tập a SGK T15
- Những hành vi thể hiện tính kỉ luật:2,6,7
Bài tập b SGK T16
 - Không đồng ý với ý kiến đó: vì có kỉ luật mang lại quyền lợi cho mọi người,giúp chúng ta vui vẻ thanh thản
 Bài tập c SGK T16
4) Củng cố.
- GV cho HS rút ra nội dung khái niệm tôn trọng kỉ luật
- GVKL: Có kỉ luật thì gia đình, nhà trường, XH ổn định và phát triển.Mang lại quyền lợi cho mọi người, giúp chúng ta vui vẻ và thanh thản và yên tâm học tập, lao động, vui chơi giải trí.
5) Dặn dò.
- Bài tập về nhà: c SGK 6
- Học bài và chuẩn bị bài học tiếp theo:Biết ơn
- Đọc trước truyện đọc: Thư của một học sinh cũ
 *******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an CD 6 chuan ktkn.doc