Giáo án Lớp 6 - Môn Đại số - Tuần 18

Giáo án Lớp 6 - Môn Đại số - Tuần 18

I. Mục tiêu :

 - Học sinh biết cộng hai số nguyên khác dấu .

 - Hiểu được dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.

 -Có ý thức liên hệ những điều dã học với thực tiễn.Bước đầu biết cách diễn dạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.

 

doc 10 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 1408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 6 - Môn Đại số - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 18
Tiết : 49
§5. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU.
 I. Mục tiêu :
 - Học sinh biết cộng hai số nguyên khác dấu .
 - Hiểu được dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng. 
 -Có ý thức liên hệ những điều dã học với thực tiễn.Bước đầu biết cách diễn dạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Bảng phu, thước thẳngï .
 -HS: Dụng cụ học tập.
 -Phương pháp :Vấn đáp, giải quyết vấn đề, thuyết trình,đàm thoại
 III. Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định lớp
2. C¸c bước lên lớp:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:KTBC
Tính:-5+(-9);-86+(-87);0+(-5)
 Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm.
Hoạt động 2: Đặt vấn đề:Ta đã biết cộng hai số nguyên cùng dấu.Vậy nếu có-6+(+12) ta sẽ thực hiên như thế nào?Bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 3: Ví dụ:
-Cho hs đọc ví dụ trong sgk
?-Nhiệt độ giảm 50 C nghĩa là gì?
-Gv sử dụng trục số để biểu diễn
 -3 -2 -1 0 1+32 3 4 5 6 7 
 | | | | | | | | | | |
 -2 -5
?Vậy nhiệt độ trong phòng lạnh là bao nhiêu?
-Cho hs trình bày lại lời giải.
?1 Cho học sinh lên bảng thực hiện trên trục số.
Vậy hai số đối nhau có tổng bằng bao nhiêu ?
?2 Cho hs giải và từ đó rút ra quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Hoạt động 4: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
Hai số đối nhau có tổng bằng bao nhiêu?
Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào ? 
-Như vậy em hãy tính (-6)+(+12)
Và như vậy bài toán ban đầu đặt ra ta đã giải quyết xong.
?3 Cho hs vận dụng quy tắc để làm bài tập.
38 ? 27 => dấu kết quả ?
273 ? 123 ? => dấu kết quả ?
Hoạt động 5: Luyện tập:
Cho 3 hs lên giải bài 27/76
Cộng hai số khác dấu ta lấy số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trừ số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn và đặt trước kết quả dấu của so ácó giá trị tuyệt đối lớn hơn. 
Cho 3 hs giải bài 28/76
Cho học sinh nhận xét bài làm và bổ sung 
Một hs lên bảng giải,còn lại làm nháp.
Kết quả: -14, -173, -5
-Hai học sinh đọc ví dụ trong sgk.
-Giảm 50 C nghĩa là tăng thêm -50 C
-Nhiệt độ phòng lạnh là -2
-3 và 3 là hai số đối nhau.
0
Học sinh lên biểu diễn phép cộng 3 +(-6) 
0
Hs phát biểu quy tắc.
(-6)+(+12)= |12| - |-6| =12 – 6 = 6
Học sinh thảo luận nhóm.
Hai nhóm lên bảng giải
Học sinh nhận xét 
-Ba học sinh giải,còn lại nháp
3 học sinh thực hiện số còn lại làm nháp 
Học sinh lên thực hiện số còn lại làm trong nháp 
1/Ví dụ:
VD(sgk/76)
Giải:
(+3)+(-5)=-2
Vậy nhiệt độ ở phòng lạnh hôm đó là -2
?.1 +3 0
 -3
 | | | | | | | |
 -3 -2 -1 0 1 2 3 
Vậy (-3) + 3 = 0
?.2 -6 
 +3
 | | | | | | | |
 -3 -2 -1 0 1 2 3 
 -3
Vậy 3 + (-6) = -3
Tương tự ta có:
|-6| - |3| = 6 – 3 = 3
(-2) + (+4) = 2
|+4| - |-2| = 4 – 2 = 2
2/Qui tắc:
?.3 
a. (-38) + 27 
= -(38 - 27) = - 9 
b. 273 + (-123)
= +(273 – 123) 
= + 150 = 150 
3. Bài tập
Bài 27 Sgk/76
a. 26+(-6) = 26– 6 =20 
b. (-75) +50 = -(75-50) = -25
c. 80+(-220)
=-(220 – 80) = - 140
Bài 28 Sgk/76
a. (-73) + 0 = -(73 – 0)
= - 73
b. |-18| +(-12)
= 18 +(-12) =18–12 = 6
c. 102 +(-120)
= -(120 – 102) = - 18 
 Hoạt động 5: Dặn dò
 -Học thật kỹ quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
 -BTVN: 29;30 Sgk/76. Bài 49; 50; 51; 52 Sbt/60. Tiết sau luyện tập.
Tuần : 18
Tiết : 50
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu :
 -Hs có kỹ năng cộng các số nguyên trong các trường hợp.
 -Thông qua đó củng cố qui tắc cộng các số nguyên
 -Bước đầu biết diễn đạt các tình huống trong đời sống bằng ngôn ngữ toán học, có tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
 II. Chuẩn bị :
 -GV:bảng phụ ghi bài 29, 30, 33 Sgk/76, 77.
 -HS:ôn tập kiến thức.
 -Phương pháp :Vấn đáp, giải quyết vấn đề, thuyết trình,đàm thoại, luyện tập.
 III. Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định lớp
2. C¸c bước lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: KTBC
Bài 29/76
-Phát biểu qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Hoạt động 2: Luyện tập:
-Cho hs đứng tại chỗ trả lời miệng bài 30/76
-Cho 3 học sinh giải bài 31 
-Cho 3 hs giải bài 32/77
-Gv treo bảng phụ bài 33/77
-Cho hs giải bài 34/77
Khi x = -4 ta có biểu thức nào ?
Khi y = 2 ta có biểu thức nào ?
-Cho hs giải bài 35/77
Gv hướng dẫn:
 Tăng 5 triệu có nghĩa là 
+ 5 000 000,còn giảm hai triệu nghĩa 
là -2 000 000
1HS lên bảng thực hiện,còn lại làm nháp.
23+(-13) = 23-13 = 10
(-23)+13 =-(23 -13) =-10
Học sinh phát biểu ( Như Sgk/76)
Hs trả lời,còn lại theo dõi câu trả lời để nhận xét.
3 hs giải,còn lại nháp
3 hs giải,còn lại nháp
Hs đọc đề và giải
3 học sinh lên giải số còn lại thực hiện tại chỗ
cho học sinh lên điền
(-4)+(-16)
cho 2 học sinh lên giải
(-102)+2
Bài 30 sgk /76
-Điền dấu; < vào các câu a;b;c
Bài 31 sgk /77
(-30)+(-5)=-(30+5) = -35
(-7)+(-13)=-(7+13)=-20
(-15)+(-235)=-(15+235) 
=-250
Bài 32 sgk/77 
a/16+(-6)=16-6=10
b/14+(-6)=14 – 6 =8 
c/(-8)+12= 12 – 8 = 4
Bài 33 sgk /76
a
-2
18
12
-2
-5
b
3
-18
-12
6
-5
a+b
1
0
0
4
-10
Bài 34sgk /77 
a/Khi x=-4 ta có:
x + (-16) = (-4)+(-16) = -(16+4)= - 20 
b/Khi y = 2 ta có:
(-102) +y = (-102)+2
 =-(102-2) = - 100
Bài 35 Sgk/77
a. x = 5 000 000
b. x = -2 000 000
 Hoạt động 3: Dặn dò
 -Học kỹ quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu.
 -BTVN:53;54;55;56/60 SBT
 -Chuẩn bị trước bài 6 tiết sau học
 Phép nhân và phép cộng các số nguyên có tính chất nào ?
Tuần : 18
Tiết : 51
§6.TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN.
 I. Mục tiêu :
-Hoc sinh biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán,kết hợp,cộng với 0,cộng với số đối.
-Bước đầu hiểu và vận dụng các tính chất để tính nhanh và tính toán một cách hợp lý. Biết tính đúng một tổng của nhiều số nguyên.
-Có ý thức tự giáctự giác, tích cực, cẩn thận và tinh thần hợp tác trong học tập
 II. Chuẩn bị :
 -GV:Thước thẳng, phấn màu.
 -HS: Dụng cụ học tập.
 -Phương pháp :Vấn đáp, giải quyết vấn đề, thuyết trình,đàm thoại.
 III. Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định lớp
2. C¸c bước lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: KTBC:
-Tính 
(-8)+(-3)= ;(-3)+(-8)= 
0+(-7)= ; (-13)+9= 9+(-13)=
Hoạt động 2: Đặt vấn đề:
Em hãy nêu tính chất của phép cộng số tự nhiên.
-Vậy đối với phép cộng các số nguyên,các tính chất trên có còn đúng không, bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 3: Hình thành tính chất giao hoán và kết hợp.
-Từ VD trong KTBC gv cho học sinh nhận xét.Đồng thời cho hs làm ?1(cho 3 hs lên bảng giải)
Như vậy trong phép cộng các số nguyên thì tính chất giao hoán còn đúng không? Em hãy rút ra tính chất.
-GV cho 3 hs lên bảng làm ?2 , Gv hỏi thêm:Em hãy nêu thứ tự thực hiện phép tính.
Gv cho hs nhận xét kết quả.GV hỏi: Như vậy tính chất kết hợp còn đúng với phép cộng các số nguyên không?
Cho học sinh đọc phần chú ý Sgk/78 
Hoạt động 4: Tính chất cộng với 0 và cộng với số đối.
-Cho hs phát biểu tính chất cộng với 0.
-Cho hs thực hiện phép tính:
(-10)+10; (-39)+39 .
Gv hỏi:Hai số-10 và 10 được gọi là hai số ntn? từ đó rút ra kết luận.
Hoạt động 5: Luyện tập
-Cho hs làm ?3
Nhận xét về các số nguyên athoả mãn -3<a<3
-Cho 2 hs giải bài 36 sgk/78
-Cho 2 hs giải bài 37bsgk/78
-Gv tổng kết các tính chất của phép cộng các số nguyên.
-Một hs giải,số còn lại nháp.
KQ: -11, -11
 -7
-4, -4
-Hs trả lời:tính chất giao hoán ,kết hợp,cộng với 0 
Hai tổng bằng nhau. 
Hs tiếp tục giải ?1
a. –5; b. 2; c. -4
Như vậy chúng cũng có tính chất giao hoán.
-Hs trình bày
-Số còn lại nháp.
-Làm các phép tính trong dấu ngoặc vuông trước
[(-3)+4]+2= 3
-Vẫn đúng trong phép công số nguyên.
-Hs phát biểu.
= 0; =0 
-Hai số là hai số đối nhau.
Hai số đối nhau có tổng bằng 0
-Các số nguyên từ -3 đến 3 gồm các số đối nhau. Nên tổng của chúng bằng 0
 2 học sinh lên giải
Vì các số nguyên từ
-5 đến 5 là các số đối nhau nên tổng các số đó bằng 0.
1/Tính chất giao hoán:
a/Vídụ:
(-3)+(-5)=(-5)+(-3)
b/Tính chất:
 a+b = b+a
2/Tính chất kết hợp:
a/Ví dụ:
 [(-5)+6]+(-3)
 =(-5)+[6+(-3)]
b/Tính chất:
(a+b)+c = a+(b+c)
c/Chú ý:Sgk/78
3/Cộng với 0:
 0+a = a+0 = a
4/Cộng với số đối:
a+(-a) = (-a)+a = 0
5. Bài tập
Bài36 sgk /78
a/
126+(-20)+2004+(-106)
 =[(-20)+(-106)]+126+ 2004
 -126+126+2004=2004
b/
(-199)+(-200)+(-201)
=[(-199)+(-201)]+ (-200)
=- 600
Hoạt động 6: Dặn dò
 Học thật kỹ các tính chất của phép cộng các số nguyên tiết sau luyện tập
 BTVN:39, 40, 41, 42/79
 Tuần : 18
 Tiết : 52
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
-Học sinh nắm vững tính chất của phép cộng.
-Biết áp dụng để tính nhanh và hợp lý nhất.
-Học sinh biết áp dụng phép cộng số nguyên trong thực tế cuộc sống, có tính cẩn thận, chính xác trong tính toán
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Thước thẳng, phấn màu, máy tính bỏ túi.
 -HS: Dụng cụ học tập,máy tính bỏ túi.
 -Phương pháp :Vấn đáp, giải quyết vấn đề, thuyết trình,đàm thoại, luyện tập.
 III. Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định lớp
2. C¸c bước lên lớp:
Hoạt động 1: KTBC:
Cho học sinh giải bài 40/79.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Cho 3 hs giải bài 41/79.
Cho hs đứng tại chỗ trình bày câu a bài 42/79
-Những số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 là những số nào?
-Cho hs suy nghĩ để tìm lời giải 
-Cho 3 hs lên bảng giải bài 63/61
sách bài tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng máy tính:
-Gv giới thiệu nút bấm 
+/-
Dùng để đổi dấu+ thành- và ngược lại.
Gv làm mẫu 1 ví dụ:Tính
(-540)+(-356).
 AC 540+/- + 356 +/- = -896
-Gv cho hs thực hiện một số phép tính.
Bài 44 Sgk/80
Cho học sinh đọc và tự đặt đề toán
 a
3
-2
-a
15
0
|a|
-Ba hs lên bảng giải còn lại nháp
-Hs trình bày.
-Hs trình bày. Đó là các số:-9;-8;-7;0;7; 8; 9
Hs đứng tại chỗ trả lời
-Ba hs lên bảng giải,còn lại nháp.
-Cho hs quan sát trên máy tính.
Học sinh đọc và tự đặt đề toán.
 Bài 40 sgk / 79
 a
3
-15
-2
0
-a
-3
15
2
0
|a|
3
15
2
0
Bài 41sgk / 79
a/ -18; b/150; c/100
Bài 42 sgk/ 79
a/ [217+(-217)]+
[43+(-23)]=20
b/Các số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10 là: -9, -8, , 0, 1,,8, 9 Hai số -9 và 9 đối nhau, tương tự các số còn lại cũng đối nhau. Vậy tổng của chúng bằng 0.
Bài 63 Sbt/61. Rút gọn biểu thức 
a. –11 +y +7 
= -11 +7 +y = -4 + y
b. x + 22+ (-14)
= x + 8
c. a+(-15)+ 62
= a + 47
Nút +/- dùng để đổi dấu + thành - và ngược lại.
Bài 46 Sgk/80 Sử dụng máy tính
a. 187+(-54) = 133
b. (-203) +349 = 146 
c. (-175)+(-213) = -388
Bài 44 Sgk/80
Một người đi từ C tới A (hướng dương) 3km sau đó đi từ A về C (hướng âm) 5km. Hỏi người ấy cách C bao nhiêu km ? 
 Hoạt động 4: Dặn dò
 -Học kỹ các tính chất của phép cộng số nguyên.
 -BTVN:60;62;66;70/61;62 sách bài tập.Các bài tập còn lại trong sgk.
Ký duyệt ngày / / 09
Đỗ Ngọc Hải
 - Xem lại kiến thức ôn tập học kì. Tiết sau trả bài kiểm tra học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc