I/ MỤC TIÊU
Sau bài học này, học sinh biết:
- Đọc đúng đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lý do).
* Học sinh khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).
- Tích hợp lồng ghép giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
* Tranh minh hoạ trang 5, SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TUẦN 19 Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2011 Tập đọc (tiết 37) NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I/ MỤC TIÊU Sau bài học này, học sinh biết: - Đọc đúng đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê). - Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lý do). * Học sinh khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4). - Tích hợp lồng ghép giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC * Tranh minh hoạ trang 5, SGK. * Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra - GV giới thiệu khái quát nội dung và phân phối chương trình phân môn Tập đọc học kỳ II. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh vẽ. - Giới thiệu về chủ điểm 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Bức tranh vẽ gì ? - Hai người thanh niên trong tranh minh hoạ là ai ? Một trong số họ là người công nhân số một ? Tại sao anh thanh niên lại được gọi như vậy ? Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc Người công nhân số một để biết điều đó. - 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Hoạt động 1: HDHS luyện đọc - Yêu cầu SHHS khá giỏi đọc toàn bài. - HDHS chia đoạn. - Yêu cầu 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, 3 HS đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch (lần 1). - HDHS đọc đúng từ, câu khó, GV ghi bảng: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba và yêu cầu HS đọc. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. - HDHS giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài, chú ý cách đọc bài như sau: - HS lắng nghe. - Quan sát và mô tả. - HS lắng nghe. - Tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang ngồi nói chuyện trong một căn nhà vào buổi tối. - HS lắng nghe. - HS đọc theo thứ tự : + HS 1: Nhân vật, cảnh trí. + HS 1: Lê - Anh Thành ... vào Sài Gòn làm gì ? + HS 2: Thành - Anh Lê này ...Sài Gòn này nữa. + HS 3: Thành: - Anh Lê ạ .. Đất nước Việt. - HS đọc. - HS đọc nói tiếp theo đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - 4 HS ngồi cùng nhóm bàn luyện đọc. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. - Theo dõi GV đọc mẫu. + Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả, nhân vật Thành và Lê để thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người. + Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ về vận nước + Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp. - Nhấn giọng ở những từ ngữ : sao lại thôi; vào Sài Gòn làm gì ? Sao lại không bao giờ ... b) Hoạt dộng 2: HDHS tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp trả lời câu hỏi sau khi thảo luận nhóm. - Yêu cầu HS nêu ý từng đoạn, GV chốt ý ghi bảng. - Bổ sung câu hỏi: Sau câu chuyện này, anh Thành đã làm gì ? - Yêu cầu HS nêu nội dung bài. - GV ghi nội dung chính của bài lên bảng. c, Hoạt động 3: HDHS đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu toàn bài. - GV HDHS cả lớp luyện đọc toàn bài: + Chúng ta nên đọc vở kịch này thế nào cho phù hợp với từng nhân vật ? - HDHS đọc diễn cảm từng đoạn trong bài. + Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn từ đầu đến anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không. Hãy theo dõi thầy đọc và tìm ra giọng đọc phù hợp với từng lời nói của nhân vật. - GV yêu cầu HS nêu giọng đọc của từng cụm từ cần chú ý khi đọc diễn cảm, sau đó chữa ý kiến cho HS. - HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, nêu nội dung ý từng đoạn, bài. - HS nêu. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. - Lắng nghe, thực hiện. - 1 HS nêu ý kiến các HS khác bổ sung và thống nhất. + Người dẫn chuyện: to, rõ ràng, mạch lạc. + Giọng anh Thành: Chậm rãi, trầm tĩnh sâu lắng. + Giọng anh Lê: hồ hởi nhiệt tình. - HS theo dõi GV đọc mẫu để rút ra giọng đọc. - HS nêu. - GV nêu yêu cầu đối với học sinh khá giỏi đọc phân vai, diễn cảm theo nhóm. - Thi đọc diễn cảm theo phân vai đối với học sinh khá giỏi. 3. Củng cố - dặn dò - Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của đoạn trích - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học và soạn bài - 3 HS thi đọc diễn cảm. - 1 HS nêu. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Toán ( Tiết 91): DIỆN TÍCH HÌNH THANG I.MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh có thể: - Biết tính diện tích của hình thang. - Biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK. - HS: chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra * GV vẽ một hình thang lên bảng, yêu cầu HS nêu đặc điểm hình thang: ? Trên bảng thầy có hình gì ? Đọc tên hình? ? Hình thang ABCD này có đặc điểm gì ? ? Hình thang ABCH là hình thang gì ? Vì sao ? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - Các em đã được nhận biết về hình thang. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cách tính diện tích hình thang. GV ghi tựa đề. b. Hoạt động: * Bước 1 GV nêu: Hôm trước thầy đã yêu cầu các em về chuẩn bị 2 hình thang giống hệt nhau (bằng bìa). Mời cả lớp để 2 hình thang đó lên bàn (chuẩn bị kéo) - Các em sẽ làm theo hướng dẫn của GV: - Lấy M là trung điểm cạnh BC (Trung điểm là điểm giữa) - Nối AM, hạ đường cao AH (đường cao vuông góc với cạnh đáy) * GV nêu: Trên tay thầy có thêm 1 hình thang bằng hình thang trên bảng (GV áp tay vào hình trên bảng để HS nhận biết) Ò Như vậy thầy cũng có hai hình thang giống nhau. Thầy trò mình cùng thực hiện như sau: - Dùng kéo cắt hình tam giác ABM ( cắt theo đường AM ) (Đây là phần còn lại: GV áp vào hình có trên bảng) + Bây giờ các em hãy ghép tam giác ABM với hình tứ giác AMCD sao cho đỉnh B của tam giác trùng với đỉnh C của tứ giác, đỉnh M của tam giác trùng với đỉnh M đã cho ban đầu. ? Hình vừa ghép được là hình gì ? * Đặt tên đỉnh K và nêu đỉnh K trùng với đỉnh A. * GV kết luật: Như vậy khi cho hình thang ABCD và điểm M là trung điểm của cạnh BC. Cắt tam giác ABM rồi ghép với hình tứ giác AMCD ta được tam giác ADK. ? Em có nhận xét gì về diện tích của hình thang ABCD và diện tích của hình tam giác ADK. Ò Hình dạng khác nhau nhưng diện tích bằng nhau ( Được học điều này ở lớp dưới). ? Nhìn trên hình vẽ hãy so sánh các độ dài sau : AB = CK ( Đoạn AB chính là đoạn CK ) AH là chiều cao của tam giác ADK và cũng chính là chiều cao của hình thang ABCD. ? Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK. Diện tích hình tam giác ADK = Mà = = Vậy diện tích hình thang = Ò Dựa vào nhận xét trên hãy nêu cách tính diện tích hình thang ? - GV dán quy tắc lên bảng - Ta quy ước S là diện tích; a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao. ? Hãy viết biểu thức tính S hình thang S = 3. Luyện tập. Bài 1( trang 93 ) - Áp dụng công thức tính -GV hướng dẫn, nhận xét, chữa bài ( Phần b khuyến khích HS khá giỏi lên bảng làm). Bài 2( trang 94 ) - GV yêu cầu HS làm phần a - HS đổi bài làm cho nhau và chấm chéo - GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh. Phần b: Khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện. Bài 3 (trang 94): Khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện. - GV hướng dẫn HS - Yêu cầu học sinh nêu cách giải - GV nhận xét đánh giá bài làm của học sinh và chữa bài. 4, Củng cố dăn dò. * Tổ chức trò chơi. - Chọn kết quả đúng bằng cách nối các hình thang với kết quả đúng. ( Thực hiên như chuẩn bị đồ dùng ) - GV nhận xét giờ học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài sau. - Hình thang ABCD ( Đáy AB // đáy DC; 2 cạnh bên AD và BC; Chiều cao AH) - Là hình thang vuông vì có cạnh bên AH vuông góc với hai đáy AB và HC. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn. - HS kẻ vào cả 2 hình của mình. - HS thực hành cắt ghép. - Hình tam giác - Diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK bằng nhau. - HS thực hiện tính - 1 đến 2 HS nêu - 2 - 3 HS nhắc lại - Hs thực hiện - HS đọc yêu cầu = 50 cm2 = 84 m2 - Hs thực hiện làm bài a, S = 32,5 cm2 b, S = 20 cm2 - Học sinh nêu cách giải, Hs khác nhận xét Bài giải Chiều cao của hình thang là: ( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 ( m ) Diện tích của thửa ruộng hình thang là ( 110 + 90,2 ) X 100,1 : 2 = 10020,01 ( m2 ) Đáp số : 10 020,01 m2 -HS chuẩn bị bài sau. ĐẠO ĐỨC Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG A- MỤC TIÊU: - Biết những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. - Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương. B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy A3, bút màu để vẽ tranh. - Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương đất nước. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. I . Kiểm tra: + Hãy nêu một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập ? II. Bài Mới : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Hoạt động 1:Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em” - Yêu cầu HS đọc truyện trước lớp. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? + Hà gắn bó với cây đa như thế nào ? + Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì ? + Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì đối với quê hương ? + Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm gì? - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS. - GV kết luận giáo dục bảo vệ môi trường : Chăn sóc, bảo vệ cây xanh, tích cực tham gia trồng cây ở đường làng, sân trường - HS đọc truyện. - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Vì cây đa là biểu tượng của quê hương .. Cây đa đem lại nhiều ích lợi cho mọi người. + Mỗi lần về quê, Hà lại cùng các bạn chơi dưới gốc cây đa. + Để chữa cho cây đa sau trận lụt. + Bạn rất yêu quý quê hương. + Đối với quê hương chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường xung quanh ta. - HS đọc 4 câu thơ SGK Hoạt động 2: Thảo luận làm bài tập 1 SGK trang 30 - GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK - GV mời một số HS ghi kết quả lên bảng. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Các em phải tích cực tham gia bảo vệ môi trường sống bằng những hành động thiết thực như : trồng cây ở trường, ở đường làng, ngõ xóm. - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 SGK trang 30. - HS thảo luận theo cặp đôi. - Một số HS ghi kết quả trên bảng. * Đáp án: +Thể hiện tình yêu quê hương : a,b,c,d,e. - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Liên ... ương. 3- Diện tích Châu Á. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp. - Hướng dẫn HS dựa vào bảng số liệu diện tích và dân số châu lục trả lời nội dung sau + Cho biết diện tích Châu Á là bao nhiêu? So sánh diện tích Châu Á với các châu lục khác ? - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS. - Hoạt động là cả lớp. - HS dựa vào bảng số liệu trả lời. + Châu Á có diện tích lớn nhất, gấp 5 lần Châu Đại Dương, 4 lần diện tích Châu Au, 3 lần diện tích Châu Nam Cực. - Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV kết luận : Trong 6 châu lục thì Châu Á có diện tích lớn nhất. 4- Đặc điểm tự nhiên Châu Á. Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp. - Hướng dẫn HS Quan sát H2 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi : + Cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của Châu Á ? + Nêu nhận xét của em về cảnh thiên nhiên của Châu Á ? - Nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS. - Hướng dẫn HS quan sát H3 lược đồ các khu vực Châu Á và trả lời nội dung sau : + Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu Á ? Nêu đặc điểm khí hậu của Châu Á ? + Để bảo vệ thiên nhiên của Châu Á chúng ta cần phải làm gì ? - Nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS. - Hoạt động cả lớp. - Quan sát hình SGK, suy nghĩ trả lời. + Cảnh chụp ở các khu vực : Vịnh biển (Nhật Bản) ở Đông Á. Bán hoang mạc (Ca-dắc-xtan) ở Trung Á. Đồng bằng (Đảo ba-li, Inđônêxia) ở Đông Nam Á. Rừng Tai-ga (LB Nga) ở Bắc Á. Dãy núi Hi-ma-lay-a (Phần thuộc Nê-Pan) ở Nam Á. + Cảnh thiên nhiên ở Châu Á đẹp, có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, hiện châu á có 3/7 kỳ quan thế giới. + Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích Châu Á, có nhiều vùng núi cao đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ-rét cao 8848m thuộc dãy Hi-ma-lay-a + Châu Á có đủ các đới khí hậu( Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới) + Hợp tác các nước trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ động thự vật, bảo vệ môi trường chung cho Châu lục và thế giới.. - Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV kết luận : Tự nhiên Châu Á đa dạng, núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích; Châu Á có đủ các đới khí hậu (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới); Châu á có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp. 5 - Củng cố , dặn dò a- Củng cố : - GV : Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS và cac nhóm chuẩn bị bài tốt, có tinh thần tích cực tham gia xây dựng bài. b- Dặn dò : Học bài theo dàn bài ; chuẩn bị bài18 : Châu Á (tiếp theo). SGK trang 105. Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2010. Toán Toán ( Tiết 95 ) CHU VI HÌNH TRÒN I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh: - Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mỗi HS chuẩn bị đủ: Một hình tròn bằng giấy bán kính 2cm, thước kẻ, com pa, kéo, sợi chỉ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra - GV mới 2 HS lên bảng làm bài 2 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1 Giới thiệu bài - Trong tiết học này chúng ta cùng tìm cách tính chu vi của hình tròn. 2.2 Nhận biết chu vi hình tròn - GV hỏi : + Bạn nào có thể nhắc lại cho thầy biết thế nào là chu vi của một hình ? + Vậy theo em chu vi hình tròn là gì ? Vì sao em nghĩ như vậy ? - GV nêu: độ dài của một đường tròn chính là chu vi của hình tròn đó. Chúng ta cùng đi tìm chu vi của hình tròn. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhiệm vụ sau: Các em chuẩn bị một hình tròn bằng giấy có bán kính 2cm, một chiếc thước, một sợi chỉ, hãy sử dụng các dụng cụ này để tìm độ dài đường tròn của đường tròn có bán kính 2cm. - GV mời một số nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV nhận xét các cách làm của HS tuyên dương các cách làm đúng (lưu ý khẳng định để HS ghi nhớ các cách làm đúng có cùng một kết quả) - GV cho HS cả lớp tìm lại độ dài của đường tròn theo cách của SGK. - GV kết luận: Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình đó. 2.3 Giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn. - GV giới thiệu như SGK. + Trong toán học, người ta có thể tính chu vi của hình tròn đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính với số 3,14 : 4 x 3,14 = 12,56 (cm) + Gợi ý HS nêu quy tắc và công thức. 2.4 Ví dụ về tính chu vi của hình tròn - GV nêu: Vận dụng công thức trên, các em hãy tính chu vi của hình tròn có đường kính là 6cm. - Hãy tính chu vi hình tròn có bán kính là 5cm. 2.5. Luyện tập thực hành Bài 1: Phần a, b. Phần c khuyến khích học sinh khá giỏi. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng, sau đó chỉnh sửa bài của HS cho đúng. Bài 2: ý c; ý a, b khuyến khích học sinh khá giỏi. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. - GV gọi 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài. - Nhận xét bài làm của HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 3 - GV mời một HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: + Cho biết gì và yêu cầu chúng ta tính gì ? + Bánh xe ô tô có hình gì ? + Em làm thế nào để tính được bánh xe ô tô đó. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn. - GV nhận xét tiết học. Hướng dẫn HS bài tập về nhà. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - Gợi ý trả lời : + Chu vi của một hình chính là độ dài đường bao quanh của hình đó. + Chu vi của hình tròn là độ dài đường tròn vì bao quanh hình tròn chính là đường tròn. - HS làm việc theo nhóm để tìm độ dài của đường tròn. - Một số nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến. Gợi ý cách tìm: + Đặt sợi chỉ vòng một đường xung quanh hình tròn và đo độ dài của sợi chỉ. + Làm như SGK hướng dẫn. - Theo dõi GV giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn. + Tính chu vi hình tròn đường kính 2cm. + Ta có quy tắc : Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân số 3,14 + Ta có công thức : C = d x 3,14 Trong đó : C là chu vi hình tròn. d là đường kính của hình tròn Hoặc + Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy hai lần bán kính nhân với số 3,14 + Ta có công thức : C = r x 2 x 3,14 Trong đó : C là chu vi hình tròn. r là bán kính của hình tròn. - HS làm và nêu kết quả trước lớp. Chu vi hình tròn là : 6 x 3,14 = 18,84 (cm) Chu vi hình tròn là : 5 x 2 x 3,14 = 31,4 (cm) - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a, Chu vi hình tròn là : 0,6 x 3,14 = 1,884 (cm) b, Chu vi hình tròn là : 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm) c, Chu vi hình tròn là : - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS đọc kết quả bài của mình, các HS khác theo dõi và nhận xét. a, Chu vi của hình tròn là : 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 (cm) b, Chu vi của hình tròn là : 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm) c, Chu vi của hình tròn là : - 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi. - HS: + Bài toán cho biết bánh xe ô tô có đường kính là 0,75m và yêu cầu chúng ta tính chu vi của bánh xe đó. + Bánh xe ô tô có hình tròn. + Bánh xe ô tô có hình tròn nên chu vi bánh xe cũng chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 0,75m. - HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài - 2 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Dựng đoạn kết bài ) I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh: -Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong sách giáo khoa (bài tập 1). - Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của bài tập 2. - Học sinh khá giỏi làm được bài tập 3 (tự nghĩ đề bài viết đoạn kết bài). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Bảng phụ viết sẵn: - Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. - Kết bài mở rộng: từ hình ảnh, hoạt động của người được tả suy nghĩ rộng ra các vấn đề khác. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra - Gọi 2 HS đọc 2 đoạn mở bài (làm bài theo hai kiểu) cho bài văn tả người. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Dạy học bài mới 2.1 Giới thiệu bài - Hỏi : - Có những kiểu kết bài nào ? + Thế nào là kết bài tự nhiên, kết bài mở rộng ? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Giới thiệu: Tiết học hôm nay các em cùng thực hành dựng đoạn kết bài cho bài văn tả người. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Hỏi : + Kết bài a và b nói lên điều gì? + Kết bài nào có thêm lời bình luận ? + Mỗi đoạn tương ứng với kiểu kết bài nào ? + Hai cách kết bài này có gì khác nhau? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc 2 kiểu kết bài. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Hỏi : - Em chọn đề bài nào ? + Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ? + Em có suy nghĩ gì người đó ? - Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS: Em đọc lại phần mở bài đã viết ở tiết trước để tránh lặp từ. Khi viết cố gắng thể hiện tình cảm của mình, sự trân trọng của mình với người đó. - Gọi 2 HS viết bài vào giấy dán lên bảng, đọc các đoạn kết bài. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa. - Cho điểm HS viết đạt yêu cầu. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - Cho điểm HS viết đạt yêu cầu. Bài tập 3: Khuyến khích học sinh khá giỏi: Tự nghĩ đề bài rồi viết đoạn kết bài. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết họcDặn HS về nhà viết lại kết bài nếu chưa đạt, viết kết bài mở rộng cho các đề văn còn lại và chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc trước lớp. - Trả lời : + Kết bài tự nhiên, kết bài mở rộng. + Kết bài tự nhiên: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. + Kết bài mở rộng: từ hình ảnh, hoạt động của người được tả suy nghĩ rộng ra các vấn đề khác. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. cả lớp đọc thầm. - Nối tiếp nhau trả lời: + Kết bài a: Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bà. + Kết bài b: Nói lên tình cảm với bác nông dân và công sức lao động của bác. + Kết bài b: Bình luận thêm về vai trò của người nông dân đối với việc làm ra hạt gạo, nuôi sống mọi người. + Đoạn a tương ứng với kết bài tự nhiên; đoạn b là kết bài mở rộng. + Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. cả lớp đọc thầm. - Nối tiếp nhau trả lời. Ví dụ : + Đề 1 / b / c / ... + Yêu quý / kính trọng / thân thiết / ... + Chúng em có hoa thơm, trái ngọt là nhờ bàn tay lao động của ông em./ Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý... - 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Đọc bài, nhận xét bài của bạn. - 3 đến 5 HS đọc đoạn kết bài của mình. - Nhận xét, điều chỉnh. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài giờ sau.
Tài liệu đính kèm: