Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tiết 4: Vượt khó trong học tập

Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tiết 4: Vượt khó trong học tập

. MỤC TIÊU : HS nhận thức được:

- Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách để vượt qua khó khăn.

- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.

 

doc 18 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tiết 4: Vượt khó trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
@
¶ CHỦ ĐỀ: HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI ¶ GIÁO VIÊN: Đỗ Thị Xuân cúc
¶ TUẦN : 4 ( Từ ngày: 20 / 09 / 2009 đến 25 / 09/ 2009 ) ¶ LỚP : 4 2 
Thứ
Tiết (ngày)
Môn
Tiết (ppct)
Tên bài
Hai 
20/09
1
CC
4
2
ĐĐ
4
Vượt khó trong học tập – tiết 2
3; 5
T
16
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
6; 7
 T*
4
Oân luyện 
4
CNL 
Ba 
21/09
1; 3
T
17
Luyện tập 
2
 T*
5
Oân luyện
4
MT
4
Vẽ trang trí: Họa tiết trang trí dân tộc
Tư 
22/09
5; 6
T
18
Yến - tạ - tấn
7
 T*
5
Oân luyện 
Sáu 
24/09
1; 3
T
19
Bảng đơn vị đo khối lượng
4
HĐNK
4
Chủ điểm: 
Bảy 
25/09
1; 3
T
20
Giây, thế kỉ
2; 4
T*
6
Oân luyện
5
CNL
6
SH
4
Sinh hoạt lớp tuần 4
	 GIÁO VIÊN
	 Đỗ Thị Xuân Cúc
Thứ hai: 20 / 9
ĐẠO ĐỨC
Tiết 4: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( t2)
I. MỤC TIÊU : HS nhận thức được: 
Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách để vượt qua khó khăn.
Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: KTBC ( 6 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 Yêu cầu nêu ghi nhớ, giải quyết tình huống 
GV nhận xét
*. Giới thiệu bài mới 
2. Hoạt động 2: Liên hệ ( 10 ph )
Mục tiêu : Nêu được một số khó khăn mà bản thân thường gặp trong học tập và tự tìm cách khắc phục 
Tiến hành 
GV gọi hs đọc yêu cầu bài 4, giải thích yêu cầu bài tập
GV kết luận và khen ngợi những HS biết vượt khó trong học tập.
3. Hoạt động 3: Tấm gương ( 12 ph )
Mục tiêu: Kể chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập 
Tiến hành: 
GV giải thích yêu cầu bài tập5 
Cho HS kể trong tổ cùng nghe 
GV kết luận , khuyến khích HS học và làm theo các tấm gương vượt khó trong học tập 
4. Hoạt động 4 : Xác định ( 8 ph )
Mục tiêu : Xác định được các khó khăn và tìm biện pháp khắc phục có hiệu quả
Tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3
- Liên hệ bản thân và làm bài ra vở nháp
GV kết luận chung:
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
Hoạt động cuối: Củng cố ( 3 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
Tự mình đề ra những biện pháp để vượt khó khăn trong học tập & cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra. Có thể nhờ bố mẹ, thầy cô giáo & các bạn theo dõi.
Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập. (Có thể làm việc này thông qua đôi bạn học tập)
- Chuẩn bị bài: Biết bày tỏ ý kiến. 
HS nêu và giải quyết một vài tình huống 
HS nhận xét
HS thảo luận nhóm 4 ra phiếu bài tập 
Đại diện 3 nhóm trình bày trước lớp
HS kể theo nhóm tổ, mỗi tổ lựa chọn một chuyện kể trước lớp
Cả lớp trao đổi ý nghĩa câu chuyện và học tập dược gì qua câu chuyện , nhận xét
HS làm ra giấy và trình bày miệng trước lớp
Nhận xét và bổ sung 
TOÁN
Tiết 16 : SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: -Giúp HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về:
 +Các so sánh hai số tự nhiên.
 +Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: KTBC ( 6 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2 của tiết 15, kiểm tra vở về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 14 ph )
Mục tiêu : Hình thành kiến thức bài mới
Tiến hành: 
 -GV nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231, 4578 và 6325,  rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
 -GV nêu vấn đề: Hãy suy nghĩ và tìm hai số tự nhiên mà em không thể xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
 -Như vậy với hai số tự nhiên bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì ?
 -Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
 * Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì:
 -GV: Hãy so sánh hai số 100 và 99.
 -Số 99 có mấy chữ số ?
 -Số 100 có mấy chữ số ?
 -Số 99 và số 100 số nào có ít chữ số hơn, số nào có nhiều chữ số hơn ?
 -Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì ?
 -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên.
 -GV viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578; 
 -GV yêu cầu HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.
 -Có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên.
 -Như vậy em đã tiến hành so sánh các số này với nhau như thế nào ?
 -Hãy nêu cách so sánh 123 với 456.
 -Nêu cách so sánh 7891 với 7578.
 -Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau ?
 -GV yêu cầu HS nêu lại kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau.
 * So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
 -GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên.
 -Hãy so sánh 5 và 7.
 -Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 đứng trước 5 ?
 -Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau ?
 -Trong dãy số tự nhiên số đứng sau bé hơn hay lớn hơn số đứng trước nó ?
 -GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
 -GV yêu cầu HS so sánh 4 và 10.
 -Trên tia số, 4 và 10 số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn ?
 -Số gần gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
 -Số xa gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
 c.Xếp thứ tự các số tự nhiên :
 -GV nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu:
 +Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
 +Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
 -Số nào là số lớn nhất trong các số trên ?
 -Số nào là số bé nhất trong các số trên ?
 -Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao ?
 -GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
Hoạt động 3: Thực hành ( 17 ph)
Mục tiêu : ( Như mục tiêu chung )
Tiến hành: 
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số 1234 và 999; 92501 và 92410.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2( giảm tải bài 2b)
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3 ( giảm tải 3b )
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động cuối: Củng cố ( 2ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
 -Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà sửa các bài tập làm sai và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
873 = 800 + 70 + 3
4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8
10 837 = 10 000 + 800 + 30 +7
-HS nghe giới thiệu bài.
-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+100 > 89, 89 < 100.
+456 > 231, 231 < 456.
+4578 4578 
-HS: Không thể tìm được hai số tự nhiên nào như thế.
-Chúng ta luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
-100 > 99 hay 99 < 100.
-Có 2 chữ số.
- Có 3 chữ số.
-Số 99 có ít chữ số hơn, số 100 có nhiều chữ số hơn.
-Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
-HS so sánh và nêu kết quả: 123 < 456; 
7891 > 7578.
-Các số trong mỗi cặp số có số chữ số bằng nhau.
-So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn thì số tương ứng lớn hơn và ngược lại chữ số ở hàng nào bé hơn thì số tương ứng bé hơn.
-So sánh hàng trăm 1 < 4 nên 123 < 456 hay
4 > 1 nên 456 > 123.
-Hai số cùng có hàng nghìn là 7 nên ta so sánh đến hàng trăm. Ta có 8 > 5 nên 7891 > 7578 hay 5 < 8 nên 7578 < 7891.
-Thì hai số đó bằng nhau.
-HS nêu như phần bài học SGK.
-HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 
-5 bé hơn 7, 7 lớn hơn 5.
-5 đứng trước 7 và 7 đứng sau 5.
-Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
-Số đứng sau lớn hơn số đứng trước nó.
-1 HS lên bảng vẽ.
-4 4.
-Số 4 gần gốc 0 hơn, số 10 xa gốc 0 hơn.
-Là số bé hơn.
-Là số lớn hơn.
+7689,7869, 7896, 7968.
+7986, 7896, 7869, 7689.
-Số 7986.
-Số 7689.
-Vì ta luôn so sánh được các số tự nhiên với nhau.
-HS nhắc lại kết luận như trong SGK.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS nêu cách so sánh.
-Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Phải so sánh các số với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con
a) 8136, 8316, 8361
c) 63841, 64813, 64831
-Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
-Phải so sánh các số với nhau.
-HS làm bài vào vở, 1 em bảng phụ
-Sửa bài và giải thích cách xếp
-HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm:
Thứ ba: 21 / 9
TOÁN
Tiết 17: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
 -Củng cố kĩ năng viết số, so sánh các số tự nhiên.
 -Luyện vẽ hình vuông.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của gv
Hoạt động ... ổi và nêu kết quả.( bảng con )
-Cả lớp theo dõi .
-HS đổi và giải thích .
-1 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm vở.
-HS đọc và nghe hướng dẫn
- Tóm tắt và giải vào vở, 1 em bảng phụ
- Nhận xét và sửa bài 
-HS cả lớp.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – THÁNG 9
CHỦ ĐIỂM : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết 4: VIẾT ; VẼ VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Mục tiêu:
Biết viết hoặc vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông
Có ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông khi tham gia giao thông
Cổ động thực hiện an toàn giao thông đến các bạn Hs và đến những người thân
Chuẩn bị:
Một số tranh cổ động và bài viết hay của những năm trước
Giấy vẽ , màu tô .
Tiến hành các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 4: Viết ; vẽ về An toàn giao thông
Mục tiêu : ( Như mục tiêu chung )
Tiến hành: 
Bước 1: Giới thiệu nội dung tiết học NGLL
Bước 2: Cho HS nêu một số hiện tượng, hành vi vi phạm ATGT. Một số hành vi, việc làm, hiện tượng thực thi tốt ATGT khi tham gia giao thông mà em biết?
* GV chốt: Từ những điều các em vừa nêu em hãy viết 1 bài viết hoặc vẽ một bức tranh cổ động mọi người hãy thực hiện tốt ATGT và ngăn ngừa hoặc loại bỏ những việc làm, hành vi vi phạm ATGT
Bước 3: Cho HS xem tranh và nghe bài viết một số em năm học trước thực hiện
Bước 4: HS chọn mảng thực hiện : vẽ hoặc viết
Bước 5: Thực hành theo nhóm
Bước 6: Các nhóm trình bày sản phẩm
Hoạt động cuối: Củng cố 
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Thực hiện tốt ATGT sẽ mang lại lợi ích gì?
* LHGD: Phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông khi tham gia giao thông. Vi phạm ATGT giao thông là vi phạm pháp luật.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Bảo trì trường học theo định kì của tháng
- Nghe
- Thảo luận nhóm tổ, ghi bảng phụ
- Trình bày và giải thích mặt có lợi hoặc gây tác hại từ những việc làm , hành vi vừa nêu của nhóm
- Nghe; xem và nêu cảm thụ 
- Lựa chọn
- Các nhóm thực hành vẽ; viết bài
Quan sát và nghe bạn trình bày ý tưởng. Nhận xét và bình chọn bài vẽ đẹp , bài viết hay
Rút kinh nghiệm:
Thứ bảy: 23 / 9
TOÁN 
Tiết 20 : GIÂY, THẾ KỈ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 -Làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ.
 -Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút ., giữa năm và thế kỉ .
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Một chiếc đồng hồ thật , loại có cả ba kim giờ , phút, giây và có các vạch chia theo từng phút .
 -GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ và giấy khổ to.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: KTBC ( 5 ph)
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 của tiết 19. Chấm vở 4 em 
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đơn vị đo thời gian nữa, đó là giây và thế kỉ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 15 phút )
Mục tiêu : Hình thành kiến thức bài mới
Tiến hành: 
 * Giớiù thiệu giây:
 -GV cho HS quan sát đồng hồ thật, yêu cầu HS chỉ kim giờ và kim phút trên đồng hồ.
 -GV hỏi: Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó (Ví dụ từ số 1) đến số liền ngay sau đó (ví dụ số 2) là bao nhiêu giờ ?
 -Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút ?
 -Một giờ bằng bao nhiêu phút ?
 -GV chỉ chiếc kim còn lại trên mặt đồng hồ và hỏi: Bạn nào biết kim thứ ba này là kim chỉ gì ?
 -GV giới thiệu: Chiếc kim thứ ba trên mặt đồng hồ là kim giây. Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là một giây.
 -GV yêu cầu HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết khi kim phút đi được từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu ?
 -Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
 -GV viết lên bảng: 1 phút = 60 giây.
 * Giới thiệu thế kỉ:
 -GV: Để tính những khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1 thế kỉ dài khoảng 100 năm.
 -GV treo hình vẽ trục thời gian như SGK lên bảng và tiếp tục giới thiệu:
 +Đây được gọi là trục thời gian. Trên trục thời gian, 100 năm hay 1 thế kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau.
 +Người ta tính mốc các thế kỉ như sau:
 ¬Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất.
 ¬Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai.
 ¬Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ thứ ba.
 ¬Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ thứ tư 
 ¬Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.
 -GV vừa giới thiệu vừa chỉ trên trục thời gian. Sau đó hỏi:
 +Năm 1879 là ở thế kỉ nào ?
 +Năm 1945 là ở thế kỉ nào ?
 +Em sinh vào năm nào ? Năm đó ở thế kỉ thứ bao nhiêu ?
 +Năm 2005 ở thế kỉ nào ? Chúng ta đang sống ở thế kỉ thứ bao nhiêu ? Thế kỉ này tính từ năm nào đến năm nào ?
 -GV giới thiệu: Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi là X, thế kỉ mười lăm ghi là XV.
 -GV yêu cầu HS ghi thế kỉ 19, 20, 21 Bằng chữ số La Mã.
 Hoạt động 3: Thực hành ( 18 ph)
Mục tiêu : ( Như mục tiêu chung )
Tiến hành: 
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 -GV hỏi: Em làm thế nào để biết phút = 20 giây ?
 -Làm thế nào để tính được 1 phút 8 giây = 68 giây ?
 -Hãy nêu cách đổi thế kỉ ra năm ?
 -GV nhận xét.
 Bài 2
 -GV cho HS đọc đề ; hướng dẫn HS xác định vị trí tương đối của năm đó trên trục thời gian, sau đó xem năm đó rơi vào khoảng thời gian của thế kỉ nào 
Bài 3 -GV hướng dẫn phần a:
 +Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy ?
 +Năm nay là năm nào ?
 +Tính từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay là bao nhiêu năm ?
 -GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép tính trừ hai điểm thời gian cho nhau.
 -GV yêu cầu HS làm cả bài 3 - ở nhà
 -GV chữa bài và ghi điểm HS.
Hoạt động cuối: Củng cố ( 2 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
 -GV cho nêu lại mối quan hệ về đơn vị đo thời gian. 
- Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp đổi bằng bảng con một số đơn vị đo khối lượng 
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS quan sát và chỉ theo yêu cầu.
-Là 1 giờ.
-Là 1 phút.
-1 giờ bằng 60 phút.
-HS nêu 
-HS nghe giảng.
-Kim giây chạy được đúng một vòng.
-HS đọc: 1 phút = 60 giây.
-HS nghe và nhắc lại:
1 thế kỉ = 100 năm.
¬HS theo dõi và nhắc lại.
+Thế kỉ thứ XIX
+Thế kỉ thứ XX.
+HS trả lời.
+Thế kỉ hai mươi mốt. Tính từ năm 2001 đến năm 2100.
+HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã.
+HS viết: XIX, XX, XXI.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
-Theo dõi và chữa bài.
-Vì 1 phút = 60 giây nên phút = 60 giây : 
3 = 20 giây.
-Vì 1 phút = 60 giây 
 Nên 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây.
-1 thế kỉ = 100 năm, 
vậy thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm.
Thi đua theo nhóm 3 
+Năm đó thuộc thế kỉ thứ XI
+Ví dụ: Năm 2006.
+2006 – 1010 = 996 (năm).
-HS cả lớp.
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 4
I. MỤC ĐÍCH:
Đánh giá các hoạt động của cá nhân và lớp trong tuần 4
Kế hoạch hoạt động của lớp trong tuần 5
II. CHUẨN BỊ:
Bảng đánh giá và bảng kế hoạch
III. TIẾN HÀNH :
1. Cán sự lớp báo cáo
 _ Các tổ trưởng báo cáo các thành viên thực hiện tốt hoặc chưa tốt từng mặt trong Tổ của mình.
 _ Lớp trưởng và lớp phó bổ sung phần theo dõi chung hoạt động của lớp. Nêu các khó khăn trong công tác quản lí lớp và các việc đã hoàn thành tốt hoặc chưa hoàn thành của lớp
2. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá:
Nề nếp lớp ổn định, danh nghỉ học chiều 20/ 9 lí do nhà xa và trời mưa to không ra lớp được
Tổng hợp được sở thích cá nhân HS : Các em thực hiện chậm và thiếu só nhiều
Tổ 2 trực nhật tốt hơn tổ 1 nhưng bồn cây còn rác mà lớp phó LĐ chưa nhắc nhở
Tổ 6 tăng thêm 1 bạn mới về : Thành. Tâm phải hỗ trợ bạn cách trình bày bài trong vở
Vở tăng tiết còn 3 em chưa bao : Tài, Phấn , Hằng
3 bạn tham gia cộng tác viên thư viện : Hiếu, Sang, Trang
Tham gia giải toán VIOLYMPIC vòng 2 : Đạt , Quỳnh, Anh
Chữ viết xấu chưa tiến bộ : Hoàng , Danh, Hiền, Minh, Dũng, Hùng, Hiếu, Lộc, Thịnh
Nhiều bạn chưa học bài và làm bài ở nhà
Quên khăn quàng, bông tua  : Nam , Đoàn Long, Minh, Hùng, Lộc
Đi trễ : Sang
Thi Khảo sát đầy đủ ; chất lượng chưa cao
Nha khoa mang ly và bàn chải nghiêm túc hơn tuần trước
Tham gia đọc sách thư viện còn ít
Các bạn nam, còn tham gia bắn bi. Cảnh cáo trước lớp; không được mang bi và bắn bi trên trường
Tham gia tốt lễ hội trung thu, nhận bánh đầy đủ và 4 lồng đèn cho HS nghèo ( Minh, Lẹ, Dũng, Tâm )
3. Kế hoạch tuần 5:
Trực Sao đỏ
Khắc phục các khuyết điểm tuần trước
Mời họp PHHS
Tham gia quỹ khuyến học
Hoàn tất các khoản thu đầu năm nhất là sách Anh văn và đồ thể dục
Trực nhật : tổ 3
Lao động, chăm sóc cây
Tăng cường đọc sách thư viện
Hoạt động 15 phút cần tích cực hơn.
Xếp hàng cần phải nhanh và thẳng
Hạn chế nói chuyện trong giờ học và gây ồn ào 
Tăng cường học bài và làm bài trước khi đến lớp.
Rèn đọc, viết và làm thêm tóan ở nhà
Tập viết thư thăm hỏi người thân ở xa
Giữ vệ sinh chung và thực hành tiết kiệm điện, nước
* Nhận xét tiết sinh hoạt
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc