Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ: Đâm chồi, nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
- Ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài TĐ sgk.
- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tuần: 19 – Tiết: 1 Tên bài : Chuyện bốn mùa I.Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ: Đâm chồi, nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường. - ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài TĐ sgk. - Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn. III. hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức 5’ 32’ A. Giới thiệu chủ điểm của sách tiếng việt 2 tập 2. - Tên 7 chủ điểm: B – Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài - Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì ? GV nói: Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói những điều gì, các em hãy đọc“Chuyện bốn mùa” 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài: giọng đọc nhẹ nhàng, phân biệt lời của các NV - Nhấn giọng ở các TN gợi tả, gợi cảm (GV đã gạch chân trong sgk) b. HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu: - Luyện phát âm các từ ngữ khó: rước, tựu trường, sung sướng, nảy lộc, trái ngọt, rước, bếp lửa. - Giải nghĩa các từ ngữ mới: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường. * Đọc từng đoạn trước lớp: - Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng trong các câu:(GV đánh dấu chỗ ngắt giọng trong sgk ) * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Cả lớp đọc đồng thanh: GV nói. - HS mở mục lục sách TV2 tập 2. 1 em đọc tên 7 chủ điểm - Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm mở đầu “Bốn mùa”. - HS quan sát tranh minh hoạ trong sách và TL CH. - HSTL: Tranh vẽ một bà cụ béo tốt, vẻ mặt tươi cười ngồi giữa 4 cô gái xinh đẹp mỗi người có một cách ăn mặc riêng. GV ghi đầu bài lên bảng - HS theo dõi và đọc thầm. - HS nối tiếp đọc từng câu 1 lần. - HS luyện đọc phát âm cá nhân đồng thanh. - 1 HS đọc phần chú giải cuối bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - GV treo bảng phụ và HD HS ngắt nghỉ hơi (Sgk). - 2,3 HS luyện đọc các câu dài. Tên bài : Chuyện bốn mùa (tiết 2) 15’ 17’ 2’ 3. Tìm hiểu bài: GV nêu câu hỏi * Câu hỏi 1: Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? * Câu hỏi 2a: Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? Giáo viên hỏi thêm - Các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? * Câu hỏi 2b: - Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất. - Giáo viên hỏi thêm: theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? * Câu hỏi 3: Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? Giáo viên tách câu hỏi 3 thành nhiều câu hỏi nhỏ: - Mùa Hạ có gì hay theo lời nàng Xuân? - Mùa Thu có gì hay theo lời của bà Đất? - Mùa Đông có gì hay theo lời của nàng Hạ? * Câu hỏi 4: Giáo viên nêu câu hỏi: - Em thích nhất mùa nào? Vì sao? - Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn? (Bài văn ca ngợi 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống). 4. Luyện đọc lại: - Thi đọc truyện theo vai: giáo viên có học sinh nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. 5. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại truyện, xem trước tranh minh hoạ trong tiết kể chuyện để chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau. Bài sau: “Thư Trung thu” - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. - GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn, cả bài, trao đổi về nội dung bài văn theo các câu hỏi cuối bài. - Đại diện từng nhóm trình bày, cả lớp thảo luận - GV chốt lại từng câu hoặc ghi nhận ý kiến đúng của HS. - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời “4 nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, ... đông”. - 1 HS đọc câu hỏi. - 1HS đọc thầm đoạn: Đông cầm tay Xuân, nói với Xuân: Trả lời: (Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc) - HS trả lời: (vào Xuân, thời tiết ấm áp, có mưa Xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc) - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời : “Xuân làm cho cây lá tươi tốt” - Học sinh trả lời: không khác nhau, vì cả hai đều nói điều hay của mùa xuân: xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc. - 1 HS đọc câu hỏi 3 - HS trả lời: có nắng làm cho trái ngọt hoa thơm, có những ngày nghỉ của học trò. - HS TL: có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn phá cỗ. - Trời xanh cao, HS nhớ ngày tựu trường. - HSTL: Có bập bùng bếp lửa nhà sàn. - ấp ủ mầm sống để xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc. - Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ riêng của mình. - GV gọi học sinh nêu ý kiến. - GV chốt.Gọi vài HS nhắc lại. - 2 nhóm (mỗi nhóm 6) phân theo các vai: người dẫn truyện, 4 nàng tiên và bà Đất. - Giáo viên nói và nhắc nhở HS. IV. Rút kinh nghiệm bổ sung : ................................................................................................................. ......................................................................................................................................... Môn: Tập Đọc Thứ......... ngày ..... tháng .....năm 200.. Lớp 2 Tuần: 19 - Tiết : ... Tên bài : Thư trung thu I.Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Giọng đọc diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu: Nắm được nghĩa các từ chú giải cuối bài đọc. Hiểu được nội dung lời thư và lời bài thơ. Cảm nhận được tình thương yêu của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi. Nhờ lời khuyên của Bác, yêu Bác. II. Đồ dùng dạy học: Học thuộc lòng bài thơ trong thư của Bác. Tranh minh hoạ bài đọc + Tranh Bác Hồ với thiếu nhi. III. hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức 5’ 32’ 3’ A – Kiểm tra bài cũ - GV KT 2 HS đọc bài: “Chuyện bốn mùa” B – Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. GV đọc diễn cảm bài văn: giọng vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu. b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu: - Luyện đọc đúng: Năm, lắm, trả lời, làm việc. * Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài thơ chia 2 đoạn: + Đoạn 1: phần lời thư. + Đoạn 2: Lời bài thơ. - Giải nghĩa từ mới trong bài - Giải nghĩa thêm: “nhi đồng”: trẻ con từ 4,5 đến 9 tuổi. * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Thi đọc giữa các nhóm: ĐT, CN, từng đoạn, cả bài. 3. Tìm hiểu bài: * Câu hỏi 1: Mỗi tết Trung Thu, Bác Hồ nhớ tới ai? * Câu hỏi 2: Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? - Giáo viên hỏi thêm: Câu thơ của Bác là một câu hỏi “Ai yêu.....Bác Hồ Chí Minh?”. Câu hỏi đó nói lên điều gì? - GV giới thiệu tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi để HS thấy được tình cảm âu yếm, thương yêu quấn quýt của Bác Hồ đối với thiếu nhi và ngược lại. *Câu hỏi 3: Bác khuyên các em làm điều gì? GV: Kết thúc lá thư Bác viết lời chào các cháu như thế nào? GV nói: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, bài thơ nào, lá thơ nào Bác viết cho thiếu nhi cũng tràn đầy tình cảm yêu thương, âu yếm như tình cảm của cha đối với con, của ông với cháu 4. HS đọc thuộc lòng bài thơ. 5. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Bài sau: ông Mạnh thắng thần gió. - 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK. - HS nhận xét, GV cho điểm. - GV nói và ghi đầu bài lên bảng. - HS nghe và đọc thầm theo. HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ trong bài. - HS luyện đọc cá nhân và đồng thanh. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. - HS đọc phần chú giải cuối bài. - GV ghi lên bảng từ mới. - HS nối tiếp nhau đọc trong nhóm 4. - HSTL: Bác nhớ tới các cháu nhi đồng. - HSTL: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?” Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh. - TL: không ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng nhi đồng - Giáo viên giới thiệu tranh, HS quan sát. - HSTL: Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình - HS : “Hôn các cháu/ HCM” - HS thi đọc thuộc lòng phần lời thơ. - 1 HS đọc lại cả bài thơ. - HS cả lớp hát bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh – Phong Nhã” IV. Rút kinh nghiệm bổ sung : Môn: Tập Đọc Thứ......... ngày ..... tháng .....năm 200.. Lớp 2 Tuần: 20 Tên bài : ông mạnh thắng thần gió (tiết 1) I.Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc hiểu cả bài, ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật (ông Mạnh, thần Gió). 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Đọc hiểu: TN : đồng bằng, hoành hành. Hiểu nội dung: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, thần gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần kết bạn với thiên nhiên, sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK III. hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức 5’ 32’ 3’ A – Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ “Thư trung thu” B – Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc đoạn 1, 2, 3: a. GV đọc diễn cảm bài văn: Chú ý: + Đoạn 1: giọng kể chậm rãi + Đoạn 2: Nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự ngạo nghễ của Thần Gió, sự tức giận của Ông Mạnh: (xô, ngã lăn quay, lồm cồm, quát, ngạo nghễ). +Đoạn 3,4: Đọc như đoạn 2 + Đoạn 5: Kể về sự hoà thuận giữa Ông Mạnh và Thần Gió- nhịp kể chậm rãi, thanh bình. b. Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu: * Những từ ngữ cần chú ý: Hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, quật đổ, ngào ngạt. * Đọc từng đoạn trước lớp: * Ngắt giọng đúng một số câu. + Ông vào rừng/lấy gỗ/dựng nhà. + cuối cùng/Ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững trãi. - Giải nghĩa từ: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững trãi, đẵn, ăn năn. + Giải nghĩa thêm từ “lồm cồm”: Chống cả hai tay để nhổm người dậy + Đọc từng đoạn theo nhóm + Đọc đồng thanh đoạn 3: 3. Tìm hiểu bài: * Câu hỏi 1: Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? GV cho HS quan sát tranh, ảnh về giông bão và nhận xét sức mạnh của thần gió ? * Câu hỏi 2: Kể việc làm của ông Mạnh chống lại thần gió: GV cho HS quan sát tranh 1 ngôi nhà có tương đá, có cột to, chân cột hê tảng đá - HS đọc lại đoạn 1, 2, 3. - 3,4 HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ và TLCH về nội dung bài thơ. - GV Nhận xét và cho điểm. - GV giải thích và ghi đầu bài lên bảng. - Giáo viên đọc, HS đọc thầm theo nội dung bài. HS nối tiếp đọc từng câu 1 lần cho hết đến đoạn 3. - HS luyện đọc phát âm : cá nhân +Đồng thanh - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - HS tìm cách đọc và luyện một số câu dài. - HS đọc các từ được chú giải gắn với đoạn đọc. - HS trong bàn lần lượt đọc - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 - HS đọc đoạn 1 và TL: gặp ông Mạnh thần Gió xô ông ngã lăn quay . khi ông nổi giận, thần gió cười ngạo ... h thức tổ chức 5’ 32’ 3’ A – Kiểm tra bài cũ: Đọc bài “Bóp nát quả cam” B – Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: GV đọc mẫu : nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả về ngoại hình, dáng đi của chú bé. b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu: - Chú ý đọc đúng các từ, tiếng khó: Loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sao, chim chích, hiểm nghèo, lúa trổ. * Đọc từng khổ thơ: - Chú ý cách ngắt nhịp và nhấn giọng (GV thực hiện trong SGK) - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó: * Đọc từng đoạn trong nhóm : * Thi đọc giữa các nhóm: * Cả lớp đọc đồng thanh: 3. Tìm hiểu bài: * Câu hỏi 1: Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong hai khổ thơ đầu? GV: Những từ ngữ gợi tả Lượm trong hai khổ thơ đầu cho thấy Lượm rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, tinh nghịch. *Câu hỏi 2:Lượm làm nhiệm vụ gì? GV: Làm nhiệm vụ chuyển thư, chuyển công văn tài liệu ở mặt trận là một công việc vất vả, nguy hiểm. * Câu hỏi 3 (và câu hỏi phụ): + Lượm dũng cảm như thế nào? + Em hãy tả lại hình ảnh Lượm trong khổ thơ 4 * Câu hỏi 4: Em thích những câu thơ nào? Vì sao? 4. Học thuộc lòng bài thơ: HD HS cả lớp đọc thuộc từng khổ thơ và cả bài thơ. Sau đó thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài. 5 - Củng cố dặn dò: - Nêu nội dung của bài thơ. - Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ. Bài sau: Người làm đồ chơi. - 2 HS đọc đoạn mà em thích. TLCH 1, 2 Lớp NX, GV cho điểm. - GV nói và ghi đầu bài lên bảng. - HS nghe để nắm được cách đọc - HS nối tiếp đọc từng dòng thơ - HS luyện đọc phát âm. - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. - HS luyện đọc từng khổ thơ - HS đọc phần chú giải cuối bài. -HS trong nhóm (4) nối tiếp đọc. - 1 HS đọc to 2 khổ thơ đầu (Bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, chân đi.....) - Cả lớp đọc đồng thầm khổ thơ 3 (Lượm làm liên lạc, chuyển thư ở mặt trận) - HS: Lượm không sợ nguy hiểm, vụt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc bay vèo vèo, chuyển gấp lá thư “Thượng khẩn” - HS đọc đoạn thơ 4 và TLCH. - Cả lớp đọc thầm lại toàn bài mà em thích và giải thích vì sao em thích những câu thơ đó. IV. Rút kinh nghiệm bổ sung : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Môn: Tập Đọc Thứ......... ngày ..... tháng .....năm 200.. Lớp 2 Tuần: 34 Tên bài :Người làm đồ chơi (tiết 1) I.Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, đọc phân biệt lời các nhân vật. 2.Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa các TN: ế ( hàng ), hết nhẵn. Nội dung và ý nghĩa: Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi tế nhị của bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn, HS học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động. II. Đồ dùng dạy học: III. hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung Các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức 5’ 32’ A – Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm “ B – Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: GV đọc diễn cảm toàn bài văn b. Hướng dẫn đọc + giải nghĩa từ. * Đọc từng câu: - Chú ý đọc đúng các TN khó: xào nửa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, nông thôn..... * Đọc từng đoạn trước lớp: - Chú ý cách đọc 1 số câu dài: - Hiểu nghĩa từ: * Đọc từng đoạn trong nhóm. * Thi đọc giữa các nhóm : - 3, 4 HS đọc thuộc lòng và TL câu hỏi: Em thích những câu thơ nào? vì sao? GV nói và ghi đầu bài lên bảng. HS chú ý nghe để nắm được cách đọc. HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn. HS luyện đọc phát âm . - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - GV đưa bảng phụ cho HS lên bảng thực hiện ngắt giọng và luyện đọc . - GV nói và ghi đầu bài lên bảng. - HS đọc các TN được chú giải cuối bài đọc. - HS nghe và đọc thầm theo. - HS thi đọc từng đoạn trong nhóm - HS, Gv nhận xét bình bầu nhóm xuất sắc. Tên bài :Người làm đồ chơi (tiết 2) 15’ 17’ 3’ 3. Tìm hiểu bài: * Câu 1: Bác Nhân làm nghề gì ? *Câu 2: Các bạn nhỏ thích đồ chơi của Bác ntn? *Câu hỏi 3: (và câu hỏi phụ) + Vì sao bác Nhân định chuyển về quê? + Bạn nhỏ trong truyện có thái độ ntn khi nghe tin bác định chuyển về quê làm ruộng ? * Câu hỏi 4 (và câu hỏi phụ ) + Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng? + Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào ? * GV chốt : bạn nhỏ trong truyện là một người nhận hậu, thông minh. Bạn hiểu bác hàng xóm rất yêu nghề mến trẻ con nên đã an ủi , động viên bác làm cho bác vui, đổi ý định bỏ nghề khi trở về quê. *Câu hỏi 5: Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng? 4. Luyện đọc lại: C. Củng cố dặn dò: *GV hỏi : Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ? vì sao ? - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS đọc tốt , hiểu bài. - Về nhà đọc kĩ lại chuyện, đọc trước nội dung gợi ý trong tiết kể chuyện “ Người làm đồ chơi”. Bài sau: Đàn bê của anh Hồ Giáo. HS đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. HS : HS :( Các bạn xúm đông lại ..... ......sắc màu sặc sỡ ....) - HS :( vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, chả mấy ai mua đồ chơi của Bác nữa ) - HS : - HS - HS trả lời theo suy nghĩ của mình . VD: Bạn rất nhân hậu, thương người , dán chi số tiền dành dụm của mình để mang lại niềm vui cho người khác ............ - Bạn rất nhân hậu và biết chọn cách làm tế nhị, khéo léo , không để bác hàng xóm tủi thân. HS:(Cảm ơn cô bé ( cậu bé ) tốt bụng./Cảm ơn cháu đã an ủi bác ./ Bác phải làm gì để cảm ơn lòng tốt của các cháu đây?....) - 3,4 nhóm phân vai thi đọc lại truyện Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những cá nhân và nhóm đọc hay . - Nhiều HS nối tiếp nhau nói ý kiến của mình. GV nói:VD: Em thích bạn nhỏ trong truyện: vì bạn tốt bụng và rất nhân hậu, biết cách an ủi bác, làm bác quyết định không bỏ nghề. - Em thích bác hàng xóm vì Bác yêu nghề, mến trẻ nhỏ . vì bác khéo tay bác làm những đồ chơi mang lại niềm vui cho trẻ con. IV. Rút kinh nghiệm bổ sung : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Môn: Tập Đọc Thứ......... ngày ..... tháng .....năm 200.. Lớp 2 Tuần: 34 Tên bài : Đàn bê của anh hồ giáo I.Mục đích, yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài . biết ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với việc gợi tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt êm ả, thanh bình. 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung: Tả cảnh đàn bê quấn quýt bên cạnh anh Hồ Giáo như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ. Qua bài văn, ta thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, đáng kính trọng của anh hùng lao động Hồ Giáo II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. hoạt động dạy học chủ yếu:. Thời gian Nội dung Các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức 5’ 32’ 3’ A – Kiểm tra bài cũ - Đọc bài thơ “Người làm đồ chơi ” - Bạn nhỏ trong truyện là người như thế nào? B – Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Bài học“ Đàn bê của anh Hồ Giáo” giúp các em biết thêm một nghề lao động, một người lao động- anh Hồ Giáo, Anh hùng lao động nghành chăn nuôi . 2. Luyện đọc: a. - Đọc mẫu: GV đọc diễn cảm cả bài văn. b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. * Đọc từng câu: - Đọc đúng các TN khó: Giữ nguyên, trong lành, trập trùng, quanh quẩn, quấn quýt, nhảy quấng, nũng nịu, quơ quơ. * Đọc từng đoạn trước lớp: Bài này khó, chia đoạn, GVcó thể chọn chỗ nghỉ để thay đổi người đọc. - Chú ý cách đọc đoạn văn : - Hiểu nghĩa các từ khó : trập trùng, quanh quẩn, nhảy quẩng, rụt rè, từ tốn, ..... * Đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm * Đọc đồng thanh: 3. Tìm hiểu bài: * Câu hỏi 1: Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào ? *Câu hỏi 2: Các bạn nhỏ thích đồ chơi của Bác ntn? - Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê con với anh Hồ Giáo ? - Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê cái? *Câu hỏi 3 ( và câu hỏi phụ) Theo em vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy? 4. Luyện đọc lại: C– Củng cố dặn dò: - GV hỏi học sinh về nội dung bài văn, HS phát biểu, GV chốt -GV nhận xét tiết học, HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Bài sau: Ôn tập cuối học kỳ 2. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, sau đó nêu nhận xét. - HS: Bạn nhỏ trong truyện là người nhân hậu, tốt bụng ....... HS nhận xét , GV cho điểm . GV nói và ghi đầu bài lên bảng. HS theo dõi để nắm được cách đọc. - HS nối tiếp đọc từng câu - HS luyện đọc phát âm: cá nhân, đồng thanh. - HS đọc từng đoạn trước lớp - GV đưa bảng phụ, HS lên bảng phụ, HS lên bảng thực hiện ngắt dòng và nhấn giọng - HS luyện đọc CN và ĐT . 1 , 2 HS đọc phần chú giải cuối bài đọc - HS trong nhóm 4 lần lượt đọc. Cả lớp đọc đồng thanh - HS đọc đoạn 1: - HS trả lời: Đàn bê ăn quanh quẩn ở chân anh.............vừa ăn vừa đùa nghịch ) - HS những con bê đực chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh. - HS trả lời : “thỉnh thoảng ...như là đòi bế” HS “ ... vì anh yêu quý chúng, chăm bẵm chúng như con ” 3,4 HS thi đọc lại bài văn IV. Rút kinh nghiệm bổ sung : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: