Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 61 : Luyện tập

Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 61 : Luyện tập

- Luyện kĩ năng nhân với số có hai chữ số.

- Vận dụng vào giải toán.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 

doc 14 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 12 môn Toán - Tiết 61 : Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG 
@
¶ CHỦ ĐỀ: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN ¶ GIÁO VIÊN: Đỗ Thị Xuân Cúc
¶ TUẦN : 13 ( Từ ngày: 22/ 11 / 2010 đến 27 / 11 / 2010 ) ¶ LỚP : 42 
Thứ
Tiết (ngày)
Môn
Tiết (ppct)
Tên bài
Hai 
22 / 11
1
CC
13
Chào cờ đầu tuần
2; 5
T
61
Luyện tập
3
ĐĐ
13
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tt )
4
MT
13
Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật
6; 7
 T*
31
Oân luyện
Ba 
23/ 11
1; 4
T
62
gt nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
2
 T*
32
Oân luyện
Tư 
24 / 11
5; 6
T
63
Nhân với số có ba chữ số
7
 T*
32
Oân luyện 
Sáu 
26/ 11
5;7
T
64
Nhân với số có ba chữ số (tt )
6
CNL
Bảy 
27/ 11
1; 3
T
65
Luyện tập
2; 5
T*
33
Oân luyện
6
HĐNK
13
Bảo trì trường học 
7
SH
13
Sinh hoạt lớp
 GIÁO VIÊN
 	 Đỗ Thị Xuân Cúc
Thứ hai: 23 / 11 
TOÁN
Tiết 61 : LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Luyện kĩ năng nhân với số có hai chữ số.
Vận dụng vào giải toán.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 5 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
HS làm bảng con 2 phép tính nhân bất kì do GV đưa ra
Chấm một số vở
GV nhận xét
Hoạt động 2: Thực hành ( 29 ph )
Mục tiêu : Thực hành nhân với số có hai chữ số 
Tiến hành: 
Bài tập 1:
Yêu cầu HS đặt tính & tính lần lượt từng phép nhân.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS làm vào vở 
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để giải 
Bài tập 4:
Hoạt động cuối: Củng cố ( 5 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
-Tính nhanh: 2365 x 25 x 4
 26 x11
-Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
HS sửa bài. Cả lớp làm bảng con
HS nhận xét
HS làm bài bảng con
Phối hợp mỗi phép tính gọi 1 HS yếu lên bảng tính
HS làm bài, 1 em nêu miệng bài làm
HS nhận xét
HS thảo luận và làm bài
Đại diện 2nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung
HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ
HS sửa bài và đổi bài chấm chéo
Hs thi đua tính nhanh ra giấy nháp
ĐẠO ĐỨC
Tiết 13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS có khả năng:
HS hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ & bổn phận của con cháu đối với 
	ông bà, cha mẹ.
Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II.CHUẨN BỊ:
Đồ dùng sắm vai 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: KTBC ( 7 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
Em hãy nêu một số hành vi thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà
Em hãy nêu một số hành vi thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà 
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
* GV nhận xét
Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 18 ph )
Mục tiêu : HS hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ & bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Tiến hành
 GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận & đóng vai tranh 1 & tranh 2
Phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
Hoạt động 3: Hiểu biết ( 8ph ) 
Mục tiêu : Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống
Tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu 
GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ & nhắc nhở các HS khác học tập các bạn.
Hoạt động cuối: Củng cố ( 5 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
Hằng ngày, em sẽ làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
Dặn dò thực hành và chuẩn bị
Em hãy làm những việc cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
Chuẩn bị bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
3 HS yếu nêu
Các nhóm thảo luận & đóng vai
HS trả lời phỏng vấn 
HS thảo luận nhóm đôi
HS trình bày
HS nêu
MĨ THUẬT
Tiết 13: VẼ THEO MẪU :MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
- HS nắm được hình dáng , tỉ lệ 2 vật mẫu . 
- Biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được 2 đồ vật gần giống mẫu . 
* GDBVMT: HS yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật . Biết bảo vệ và giữ gìn các đồ vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
1 vài mẫu có 2 đồ vật 
Hình gợi ý cách vẽ ; 1 số bài vẽ mẫu có 2 đồ vật của HS các lớp trước 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét ( 6 ph )
Mục tiêu : HS nắm được hình dáng , tỉ lệ, kích thước, màu sắc ,  2 vật mẫu
Tiến hành:
 -Yêu cầu hs quan sát hình 1 trang 34 SGK:
+Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các đồ vật nào?
+Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật như thế nào?
+Vị trí các đồ vật trước, ở sau?
-Trình bày mẫu vài lần theo các hướng và vị trí khác nhau, hỏi đáp về từng mẫu xếp được.
* Chốt: Khi nhìn ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có hình ảnh về mẫu khác nhau. Mỗi người nên vẽ theo góc nhìn của mình.
-Cho hs quan sát mẫu của các HS năm trước .
Hoạt động 2: Cách vẽ ( 5 ph )
Mục tiêu : Biết các bước vẽ cơ bản 
Tiến hành: 
-Yêu cầu hs quan sát mẫu, nêu cách vẽ:
+So sánh chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình từng vật.
+Vẽ trục từng mẫu tìm tỉ lệ của chúng như vẽ một vật.
+Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu.
+Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hay tô màu.
Hoạt động 3: Thực hành (19 ph )
Mục tiêu : Thực hành vẽ 
Tiến hành: 
-Lưu ý hs vẽ khung hình chung phù hợp khổ giấy; tìm tỉ lệ giữa từng vật với khung hình chung và với nhau.
-Hướng dẫn những hs còn lúng túng.
Hoạt động 4: Đánh giá ( 6 ph )
Mục tiêu : Đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm 
Tiến hành: 
- Cho HS tự đánh giá sản phẩm 
-Treo một số bài tốt lên nhận xét tuyên dương, động viên những bài chưa tốt.
Hoạt động cuối: Củng cố ( 4 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Cho 3 em nêu ích lợi của các đồ vật em vẽ trong tranh. Cách bảo vệ và giữ gìn các đồ vật đó
* GDBVMT: Các đồ vật trong gia đình mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống. Em phải biết bảo vệ và giữ gìn các đồ vật để góp phần tiết kiệm tiền của cho gia đình và cho xã hội. 
- Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
-Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi gợi ý 
- HS yếu
- Hs khá giỏi 
-Quan sát theo nhóm tổ 
-HS thảo luận nhóm bàn và nêu lại cách vẽ 
-Hs thực hành không dùng thước kẻ.
- HS đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm của các bạn trong tổ, bình chọn sản phẩm tốt nhất tổ 
- HS quan sát và nhận xét
- HS yếu nêu ích lợi và cách bảo vệ, giữ gìn 
 - Cảm thụ 
Rút kinh nghiệm : 
Thứ ba: 23 / 11
TOÁN
Tiết 62: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I - MỤC TIÊU:
Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
Có kĩ năng thực hiện nhân nhẩm nhanh
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 7 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
 +HS sửa bài tập ở nhà. 
+Nhận xét phần sửa bài và chấm vở
+ Nhận xét KTBC
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 12 ph )
Mục tiêu : Hình thành kiến thức bài mới
Tiến hành: 
1. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10. 
* Phép nhân 27 x 11
- GV viết lên bảng phép tính, yêu cầu HS đặt tính và tính
- Cho HS nhận xét về hai tích riêng, tích chung có gì khác so với thừa số 27
- Sau đó GV chốt cách tính nhẩm: viết số 9 (là tổng của 2 và7) xen giữa hai chữ số của 2 và7 . ta được tích chung là 297
2. Trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10. 
* Phép nhân 48 x 11
- GV viết lên bảng phép tính, yêu cầu HS đặt tính và tính
- Cho HS nhận xét về hai tích riêng, tích chung có gì khác so với thừa số 48
- GV chốt cách nhân nhẩm. 
 4 cộng 8 bằng 12 
 Viết 2 xen giữa hai chữ số của 48, được 248.
 Thêm 1 vào 4 của 428, được 526. 
Chú ý : trường hợp tổng của hai số bằng 10 giống như trên. 
Hoạt động 3: Thực hành ( 15 ph )
Mục tiêu : Luyện tập thực hành về nhân nhẩm với 11 
Tiến hành:
 Bài 1: GV yêu cầu Hs tự nhẩm và ghi kết quả. 
Bài 2: GV yêu cầu Hs tự nhẩm và ghi kết quả. 
Bài 3: 1 HS đọc đề, GV gợi ý tìm hiểu đề
HS tự tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. 
Gv chữa bài bảng phụ
Bài 4: 1 HS đọc đề bài. cho các nhóm hs trao đổi để rút ra câu b đúng. 
Hoạt động cuối: Củng cố ( 5 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Gọi hs nêu lại cách nhân nhẩm
- Chấm một số vở và nhận xét
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò
1 em lên bảng sửa bài, lớp làm bảng con đặt tính và tính nhân với số có hai chữ số
1 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm bảng con
HS nhận xét về hai tích riêng, tích chung
1 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm bảng con
HS nhận xét về hai tích riêng, tích chung
- HS nhẩm và thi đua trình bày ( Tập trung HS yếu )
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét và chữa bài trên bảng
- 1 HS làm bài bảng phụ. Lớp làm bài vào vở.
- HS chữa bài và đổi bài chấm chéo
HS sinh hoạt nhóm giải bài
Giải thích việc lựa chọn
- 2HS nêu các em khác nhận xét
Rút kinh nghiệm : 
Thứ tư: 24 / 11 
TOÁN
Tiết 63: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I - MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Biết cách nhân với số có ba chữ số .
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có ba chữ số . 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 6 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
HS sửa bài tập ở nhà. 
Nhận xét phần sửa bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 13 ph )
Mục tiêu : Hình thành kiến thức bài mới
Tiến hành: 
1. Tìm cách tính 164 x 123
- Gv ghi phép tính 164 x 123
- Yêu cầu hs phân tích thừa số 123 thành tổng
- Thực hiện tính một số nhân với một tổng
- GV chốt lại cách thực hiện và kết quả
2 . Gv giới thiệu cách đặt tính và cách tính
Giới thiệu cách đặt tính và tính (GV thực hiện và nêu cách tính.)
Lượt nhân thứ nhất và thứ hai HS thực hiện( GV che bớt số 1 ở thừa số 123)
Lượt nhân thứ ba, gv mở bảng che và hướng dẫn cách nhân và ghi tích riêng thứ ba
 * Lưu ý : Phải viết tích riêng thứ hai lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất; phải viết tích riêng thứ ba lùi sang trang hai cột so với tích riệng thứ nhất. 
Hoạt động 3: Thực hành ( 15 ph )
Mục tiêu : Luyện tập về nhân cho số có ba chữ số
Tiến hành: 
Bài 1: HS đặt tính rồi tính và chữa bài. 
- Gv chữa bài ,
Bài 2: 1 HS đọc đề, gv hỏi định hướng làm
( Trường hợp 262 x 130 đưa về dạng nhân với số có tận cùng bằng chữ số 0 (đã học).)
Bài 3:1 HS đọc đề 
Hoạt động cuối: Củng cố ( 5 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
Thi đua nhân nhanh 168 x 365 + 635 x 168
Hướng dẫn bài tập làm thêm ở nhà
Nhận xét tiết học
HS làm bài, cả lớp thực hành bảng con nhân số có hai chữ số
HS sửa bài. 
- 1 HS giỏi phân tích, lớp QS
- HS làm bảng con. 1 em làm bảng lớp
HS quan sát và sau đó nêu lại 
Hs quan sát
HS nhắc lại. 
- HS làm bài bảng con , phối hợp HS yếu lên bảng lớp 
- HS làm bài vào vở. 1 em làm bảng phụ
- GV sửa bài bảng phụ, HS chấm chéo bài
- HS tự làm. 
- 2 em nêu miệng bài làm
- Hs nêu lại quy tắc tính diện tích hình vuông
Hs thi đua và nêu lại qui tắc liên quan
Rút kinh nghiệm: 
Thứ sáu: 26 / 11 
TOÁN
Tiết 64: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo )
I - MỤC TIÊU:
 - Giúp HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là O
 - Biết nhân nhanh chỉ cần 2 tích riêng
II.CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 5 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
+GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
+Tính bảng con một vài phép tính
+Cho HS nêu cách thực hiện
+GV nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu ( 8 ph )
Mục tiêu : Biết cách đặt tính nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là O
Tiến hành 
+Giới thiệu cách đặt tính (dạng rút gọn)
+GV viết bảng: 258 x 203
+Yêu cầu HS đặt tính & tính trên bảng con.
+Yêu cầu HS nhận xét về các tích riêng & rút ra kết luận
GV lưu ý HS : viết 516 thụt vào 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
Hoạt động 3: Thực hành ( 23 ph )
Mục tiêu : Luyện tập thực hành
Tiến hành: 
Bài tập 1:
Yêu cầu HS làm trên bảng con.
GV cần lưu ý: đây là bài tập cơ bản, cần kiểm tra kĩ, đảm bảo tất cả HS đều biết cách làm.
Bài tập 2:
Mục đích của bài này là củng cố để HS nắm chắc vị trí viết tích riêng thứ hai. Sau khi HS chỉ ra phép nhân đúng (c), GV hỏi thêm vì sao các phép nhân còn lại sai.
Bài tập 3:
Cho HS đọc đề, nhận dạng toán 
Sửa bài bảng phụ 
Hoạt động cuối: Củng cố ( 3 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- Cho 1, 2 em nêu lại cách đặt ính, cách tính, cách ghi các tích riêng
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn bài về nhà
2 em sửa bài về nhà, cả lớp thực hiện bảng con
Nêu cách thực hiện
HS tính trên bảng con, 1 HS tính trên bảng lớp
HS nhận xét.
+ tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0
+ Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép tính cộng.
HS thực hiện trên bảng con, 2 em yếu thực hiện trên bảng lớp
HS thảo luận theo nhóm bàn
Đại diện 1 bàn giải thích các bàn khác nhận xét
HS đọc đề , nhận dạng toán
Tóm tắt và giải vào vở, 1 em bảng phụ 
HS yếu
Rút kinh nghiệm: 
Thứ bảy : 27 / 11
TOÁN
Tiết 65: LUYỆN TẬP 
I - MỤC TIÊU:Giúp HS:
+ Ôn tập cách nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số .
+ Ôn lại các tính chất : nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.
+ Tính giá trị của biểu thức số và giải toán, trong đó có phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số . 
II.CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ chép sẵn bài tập 5.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KTBC ( 7 ph )
Mục tiêu : KTBC và gt bài mới
Tiến hành:
+GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
+HS làm bảng con một số phép tính
+GV chấm vở bài tập về nhà
+GV nhận xét việc làm bài
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Thực hành ( 24 ph )
Mục tiêu : Thực hành nhân với số có ba chữ số
Tiến hành: 
Bài tập 1:
Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
Bài tập 2:
Cả lớp tính xong, GV gợi ý để HS nhận xét.
+ 3 số trong mỗi dãy tính a, b, c là như nhau.
+ Phép tính khác nhau & kết quả khác nhau.
+ Khi tính có thể áp dụng nhân nhẩm với 11.
Bài tập 3:
HS làm theo cách thuận tiện nhất. 
Bài tập 4:
Bài này có 2 cách giải, HS giải cách nào trước cũng được. (Khuyến khích HS giỏi giải bằng 2 cách )
Hoạt động cuối: Củng cố ( 8 ph )
Mục tiêu : Củng cố và dặn dò
Tiến hành: 
- GV đưa bảng phụ có bài tập 5: HS thi đua điền nhanh.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. 
- 2 HS lên bảng làm bài về nhà
- Hs thực hiện bảng con và nêu cách thực hịên.
2 em làm bảng lớp
HS thực hiện trên bảng con.
Thảo luận theo nhóm 3
Đại diện 1 nhóm nêu , nhóm khác nhận xét 
Trò chơi thi đua
HS thảo luận nhóm 4 tìm cách giải, giải vào vở. 2 em làm bảng phụ 
HS sửa bài
Hs thi đua, nhận xét và bình chọn
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP – THÁNG 11
 Tiết 13: BẢO TRÌ TRƯỜNG HỌC
Mục tiêu:
Bảo trì trường , lớp theo định kì
Có ý thức gìn giư,õ bảo vệ và xây dựng cảnh quan trường lớp
Chuẩn bị:
Đồ dùng: giẻ, khăn lau nhà, xô, cuốc, giỏ rác , chổi, hốt rác
Tiến hành các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 5: Bảo trì 
Mục tiêu : Lao động dọn dẹp vệ sinh trường lớp
Tiến hành: 
Bước 1: Phổ biến nội dung công việc bảo trì: Quét dọn màng nhện, kê bàn ghế, chùi kính, tưới cây, lượm rác, quét sân, dọn nhà vệ sinh, làm cỏ và tưới vườn thuốc nam.
Bước 2: Phân công
Bước 3: HS thực hiện công việc
Nhắc giữ gìn an toàn khi lao động, không đùa giỡn , nghịch phá
Bước 4: Đánh giá , nhận xét
- Đánh giá mức độ hoàn thành của từng nhóm
- Tuyên dương nhóm thực hiện tốt
* Cho HS nêu cảm nghĩ của em về trường lớp sau khi bảo trì; 
* Nhận xét tiết học
HS nghe
Tổ 1 và 2: Trong lớp
Tổ 3 và 4: Nhà vệ sinh
Tổ 5 và 6: Sân trường, khu đất lao động và vườn thuốc nam
Theo nhóm
Các nhóm báo cáo và nhận xét về nhóm bạn
- HS nêu 
SINH HOẠT LỚP ( ATGT)
BÀI 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
I. MỤC TIÊU:
- Nguyên nhân thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ ở nước ta
- Biết các phương tiện GTĐT
- Nhận biết 7 biển báo hiệu giao thông đường thuỷ
- Giáo dục ý thức giữ gìn ATGT đường thuỷ
II. CHUẨN BỊ:
+ Biển báo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài
+ Bản đồ về giao thông đường thuỷ VN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10 phút
12phút
10 phút
6 phút
 A. Đánh giá chung hoạt động của lớp tuần 13 và đưa ra kế hoạch tuần 14
- Gv nắm bắt tình hình lớp
- Nhận xét: mặt tuyên dương và mặt phê bình từng em đồng thời đưa ra biện pháp khắc phục
- Đưa ra các yêu cầu và công việc trong tuần 15
 B. Hoạt động 2: GT đường thuỷ- các phương tiện gtđt
Mục tiêu: Giới thiệu về hệ thống gtđt ở VN và các phương tiện gtđt
Tiến hành: 
-Chia nhóm thảo luận theo các câu hỏi được giao sau đây:
N1: Thế nào là giao thông đường thuỷ? Chỉ và nêu hệ thống gtđt trên bản đồ VN?
N2: Các tuyến đường giao thông đường thuỷ cơ bản cuả VN mà em biết? Điều này mang lại lợi ích gì?
N3: Nêu các phương tiện gtđt? SS phân biệt một số nét cơ bản của các phương tiện gtđt ấy?
N4: Nêu tên các cảng, bến cảng biển cuả VN mà em biết? Đặc điểm của các cảng này thường nằm ở khu vực biển ntn?
-GV chốt ý ghi bảng
 C. Hoạt động 3: Biển báo
Mục tiêu: HS biết nội dung 7 biển báo gtđt
Tiến hành: 
Bước 1: Em hãy nêu các tai nạn đường thủy mà em biết hay được nghe, được đọc ở các phương tiện thông tin , báo chí?
Bước 2: Treo 7 biển báo gtđt. Yêu cầu HS nêu nội dung của từng biển báo
Bước 3: GV kết luận về HĐ 3
Bước 4: Rút ghi nhớ SGK
 D. Hoạt động 4: Củng cố 
Mục tiêu: Củng cố, dặn dò
Tiến hành: 
+Nêu ích lợi của gtđt?
+Nêu tên các phương tiện gtđt?
+Nêu tên và nội dung 7 biển báo gtđt?
Nhận xét tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài 6
Các tổ và cán sự lớp báo cáo
Hs lắng nghe và rút kinh nghiệm
Hs lắng nghe và ghi vở dặn dò
+Chia lớp làm 4 nhóm nhận tranh ảnh và câu hỏi thảo luận
+HS thảo luận sau đó đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét hoặc bổ sung
+HS nhắc lại các ý trọng tâm
+ Cá nhân nhiều em trình bày
+HS thảo luận theo nhóm 4 em.
+HS nêu.
HS trình bày cá nhân một số em
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 13.doc