MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này hs cần đạt:
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là SXCCVC và vai trò của SXCCVC đối với đời sống xã hội.
- Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình SX và mối quan hệ giữa chúng.
2. Về kỹ năng
- Biết tham gia xây dựng KT gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ
- Tích cực tham gia xây dựng KT gia đình và địa phương.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần XDKT đất nước
PPCT: 01 Ngày soạn: 20/8/1011 PHẦN THỨ NHẤT: CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2T) (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này hs cần đạt: 1. Về kiến thức - Nêu được thế nào là SXCCVC và vai trò của SXCCVC đối với đời sống xã hội. - Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình SX và mối quan hệ giữa chúng. 2. Về kỹ năng - Biết tham gia xây dựng KT gia đình phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về thái độ - Tích cực tham gia xây dựng KT gia đình và địa phương. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần XDKT đất nước. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, KỸ NĂNG SỐNG - Tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng - Phương tiện: Bảng biểu, sơ đồ liên quan nội dung bài học - Kĩ năng sống: Phân tích, hợp tác, phản hồi. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Hỏi bài cũ: Không 3. Bài mới: Qua những bài học lịch sử, qua tìm hiểu các tác phẩm văn học các em điều biết dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dù khó kgăn đến đâu chúng ta cũng đánh thắng kẻ thù xâm lược, chiến thắng giặc đói, giặc dốt. Ngày nay, khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới, làm thế nào để dân ta có thể sánh vai cùng năm châu, khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế, góp phần phát triển đất nước Việt Nam giàu mạnh? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (Kĩ năng: Phản hồi, lắng nghe tích cực ) Đặt vấn đề, gợi mở. - GV: Nêu một vài ví dụ về SXCCVC VD: Nông dân cấy lúa,công nhân may... CH: Thế nào là SXCCVC? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, giảng giải và chốt kiến thức Hoạt động 2 (Kĩ năng: Phân tích, đánh giá vai trò của SXCCVC đối với đời sống xã hội). CH: Vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống XH? CH: Vì sao SXCCVC là cơ sở tồn tại của XH? CH: Vì sao SXCCVC quyết định mọi hoạt động của XH? CH: Hãy nhận xét về sự phát triển của lịch sử loài người? Em có kết luận gì về vấn đề trên? - HS: Trình bày ý kiến cá nhân, cả lớp bổ sung. - GV: Nhận xét , bổ sung, kết luận. Hoạt động 3 (Kĩ năng: Hợp tác thảo luận nhóm) CH: Để thực hiện quá trình sản xuất cần những yếu tố nào? - GV: Trình bày sơ đồ mqh giữa các yếu tố của qtr sx: SLĐ®TLLĐ® ĐTLĐ Þ sản phẩm. Thảo luận nhóm - GV: Chia lớp thành 3 nhóm lần lượt tìm hiểu 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất theo các gợi ý sau: Nhóm 1 CH: Thế nào là sức lao động? ®Thể lực * SLĐ gồm: ®Trí lực CH: Hãy chứng minh: Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì con người không thể có SLĐ? CH: Tại sao nói SLĐ mới chỉ là khả năng, còn LĐ là sự tiêu dùng LĐ trong hiện thực? Nêu ví dụ? Nhóm 2 GV: - Yêu cầu hs lấy vd về ĐTLĐ. CH: ĐTLĐ là gì? Có những loại nào? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, chốt kiến thức bằng sơ đồ sau: ®Loại có sẵn trong tự nhiên *ĐTLĐ gồm: ® Loại qua tác động của con người CH: Mọi ĐTLĐ đều bắt nguồn từ TN, nhưng có phải mọi yếu tố TN đều là ĐTLĐ không? Vì sao? CH: Vai trò của KH – CN đối với việc tạo ra nhiều dạng ĐTLĐ mới thúc đẩy sx phát triển ntn? ( tạo ra nhiều nguyên vật liệu “nhân tạo” có nguồn gốc từ TN, thúc đẩy sx phát triển. Nhóm 3 CH: TLLĐ là gì? Bao gồm mấy loại? CH: Loại nào quan trong nhất? Vì sao? CH: Mỗi loại lấy một vài ví dụ minh hoạ? - HS: Đại diện nhóm trình bày, cả lớp bổ sung. - GV: Nhận xét, bổ sung, khắc sâu kiến thức. - GV: Hệ thống kiến thức về mqh giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. 1. Sản xuất của cải vật chất a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất? - Là sự tác động của con người vào tự nhiên làm biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất: - SXCCVC là cơ sở tồn tại của xã hội. - SXCCVC là hoạt động cơ bản nhất quyết định mọi vận động của XH. 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. a. Sức lao động: - Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người vận dụng vào quá trình sx. - Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi các yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. b.Đối tượng lao động - Là những yếu tố của tự nhiên mà lđ của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của mình. - Gồm 2 loại: + Loại có sẵn trong TN VD: gỗ, quặng, tôm, cá...là ĐTLĐ của các ngành khai thác. + Loại nhân tạo: VD: sợi, sắt, thép, lúa gạo...) là ĐTLĐ của các ngành công nghiệp chế biến. c. Tư liệu lao động - Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên ĐTLĐ, nhằm biến đổi ĐTLĐ thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. - Công cụ sx. *TLLĐgồm: - Hệ thống bình chứa. - Kết cấu hạ tầng của sx 4. Củng cố, luyện tập - GV: Yêu cầu hs hệ thống lại kiến thức nội dung bài học bằng sơ đồ. Vai trò của sản xuất của cải vật chất SX CCVC quyết định mọi hoạt động XH SX CCVC là cơ sở tồn tại của XH - GV: Gợi ý hs làm bài tập 1, 2 sgk trang 12 5. Dặn dò học ở nhà - Nắm kiến thức cơ bản của bài - Đọc, nghiên cứu trước tiết 2 của bài. PPCT: 02 Ngày soạn: 27/8/2011 Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Tiết 2) 1. Ổn định tổ chức 2. Hỏi bài cũ: CH: Em hãy phân tích vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội? 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (Rèn luyện kĩ năng: Phản hồi, lắng nghe tích cực) -GV: Gợi mở, đặt vấn đề -GV: Trình bày sơ đồ về nội dung của phát triển kinh tế: -Tăng trưởng KT Phát triển KT - Cơ cấu KT hợp lý Công bằng xã hội CH: Phát triển KT là gì? Tăng trưởng KT, Cơ cấu KT? Cơ cấu ngành KT, vùng KT, liên hệ ở địa phương?. + Quy mô và tốc độ tăng trưởng KT là thước đo quan trọng để xác định phát triển KT của một quốc gia: GDP, GNP. Tăng trưởng KT phải gắn với cs dân số phù hợp. + Ta đang xd cơ cấu ngành KT: công-nông nghiệp - dịch vụ; vùng kinh tế (vùng KT trọng điểm). CH: Thế nào là xd cơ cấu KT hợp lý, tiến bộ? Liên hệ ở địa phương? CH: Vì sao tăng trưởng KT phải đi đôi với công bằng xã hội? Liên hệ ở địa phương? (Cụ thể: tăng thu nhập, chất lượng VH, GD, YT, MT...các chính sách XH: xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...) -HS: Trình bày, cả lớp bổ sung. -GV: Nhận xét, chốt kiến thức. *KL: Tăng trưởng KT tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết công bằng xh, khi công bằng xh được đảm bảo tạo động lực để phát triển KT. Hoạt động 2 (Rèn luyện kỹ năng: Hợp tác khi thảo luận) - Thảo luận nhóm - GV: Chia lớp thành 4 nhóm, lần lượt mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau: + Đối với cá nhân? Liên hệ thực tiễn? + Đối với gia đình? Liên hệ thực tiễn? + Đối với xã hội? Liên hệ thực tiễn? - Liên hệ về tình cảm, trách nhiệm và động cơ phấn đấu để góp phần vào sự nghiệp phát triển KT đất nước? - HS: Đại diện nhóm trình bày, cả lớp bổ sung. - GV: Nhận xét, chốt kiến thức. * KL: Tích cực tham gia phát triển KT vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dc, văn minh. 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển KT đối với cá nhân, gia đình và xã hội a. Phát triển kinh tế Phát triển KT là sự tăng trưởng KT gắn liền với cơ cấu KT hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội. - Tăng trưởng KT: Là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sx ra nó. -Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ + Cơ cấu KT hợp lý là cơ cấu phát huy được mọi tiềm năng nội lực của toàn bộ nền KT, phù hợp với sự phát triển KH – CN hiện đại; gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế. + Cơ cấu KT tiến bộ: Tăng tỷ trọng ngành CN - DV, giảm tỷ trọng ngành NN - Tăng trưởng KT phải đi đôi với công bằng xã hội: Tạo cơ hội ngang nhau cho mọi người trong cống hiến và hưởng thụ, phát triển toàn diện con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân gia đình và xã hội - Đối với cá nhân Tạo điều kiện để mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no; đáp ứng nhu vc, tt ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, hoạt động xh, phát triển toàn diện ... - Đối với gia đình Là tiền đề, cơ sở để thực hiện tốt các chức năng gia đình, để gđ thực sự là tổ ấm hạnh phúc mỗi người, là tế bào của xh. - Đối với xã hội + Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xh, chất lượng cuộc sống cộng đồng .. + Tạo đk giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và tệ nạn xh. + Là tiền đề vc để phát triển VH, GD, YT ... đảm bảo ổn định KT, CT, XH... 4. Củng cố, luyện tập - GV: Yêucầu hs hệ thống lại kiến thức nội dung bài học bằng sơ đồ Nội dung của phát triển kinh tế Tiến bộ và công bằng XH Tăng trưởng kinh tế Cơ cấu KT hợp lí - GV: Gợi ý hs làm bài tập còn lại sgk trang12 5. Dặn dò học ở nhà - Nắm kiến thức cơ bản của bài - Đọc, nghiên cứu trước bài 2 của bài. PPCT: 03 Ngày soạn: 03/9/2011 Bài 2: HÀNG HOÁ - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (2T) (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài nay hs cần đạt: 1. Về kiến thức - Hiểu được khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá 2. Về kỹ năng - Phân biệt giá trị với giá cả của hàng hoá - Biết nhận xét tình hình sx và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hoá ở địa phương. 3. Về thái độ Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hoá, tiền tệ và sản xuất hàng hoá. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, KỸ NĂNG SỐNG - Tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng - Phương tiện: Bảng biểu, sơ đồ liên quan nội dung bài học - Kĩ năng sống: Xử lí thông tin, giải quyết vấn đề. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Hỏi bài cũ: Thế nào là phát triển kinh tế? Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân? Liên hệ bản thân? 3. Bài mới: Trong nền kinh tế tự cung, tự cấp sản phẩm sản xuất ra để tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của chính người sản xuất, ngược lại trong nền kinh tế hàng hoá sản phẩm làm ra được mang ra thị trường trao đổi, mua bán. Vậy, những sản phẩm nào được coi là hàng hoá và những sản phẩm nào không phải là hàng hoá? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (Rèn luyện kỹ năng: Xử lí thông tin, phản hồi) - GV: Nêu ví dụ VD: Người nông dân sx ra lúa gạo, một phần để tiêu dùng, một phần để bán, để trao đổi lấy sản phẩm tiêu dùng khác. CH: Trong ví dụ trên đâu là hàng hoá, đâu không phải là hàng hoá? Vì sao? CH: Vây, sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi thoả mãn những điều kiện nào? -HS: Trả lời -GV: Nhận xét, chốt kiến thức CH: Hãy nêu ví dụ thực tiễn chứng minh, thiếu một trong 3 đk kiện trên thì sản phẩm không trở thanh HH? CH: Tại sao HH là một phạm t ... Củng cố - GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 2 sgk- tr 73 để củng cố kiến thức. 5. Hướng dẫn HS học ở nhà - Nắm kiến thức cơ bản của bài - Làm bài tập 1 sgk- tr 73 - Đọc, nghiên cứu trước tiết 2 của bài. PPCT: 16 Ngày soạn: 1/12/2011 Bài 8: CHỦ NGHĨA Xà HỘI (Tiết 2) 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Nêu các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1 (Rèn luyện kỹ năng: Phân tích) - GV: Nêu 2 hình thức quá độ. CH: Theo em, sau khi hoàn thành CM DTDCND đất nước thống nhất thì ở nước ta đã có CNXH chưa? Vì sao? (Vì: + Chưa có nền đại công nghiệp – cơ sở vc – kt của CNXH. + Chế độ công hữu về TLSX chủ yếu giữ vai trò chủ đạo trong nền KT quốc dân cũng phải qua một quá trình cải tạo và xd mới có được.) CH: Để có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và không còn bị bóc lột, chúng ta phải xd chế độ xh nào? Tại sao? CH: Tại sao nói, nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhân dân ta? CH: Em hiểu thế nào là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa? - HS: Đại diện trả lời, bổ xung. - GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. - Bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua việc thiết lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT TBCN ( bỏ qua những mặt tiêu cực), nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN (về KH và CNo, để phát triển nhanh LLSX, xd nền KT hiện đại). Hoạt động 2 (Rèn luyện kỹ năng: Lắng nghe) - GV: Hướng dẫn hs về nhà đọc thêm phần đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta, tìm hiểu nội dung này bằng cách trả lời cáccau hỏi sau: CH: Trong th/kì quá độ ở nước ta có tồn tại cái cũ, cái lạc hậu không? Cho vd minh hoạ? CH: Theo em, nền KT nước ta hiện nay có đặc điểm gì? Cho vd minh hoạ? 2. Quá độ lên CNXH ở nước ta a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam - Khi đất nước thống nhất thì ở nước ta chưa có CNXH với đầy đủ và hoàn chỉnh những đặc trưng của nó. - Để có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và không còn bị bóc lột, chúng ta phải xd chế độ xh XHCN. Vì: + Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự độc lập. + Chỉ có CNXH mới xoá bỏ tận gốc cơ sở sinh ra bóc lột (chế độ tư hữu về TLSX). + Giải phóng người lđ khỏi áp bức, bóc lột, đưa họ từ người nô lệ trở thành người làm chủ xh; mới đem lại cuộc sông ấm no, tự do và hạnh phúc; mọi người có điều kiện phát triển toàn diện. =>Như vậy tất yếu đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhân dân ta là xu thế phát triển tất yếu của thời đại. b. Đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta (Hướng dẫn về nhà đọc thêm) 4. Củng cố -GV: + Sơ đồ hoá tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cho hs nắm bài. Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cơ sở thực tiễn Cơ sở lí luận (Chủ nghĩa Mác-Lênin) Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH Quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân lao động. Phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam Phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại + Yêu cầu hs làm bài tập tình huống sau: Có ý kiến cho rằng: Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì chỉ có qua tư bản chủ nghĩa thì mới có đủ cơ sở vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo em, ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao? 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà - Nắm kiến thức cơ bản của bài - Làm bài tập còn lại sgk. - Xem lại các bài đã học để tiết sau ôn tập. Tiết 17 Ngày soạn: 7/12/2011 ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học. 2. Về kĩ năng Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình. 3. Về thái độ Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra. II. TRỌNG TÂM Công dân với các vấn đề về kinh tế. III. PHƯƠNG PHÁP - Giáo viên nêu đề cương ôn tập - Học sinh nhớ lại kiến thức đã học trả lời. - Gv khắc sâu kiến thức cho học sinh. - Học sinh nêu lên một số nội dung chưa rõ để cùng cả lớp trao đổi, giáo viên giải đáp những vấn đề học sinh thắc mắc. IV. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP 1. Ôn định tổ chức. 2. Nội dung ôn tập. *Vấn đề 1: Hàng hoá - tiền tệ - thị trường - Khái niệm hàng hoá, nêu hai thuộc tính của hàng hoá? - Phân tích các chức năng của tiền tệ? - Phân tích các chức năng cơ bản của thị trường? *Vấn đề 2: Qui luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Nêu nội dung của qui luật giá trị? - Phân tích tác động của qui luật giá trị trong sản xuất và lư thông hàng hoá? - Sự vận dụng qui luật giá trị? *Vấn đề 3: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá - Khái niệm cạnh tranh là gì? Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? Mục đích cạnh tranh. - Nêu tính hai mặt của cạnh tranh? Từ tính hai mặt đó, hãy cho biết Nhà nước cần phải làm gì để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh ở nước ta? *Vấn đề 4: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá - Nêu nội dung của quan hệ cung – cầu trong sx và lưu thông HH? - Sự vận dụng quan hệ cung -cầu? nêu VD minh hoạ về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sx và đời sống nhân dân? *Vấn đề 5: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Khái niệm CNH, HĐH là gì? Tại sao ở nước ta CNH phải gắn liền với HĐH? Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH ở nước ta? - Phân tích nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta? Trách nhiệm của em cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước? *Vấn đề 7: Thực hiện nề kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. - Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay? - Vì sao ở nước ta cần xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần? *Vấn đề 8: Chủ nghĩa xã hội. - Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của CNXH ở nước ta? Theo em đặc trưng nào thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sống hiện nay ở nước ta? - Hãy nêu những đặc diểm ưu việt của CNXH so với chế độ XH cũ? ? Là học sinh em cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta? 4. Củng cố: - Nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm - Trả lời thắc mắc của học sinh. 5. Hướng dẫn về nhà Học kĩ các bài, giờ sau kiểm tra học kì. PPCT: 19 Ngày soạn: 24/12/2011 Bài 9: NHÀ NƯỚC Xà HỘI CHỦ NGHĨA(2T) (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Về kiến thức - Biết được nguồn gốc, bản chất của Nhà nước. - Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản chất, chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Về kỹ năng Biết tham gia xây ng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân. 3. Về thái độ Tôn trọng tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, KỸ NĂNG SỐNG - Tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 11 - Phương tiện: Bảng biểu, tranh, ảnh, sơ đồ liên quan nội dung bài học - Kĩ năng sống: Hợp tác, phản hồi, giải quyết vấn đề. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không (Nhận xét bài kiểm tra học kì của học sinh) 3. Giảng bài mới: Hiến pháp Việt Nam 1992, điều 2 có ghi: “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nứoc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì? Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa có gì khác so với các Nhà nước trước đó? Vì sao đây là kiểu Nhà nước của dân, do dân, vì dân? để làm rõ được điều này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1 Tìm hiểu nguồn gốc của Nhà nước (Rèn luyện kỹ năng: Hợp tác) Thảo luận lớp - GV: Yêu cầu một h/s đọc mục a, sau đó h/s thảo luận. CH: Lịch sử loài người đến nay đã và đang trải qua những chế độ xã hội nào? CH: Trong các chế độ xã hội đó, xã hội nào chưa có Nhà nước? Vì sao? CH: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xuất hiện khi nào? Nguyên nhân xuất hiện Nhà nước? - HS: Đại diện trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. Lê-nin: “Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn g/c không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện” Hoạt động 2 Tìm hiểu bản chất của Nhà nước (Rèn luyện kỹ năng: Giải quyết vấn đề) - GV: Nêu vấn đề: Một số nhà tư tưởng cho rằng: Nhà nước là cơ quan điều hoà các lợi ích giai cấp, không phải là công cụ thống trị giai cấp. Theo em quan niệm trên đúng hay sai? Vì sao? - HS: Đại diện trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung. CH: Vậy, theo em bản chất của nhà nước là gì? Lấy ví dụ chứng minh? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. KL: như vậy, nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị. 1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước a. Nguồn gốc của nhà nước - XH cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước vì: + Trình độ của LLSX còn thấp kém -> sản phẩm chỉ đủ nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong xh -> chưa có tư hữu về tài sản, chưa có sự phân chia giai cấp -> chưa có Nhà nước. - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xuất hiện: Khi LLSX phát triển, năng suất lao động tăng-> xã hội có sản phẩm dư thừa -> xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất -> xã hội phân hoá thành các giai cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hoà được -> Nhà nước xuất hiện. b. Bản chất của nhà nước Nhà nước mang bản chất giai cấp thống trị. Bản chất giai cấp của Nhà nước thể hiện: - Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực về kinh tế, chính trị và tư tưởng đối với xã hội. Thông qua nhà nước g/c thống trị về KT, trở thành g/c thống trị về chính trị và tư tưởng; ý chí của g/c thống trị thể hiện thành ý chí của nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo. - Nhà nước là bộ máy trán áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. Lực lượng như quân đội , nhà tù, cảnh sát...để bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình và để đàn áp các giai cấp bị thống trị. 4. Củng cố: Yêu cầu hs làm bài tập tình huống sau: Tình huống: Có ý kiến cho rằng: Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, vì thế Nhà nước nào quản lí xã hội bằng pháp luật củng là Nhà nước pháp quyền. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm kiến thức cơ bản của bài - Làm bài tập 1, 2 sgk tr. 80 - Đọc, nghiên cứu trước tiết 2 của bài.
Tài liệu đính kèm: