Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Tú

Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Tú

I. Mục tiêu:

 - Giúp học sinh biết so sách số lượng của 2 nhóm đồ vật.

 - Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” khi so sách về số lượng.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Sử dụng các tranh toán 1 và một số nhóm đồ vật cụ thể.

III. Các hoạt động dạy - học:

1: Kiểm tra bài cũ

 2:Bài mới

a.Giới thiệu về nhiều hơn, ít hơn

- Cho học sinh quan sát tranh

- ? Số các cốc so với số cái thìa cái nào nhiều hơn?

- Số cái nút so với so cái chai cái nào nhiều hơn?

- Số củ cà rốt so với số con thỏ cái nào nhiều hơn ?

- Số cái vung so với số cái nồi cái nào ít hơn ?

- Số đồ dùng bằng điện trong nhà so với số ổ cắm cái nào ít hơn

- Giáo viên nhận xét

b. Cho học sinh chơi trò chơi: -Ai nhanh, ai đúng

- Giáo viên chia lớp thành 2 tổ

- Hướng dẫn cách chơi:

-Ai đọc được nội dung các bức tranh vừa nhanh vừa đúng thì thắng cuộc

- Giáo viên nhận xét chung

Học sinh quan sát tranh

- Học sinh trả lời câu hỏi .

- Cái cốc nhiều hơn số cái thìa.

- Số cái nút nhiều hơn số cái chai.

- Số củ cà rốt ít hơn số con thỏ.

- Số cái nồi ít hơn số cái vung.

- Số đồ dùng ít hơn so với số ổ cắm.

- Một số học sinh lên bảng trình bày các bạn khác nhận xét bổ xung

- Học sinh thực hành chơi trò chơi.

- Các tổ nhận xét chéo nhau

 

doc 16 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Soạn ngày: 03/9 Dạy:Thứ hai, ngày 06 tháng 9 năm 2010
Học vần
ổn định tổ chức (2 tiết)
I. Mục đích -Yêu cầu:
	- Học sinh nắm được nội qui của trường của lớp đề ra( nề nếp, ra vào lớp, học tập, thể dục, vệ sinh)
	- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
	- Nắm được các ký hiệu, hiệu lệnh trong các tiết học, buổi học. 
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các nội dung trên.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Những quy định về nề nếp:
	- Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải có phép
	- Có đầy đủ dụng cụ học tập, luôn giữ gìn sách vở sạch sẽ
	- Nắm chắc các nội quy của trường của lớp đề ra
	- Cách cầm bút tư thế ngồi, cách giơ bảng, cách giơ tay đúng quy định.
	- Các ký hiệu trong một tiết học: 
	+ Giở sách: S
	+ Giở vở: V
	+ Giở bảng: B
	+ Giở bộ chữ: BC
	- Trong lớp phải chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài 
	- Không đánh nhau, không nói chuyện, không chủi bậy 
	- Đoàn kết giúp đỡ bạn bè
	- Nhặt được của rơi trả người đánh mất
	- Không lấy lẫn đồ dùng học tập của các bạn trong lớp
3. Vệ sinh: Luôn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ
	- Ăn mặc đầu tóc gọn gàng
4. Lao động: Chăm chỉ bắt sâu nhỏ cỏ bồn hoa trước lớp
	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ 
5. Thể dục: Xếp hàng nhanh thẳng, tập đúng đều các động tác thể dục giữa giờ và các bài thể dục nội khoá.
6. Củng cố dặn dò: Giáo viên cho học sinh nhắc lại các quy định về nề nếp
	- Nhắc nhở các em thực hiện tốt các nềp nếp đã quy định
Toán
Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán
	- Biết đầu biết yêu cầu cần đạt được trong tiết học toán
	- Rèn kỹ năng giải toán 
	- Giáo dục học sinh yêu bộ môn toán
II. Đồ dùng dạy - học:
	- SGK toán
	- Sách bài tập toán
	- Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách toán.
- Cho học sinh quan sát SGK toán
- Hướng dẫn học mở sách đến trang 4 tiết học đâu tiên 
- GV ngắn gọn về sách toán lớp 1từ bìa đến trang 4
- Cho học sinh quan sát SGK toán
- Hướng dẫn học mở sách đến trang 4 tiết học đâu tiên 
- GV ngắn gọn về sách toán lớp 1từ bìa đến trang 4
- Hướng dẫn học sinh giữ gìn SGK
c.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động khi học toán
- Cho học sinh quan sát tranh trang 4
? Khi học toán có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ nào?
d. Giới thiệu với học sinh những yêu cầu cần đạt sau khi học môn toán.
- Đếm đọc số, viết số, so sánh hai số, làm tính cộng, trừ.
- Nhận biết các hình
- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán và nêu được phép tính
- Biết giải các bài toán đo độ dài.
- Biết xem lịch
đ. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của học sinh
- Giáo viên giới thiệu từng thứ đồ dùng để học sinh quan sát
- Hướng dẫn cách mở để cất đồ dùng vào đúng nơi quy định và cách bảo quản đồ dùng
- HS quan sát sách và làm theo hướng dẫn của giáo viên 
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 
- Học sinh quan sát và làm theo giáo viên 
- Một số em nhắc lại những quy định
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen những em chăm chú nghe giảng.
- Về nhà xem lại bài và cách sử dụng đồ dùng học toán
Soạn ngày: 03/9 Dạy:Thứ Ba, ngày 07 tháng 9 năm 2010
Toán
Nhiều hơn, ít hơn 
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh biết so sách số lượng của 2 nhóm đồ vật.
	- Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” khi so sách về số lượng.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Sử dụng các tranh toán 1 và một số nhóm đồ vật cụ thể.
III. Các hoạt động dạy - học:
1: Kiểm tra bài cũ
 2:Bài mới
a.Giới thiệu về nhiều hơn, ít hơn
- Cho học sinh quan sát tranh 
- ? Số các cốc so với số cái thìa cái nào nhiều hơn?
- Số cái nút so với so cái chai cái nào nhiều hơn?
- Số củ cà rốt so với số con thỏ cái nào nhiều hơn ?
- Số cái vung so với số cái nồi cái nào ít hơn ?
- Số đồ dùng bằng điện trong nhà so với số ổ cắm cái nào ít hơn
- Giáo viên nhận xét
b. Cho học sinh chơi trò chơi: -Ai nhanh, ai đúng
- Giáo viên chia lớp thành 2 tổ 
- Hướng dẫn cách chơi:
-Ai đọc được nội dung các bức tranh vừa nhanh vừa đúng thì thắng cuộc
- Giáo viên nhận xét chung 
Học sinh quan sát tranh
- Học sinh trả lời câu hỏi .
- Cái cốc nhiều hơn số cái thìa.
- Số cái nút nhiều hơn số cái chai.
- Số củ cà rốt ít hơn số con thỏ.
- Số cái nồi ít hơn số cái vung.
- Số đồ dùng ít hơn so với số ổ cắm.
- Một số học sinh lên bảng trình bày các bạn khác nhận xét bổ xung
- Học sinh thực hành chơi trò chơi.
- Các tổ nhận xét chéo nhau
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ
- Về nhà ôn lại bài.
Học vần
Các nét cơ bản (2 tiết)
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS nắm được cách đọc, cách viết các nét cơ bản 
	- Viết đúng viết đẹp và nhận biết các nét trong thực tế 
	- Giáo dục học sinh luôn có tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy - học:
Các nét cơ bản được phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu và ghi đầu bài:
b. Giới thiệu các nét cơ bản
- Cho học sinh quan sát và nhận xét các nét cơ bản
- Nét ngang: - 
- Nét sổ: ; Nét xiên trái: \
- Nét xiên phải: / ; Nét móc xuôi: 
- Nét móc ngược: ; Nét móc hai đầu:
- Nét cong hở phải ; Nét cong hở trái:
- Nét cong tròn khép kín:
- Nét khuyết trên: ; Nét khuyết dưới:
- Nét thắt:
c. Cho học sinh luyện bảng con các nét cơ bản
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
d. Cho học sinh mượn vở 
- Giáo viên viết mẫu
- Giáo viên chẩm, chữa và nhận xét
HS: Nghe.
- Học sinh quan sát và nhận xét
- Học sinh quan sát và nhận xét
- Học sinh đọc lại các nét cơ bản
- Học sinh luyện bảng
- Học sinh luyện vở
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc và viết lại các nét cơ bản.
Soạn ngày: 03/9 Dạy:Thứ Tư, ngày 08 tháng 9 năm 2010
Học vần
Bài 1: e ( 2 tiết)
I. Mục tiêu:
-Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm e.
- Bước đầu nhận thức được mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật chỉ sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giấy ô ly có viết chữ e hoặc bảng phụ 
- Sợi dây để minh hoạ nét cho chữ e
- Tranh minh hoạ các tiếng be, me, xe, ve.
- Tranh minh hoạ phần luyện nói và các “lớp học” của loài chim, ve, ếch, gấu và cảu học sinh.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn bài mới:
a. Cho học sinh quan sát tranh GV hỏi
-Tranh ai vẽ? và vẽ gì?
-Bé, mẹ, xé, ve các tiếng giống nhau ở chỗ nào
- chỉ cho HS đọc âm e và phát âm, âm e
b. Dạy chữ, ghi âm
- viết lên bảng âm e
*Nhận diện chữ
-Chữ e gồm mấy nét là những nét nào?
--Chữ e giống hình cái gì?
*Nhận diện âm và phát âm
- Phát âm mẫu
-Theo dõi sửa sai cho HS
-Quan sát tranh và trả lời
-Bé, mẹ, xé, ve
- Giống nhau đều có âm e
Đọc âm e: cá nhân, nhám , lớp
Chữ e gồm một nét thắt
HS lắng nghe
HS phát âm nhiều lần
- Cho HS tìm tiếng, từ có âm giống âm e
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con 
- Giáo viên viết mẫu lên bảng theo khung ô li phong to vừa viết vừa hướng dẫn HS - -Giáo viên nhận xét sửa sai 
- Học sinh suy nghĩ và tìm từ và tiếng có âm giống âm e.
- Học sinh quan sát giáo viên viết mẫu.
- Học sinh lấy tay viết vào không trung.
- Học sinh luyện bảng con 
Tiết 2
c. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập
* Luyện đọc 
- Giáo viên cho học sinh phát âm 
- GV quan sát sửa sai
* Luyện viết vở 
- Giáo viên cho học sinh tập tô chữ e trong tập viết
- GV uấn nắn học sinh cách cầm bút và tư thế ngồi viết của học sinh.
* Luyện nói: Cho học sinh luyện tập theo nhóm 
- Giáo viên gợi ý học sinh theo các câu hỏi sau 
- Quan sát tranh các em thấy những gì ?
- Mỗi bức tranh nói về loài nào ?
- Các bạn nhỏ trong bức tranh đang học gì ?
- Các bức tranh có gì chung ?
- Giáo viên kết luận chung: Chúng ta đều biết học là cần thiết nhưng rất vui ai ai cũng phải đi học và phải học hành chăm chỉ 
- Về nhà ôn lại bài
- Học sinh đọc theo bàn, theo nhóm hoặc cá nhân
- Học sinh thực hành tô chữ e
- Học sinh thảo luận theo nhóm 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Đại diện nhóm lên trình bày 
- Các bạn khác nhận xét và bổ xung
C. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Cho học sinh đọc lại toàn bài 
- Tìm chữ chứa âm e
Toán
Hình vuông, hình tròn 
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông và hình tròn
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật trong cuộc sống hàng ngày.
- Rèn cho các em yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa, bằng gỗ, bằng nhựa.Có kích thước và màu sắc khác nhau
	- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ:
B,Dạy bài mới
1.Giới thiệu và ghi đầu bài
2.Giới thiệu hình vuông
 -GV giơ lần lượt tưng tấm bìa hình vuông cho HS quan sát và nói đây là hình vuông
- Cho HS chọn hình vuông và giơ lên
-GV kết luận
-HS mở sách thảo luận : nêu những vật hình vuông
3.Giới thiệu hình tròn
-GV giơ lần lượt tưng tấm bìa hình tròn cho HS quan sát và nói đây là hình tròn
- Cho HS chọn hình tròn và giơ lên
-GV kết luận
-HS mở sách thảo luận : nêu những vật hình tròn
4. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
Bài tập 1: Tô màu hình vuông
- Giáo viên cho học sinh tô màu hình vuông trong vở bài tập toán.
Bài tập 2: Tô màu hình tròn
- Giáo viên cho học sinh tô màu hình tròn trong vở bài tập toán
Bài tập 2: Tô màu hình tròn
- Giáo viên cho học sinh tô màu hình tròn trong vở bài tập toán
Bài tập 3: Tô màu hình tròn và hình vuông
- Giáo viên cho học sinh tô màu hình tròn và hình vuông
Bài tập 4: Kẻ thêm để tạo thành hình vuông để tô màu
HS quan sát
HS nhắc lại hình vuông
HS thực hành giơ hình vuông
HS thảo luận nhóm
HS quan sát
HS nhắc lại hình tròn
HS thực hành giơ hình tròn
HS thảo luận nhóm
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác bổ xung
- Học sinh thực hành tô màu hình vuông.
- Học sinh thực hành tô màu hình tròn.
- Học sinh thực hành kẻ thêm và tô màu vào hình vẽ.
- Học sinh thực hành.
5. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Gọi 2 học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Tìm những đồ vật trong gia đình có hình vuông và hình tròn
Đạo đức
 Em là học sinh lớp 1 (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, được đi học
- Vào lớp 1 có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ
- Học sinh có thái độ vui vẻ phẩn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh l ... - Học sinh luyện đọc “ theo lớp, theo bàn, cá nhân”
- Tiếng kêu của con bò, dê, bé tập nói....
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết và không trung âm b.
- Học sinh luyện bảng con âm b
- Học sinh luyện bảng con tiếng be.
(Tiết 2)
3. Luyện tập: 
a. Luyện đọc: Cho học sinh đọc lại toàn bài trong tiết 1
- Giáo viên theo dõi sửa sai
b. Tập luyện viết 
- b, be
c. Luyện nói
- Cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Ai đang học bài ?
- Ai tập viết chữ e ?
- Bạn Voi đang làm gì ? Bạn ấy có biết đọc chữ không ?
- Ai đang kẻ vở ?
- Hai bạn gái đang làm gì ?
- Các bức tranh này có gì khác và giống nhau ?
4. Củng cố dặn dò.
GV Nhận xét giờ học
Dặn dò: HS đọc lại bài
- Học sinh luyện đọc cá nhân, đọc theo bàn, đọc đồng thanh.
- Học sinh luyện viết vào vở tập viết 
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
Tự nhiên và xã hội
Cơ thể chúng ta
I. Mục tiêu:
- Sau bài học này học sinh biết: Kể tên các bộ phận chính của cở thể.
- Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, chân, tay
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Các hình trong bài 1 SGK 
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Hoạt động 1: Quan sát tranh
a. Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể
b. Cách tiến hành:
Cho học sinh quan sát tranh theo cặp:
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể 
- Học sinh quan sát tranh, thảo luân theo cặp
- Đại diện 1, 2 cặp lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
c. Giáo viên nhận xét và kết luận
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh
a. Mục tiêu
-Học sinh quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chung ta gồm bà phần: Đầu, mình và chân tay.
b. Cách tiến hành: Cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ
- Quan sát tranh chỉ xem các bạn trong từng hình đang làm gì ?
- Qua các hoạt động đó em hãy nói với nhau xem cơ thể của chung ta gồm mấy phần.
c. Giáo viên nhận xét và bổ xung
- Cơ thể chung ta gồm 3 phần: Đầu mình và chân tay 
3.Hoạt động 3: Tập thể dục 
a. Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể cho học sinh.
b. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn cả lớp học bài hát “Cúi mãi mỏi lưng, viết mãi mỏi tay, thể dục thế này là hết mệt mỏi”
- Giáo viên làm mẫu từng động tác 
- Gọi một số học sinh lên thực hành.
- Giáo viên quan sát sửa sai
- Giáo viên kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày 
4.Hoạt động 4: Cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi 
- Hướng dẫn cách chơi 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- Về nhà tự quan sát cơ thể người và kể lai các bộ phận bên ngoài của cơ thể 
- Xem trước bài: “Chúng ta đang lớn”
- Học sinh quan sát tranh, thảo luân theo nhóm
- Đại diện 1, 2 nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh luyện tập thực hành các động tác
- Học sinh nhắc lại phần kết luận.
- Học sinh chơi theo nhóm
- Một, hai nhóm lên thực hiện trò chơi
- Các nhóm khác nhân xét bổ xung.
Toán
Hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật
II. Đồ dùng dạy học
- Một số hình tam giác có kích thước và màu sắc khác nhau
- Một số đồ vật có mặt là hình tam giác 
III. Các hoạt động dạy và học
1.Hoạt động 1: Bài cũ
2.Hoạt động 2: Bài mới
a. Giới thiệu hình tam giác 
- Cho học sinh quan sát các tấm bìa và hỏi đây là hình gì ?
- Tìm trong thực tế những đồ vật nào có hình dạng có hình giống như hình tam giác.
b. Thực hành xếp hình 
- Cho học sinh dùng các hình tam giác, hình vuông, hình tròn xếp thành các hình khác nhau.
- Giáo viên quan sát nhận xét 
c. Trò chơi: Thi đua chọn nhanh các hình
- Cho học sinh thực hành theo nhóm
- GV nhận xét và đánh giá.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi 
- Học sinh tự tìm và nêu tên đồ vật.
- Học sinh sẽ thực hiện theo nhóm.
- Học sinh thực hành theo nhóm
- Thi đua nhau chọn nhanh các hình 
3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Về nhà tìm các vật có hình dạng giống hình tam giác
- Xem trước bài giờ sau học .
Soạn ngày: 06/9 Dạy:Thứ sáu, ngày 10 tháng 9 năm 2010
Học vần
Bài 3: Dấu sắc (2 tiết)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được dấu và thanh sắc 
- Biết ghép tiếng bé 
- Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật 
- Phát triển lời nói tự nhiện theo nội dung các hoạt động khác nhau của trẻ.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Giấy ô li phóng to
	- Các vật tựa hình dấu sắc
	- Tranh minh hoạ các tiếng: bé, cá, lá, chó, khế
	- Tranh minh hoạ phần luyện nói một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Bài cũ
2. Hoạt động 2: Bài mới 
a. Giới thiệu và ghi đầu bài:
- Cho học sinh quan sát tranh và hỏi
+ Bức tranh vẽ ai ? Và vẽ gì ? Các tiếng đó có gì giống nhau ?
- Cho học sinh phát âm tiếng có thanh sắc 
- Tên của dấu này là: Đấu sắc “/”
b. Dấu thanh
* Nhận diện dấu 
- Dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải. 
- Cho học sinh quan sát vật mẫu và nhận xét
- Giáo viên viên hỏi dấu sắc giống cái gì ?
* Ghép chữ và phát âm 
- Tiếng be được thêm thanh sắc ta được tiếng gì ?
- Tiếng bé được ghép bởi những âm nào ? Và có dấu thanh nào ? Nêu vị trí của dấu thanh.
- Giáo viên phát âm mẫu: bé
- Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Cho học sinh thảo luận tiếng bé trong từng tranh
c. Hướng dẫn viết dâu thanh
- Giáo viên viết mẫu
- Giáo viên quan sát và nhận xét 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tiếng bé
- Giáo viên nhận xét và sửa sai.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Bức tranh vẽ : bé, cá, lá, chó, khế.
+ Các tiếng đều có dấu và thanh sắc
- Học sinh phát âm các tiếng có thanh sắc.
- Học sinh quan sát vật mẫu nhận xét.
- Dấu sắc giống cái thước đặt nghiêng.
- Ta được tiếng bé
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh đọc theo 
- Học sinh luyện đọc theo nhóm, theo lớp, cá nhân.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh luyện bảng.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh luyện bảng.
( Tiết 2)
3.Hoạt động 3: Luyện tập
a. Luyện đọc:
- Cho học sinh đọc lại toàn bài trong tiết 1
- Học sinh luyện đọc cá nhân theo bàn, theo lớp.
- Giáo viên theo dõi sửa sai
b. Luyện viết:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết: Tiếng be, bé. 
- Giáo viên lưu ý cho học sinh cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Học sinh quan sát 
- Học sinh luyện vở 
c. Luyện nói: “ Các sinh hoạt thường gặp 
của các bé tuổi đến trường”
- Giáo viên gợi ý 
+ Các em quan sát tranh thấy những gì ?
+ Các bức tranh này có gì giống và khác nhau ?
+ Em thích bức tranh nào nhất vì sao ?
+ Em và các bạn em có những hoạt động gì khác ?
+ Ngoài giờ học em thích làm gì nhất ?
- Giáo viên nhận xét .
- Học sinh quan sát tranh và thảo luân theo nhóm 
- Đai diện nhóm lên trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung .
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh đọc lại toàn bài .
- Về nhà ôn lại bài.
- Xem trước bài 4.
Thể dục
ổn định tổ chức lớp – trò chơi
I. Mục tiêu:
	- Phổ biến nôi quy tập luyện, biên chế tổ chức học tập chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu học sinh biết những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục 
	- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại” 
	- Yêu cầu biết tham gia trò chơi 
II. Địa điểm và phương tiện
	- Trong lớp hoặc ngoài sân trường, cần dọn vệ sinh nơi tập không để có các vật gây nguy hiểm
	- Giáo viên chuẩn bị 01 còi, tranh, ảnh và một số con vật.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sỹ số
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Cho học sinh khỏi động
- Học sinh xếp hai hàng dọc sau đó quay thành hàng ngang 
- Đứng vỗ tay và hát
- Dậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2,1-2
Hoạt động 2: Phần cơ bản
1. Tập hợp hàng dọc dóng hàng giáo viên hô khẩu lệnh cho một tổ lên làm mẫu dưới sự chỉ đạo của giáo viên 
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên hoặc lớp trưởng, tổ trưởng
2.Trò chơi: -Diệt các con vật có hại
- Giáo viên hướng dấn trò chơi 
- Học sinh quan sát kỹ trò chơi
- Cho học sinh chơi thử 1, 2 lần
- Học sinh thực hành chơi dưới sự chỉ đạo c ủa giáo viên hoặc lớp trưởng
- Sau đó cho các em chơi thật
- Phạt những em diệt nhầm con vật có ích (Nhảy cò dò 2 vòng xung quang sân
- Giáo viên nhận xét
Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Cho học sinh tập những động tác hồi sức
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1-2, 1-2 
- Đứng vỗ tay và hát
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Giáo viên nhận xét lại giờ học 
- Về nhà ôn lại bài.
Thủ công
Giới thiệu một số giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
I. Mục tiêu:
- HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
- Biết giữ gìn các dụng cụ học tập 
- Rèn cho các em đôi bàn tay khéo léo 
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công (kéo, hồ dán, thước kẻ,..)
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Hoạt động 2: Giới thiệu giấy, bìa
- Giấy bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như: Tre, nứa, bồ đề
- Để phân biệt được giấy và bìa giáo viên giới thiệu quyển vở. Giấy là phần bên trong mỏng, bìa được đóng phía ngoài dày hơn
- Học sinh quan sát
- GV giới thiệu giấy màu một mặt được in màu đỏ hoặc xanh, mặt sau có kẻ ô vuông
- Học sinh chú ý lắng nghe
3. Hoạt động 3: Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
- Giáo viên hỏi học sinh 
+ Bút chì dùng để làm gì ?
- Bút chì dùng để tô, vẽ, viết
+ Thước kẻ dùng để làm gì ?
- Thước kẻ dùng để kẻ, đo độ dài
+ Kéo dùng để làm gì ?
- Kéo dùng để cắt giấy, bìa 
+Hồ dán dùng để làm gì ?
- Hồ dán dùng để dán giấy hoặc dán sản phẩm vào vở thủ công.
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhận xét tinh thần học tập ý thức tổ chức của học sinh trong giờ học.
- Về nhà học sinh chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để giờ sau học bài.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình, của lớp trong tuần, có hướng phấn đầu trong tuần tới
- Nắm chắc phương hướng tuần tới.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động dạy và học
1.Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần 
a. Các nền nếp
b. Về học tập 
c. Tư cách đạo đức 
2.Hoạt động 2: Giáo viên nêu phương hướng tuần tới.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò 
- Phát huy nhưng ưu điểm, khắc phục nhược điểm 
- Thực hiện tốt phương hướng tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan1.doc