Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 47 và 48 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 47 và 48 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi: giai cấp phong kiến, nông dân, công nhân đều có biến đổi; Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản mới ra đời; Xu hướng cách mạng mới đã xuất hiện.

b) Về kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ; Phân tích đánh gái các sự kiện lịch sử c) Về thái độ

- Thấy được dã tâm của thực dân Pháp; Giáo dục lòng căm ghét bọn thực dân, thông cảm với nỗi khổ cực của đồng bào.

- Thái độ chính trị của từng giai cấp, trân trọng các sĩ phu đầu thế kỷ XX quyết tâm vận động cách mạng Việt Nam theo xu hướng mới.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Lược đồ LB Đông Dương (tự làm)

b) Chuẩn bị của HS

- Học bài cũ, đọc trước bài mới.

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam?

* Đặt vấn đề vào bài mới: Giáo viên gt (1 phút)

b) Dạy nội dung bài mới

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 47 và 48 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29.03.2013
Ngày dạy: 05.04.2013 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 05.04.2013 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
CHƯƠNG II: 
XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897- 1918
Tiết 47 - Bài 29: 
CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Mục đích và nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam về tổ chức bộ máy nhà nước, về kinh tế, văn hoá, giáo dục.
- Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi: giai cấp phong kiến, nông dân, công nhân đều có biến đổi; Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản mới ra đời; Xu hướng cách mạng mới đã xuất hiện. 
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ; Phân tích đánh gái các sự kiện lịch sử c) Về thái độ
- Thấy được dã tâm của thực dân Pháp; Giáo dục lòng căm ghét bọn thực dân, thông cảm với nỗi khổ cực của đồng bào.
- Thái độ chính trị của từng giai cấp, trân trọng các sĩ phu đầu thế kỷ XX quyết tâm vận động cách mạng Việt Nam theo xu hướng mới.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Lược đồ LB Đông Dương (tự làm) 
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới: Giáo viên giới thiệu (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (20 phút)
I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thư nhất của thự dân Pháp (1897 – 1914).
1. Tổ chức bộ máy Nhà nước.
GV: Vì sao mãi tới 1997 Pháp mới tiến hành khai thác bóc lột VN? 
HS: Về cơ bản đã bình định xong nước ta về mặt quân sự
GV: Và trong bối cảnh đó mới đủ điều kiện để khai thác bóc lột Việt Nam. Vậy chúng khai thác bóc lột với những nội dung gì? 
HS: 3 nội dung: + Tổ chức bộ máy nhà nước
+ Chính sách kinh tế
+ Chính sách văn hoá, giáo dục
GV: Để phục vụ kịp thời và đắc lực cho c/s khai thác bóc lột Pháp thiết lập Liên bang Đông Dương 
 HS: Bào gồm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
GV: Giải thích thêm 
GV: Còn ở Việt Nambị chia cắt ntn? 
HS: Đọc phần này sgk 
GV: Dựa vào phần trình bày, qua phần bạn đọc vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ĐD?
GV: Qua sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước em có nhận xét gì? 
HS: Pháp thiết lập chính quyền từ Trung Ương đến địa phương đề do người Pháp trực tiếp hoặc giám tiếp nắm giữ 
GV: Vậy mặt trận của tổ chức nhà nước này? 
HS: Chia để trị, biến các nước thành thuộc địa, xoá tên 3 nước trên bản đồ t/g 
GV: Khẳng định tính chất 2 mặt thâm độc của Pháp: 
+ Chia để trị 
+ Tạo nên sự thống nhất giả tạo trong bộ máy nhà nước
Toàn quyền Đông Dương
Campuchia khâm sứ 
Bộ máy hành chính cấp tỉnh, huyện 
 (Pháp +bản sứ)
Bộ máy hành chính cấp xã, thôn 
 (bản sứ)
Bộ máy hành chính cấp kỳ (Pháp)
Trung kỳ khâm sứ
Bắc kỳ thống sứ
Nam kỳ thống đốc
Lào khâm sứ 
Hoạt động 2: (10 phút)
I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thư nhất của thự dân Pháp (1897 – 1914).
2. Chính sách kinh tế.
GV: Cho HS thảo luận nhóm
Cả lớp chia 4 nhóm: 
 + Nhóm 1: Chính sách của Pháp trong kinh tế nông nghiệp? 
 + Nhóm 2: Chính sách của Pháp trong công nghiệp? 
 + Nhóm 3: Chính sách của Pháp trong giao thông vận tải? 
 + Nhóm 4: Chính sách của Pháp trong thương nghiệp, tài chính? 
Sau 4 phút GV mời đại diện nhóm trả lời
Dự kiến HS trả lời 
 - Nhóm 1: Cướp đoạt ruộng đất; Phát canh thu tô
 - Nhóm 2: Khai thác mỏ và kháng sản; Sản xuất điện nước, xi măng 
 - Nhóm 3: Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường boc lột 
 - Nhóm 4: + Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam 
 + Tài chính: Bóc lột bàng chính sách thuế 
GV: Những chính sách kinh tế của Pháp nhằm mục đích gì?
HS: Vơ vét sức người, sức của cho chúng 
GV: Khẳng định tính chất 2 mặt của c/s 
Mặc dù về mặt khách quan nền kinh tế Việt Nam có biến đổi song cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, phụ thuộc, lạc hậu 
- Nông nghiệp: 
+ Cướp đoạt ruộng đất
+ Phát canh thu đô 
- Công nghiệp: 
+ Khai thác mỏ và kháng sản 
+ Sản xuất điện nước, xi măng
 - Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột 
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam 
- Tài chính: Bóc lột bàng chính sách thuế 
Hoạt động 3: (10 phút)
I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thư nhất của thự dân Pháp (1897 – 1914).
3. Chính sách văn hoá, giáo dục.
GV: Trình bày những chính sách về văn hoá giáo dục của Pháp? 
HS: Duy trì giáo dục thời pk; Mở một số trường học mới 
GV: Hệ thống giáo dục phổ thông của Pháp ntn? 
HS: Dựa vào chữ in nhỏ sgk trả lời
GV: Vậy chính sách văn hoá giáo dục của Pháp có phải là để khai hoá văn minh cho người Việt nam không? Vì sao? 
ð Khẳng định là c/s văn hoá giáo dục không thực tâm khai hóa văn minh cho người Việt Nam mà chỉ đề thực hiện chính sách bần cùng hoá, ngu dân hoá
GV: Ngoài ra chúng còn duy trì nền “văn hoá làng” " đầu độc nhân dân 
- Duy trì giáo dục thời pk 
- Mở một số trường học mới 
c) Củng cố, luyện tập. (3 phút)
- Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam? Chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 29 (TT).
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 08.04.2013
Ngày dạy: 17.04.2013 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 15.04.2013 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 46 - Bài 29: 
CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi: giai cấp phong kiến, nông dân, công nhân đều có biến đổi; Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản mới ra đời; Xu hướng cách mạng mới đã xuất hiện. 
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ; Phân tích đánh gái các sự kiện lịch sử c) Về thái độ
- Thấy được dã tâm của thực dân Pháp; Giáo dục lòng căm ghét bọn thực dân, thông cảm với nỗi khổ cực của đồng bào.
- Thái độ chính trị của từng giai cấp, trân trọng các sĩ phu đầu thế kỷ XX quyết tâm vận động cách mạng Việt Nam theo xu hướng mới.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Lược đồ LB Đông Dương (tự làm) 
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Giáo viên gt (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (10 phút)
II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam.
1. Các vùng nông thôn.
GV: Dưới sự tác động của c/s khai thác thuộc địa g/c phong kiến Việt Nam có những biến đổi ntn? 
GV: Hướng dẫn HS trả lời sgk, GV phân tích và cho biết tại sao lúc bây giờ g/c địa chủ lại đông lên (vì bên cạnh địa chủ người Việt còn có người Pháp và địa chủ nhà thờ)
- Giai cấp nông dân ntn? Và thái độ chính trị của họ ra sao?
HS: Bị bần cùng hoá không lối thoát
GV: Một số trở thành tá điền, một số phải tha phương cầu thực, số khác lại trở thành g/c công nhân
ð Cuộc sống nông dân rất khốn khổ
GV: Giải thích tranh hình 99 sgk và giải thích cuộc sống khốn khổ của người nông dân: gầy guộc đói khổ phải kéo cày thay trâu. Thái độ chính trị của họ?
HS: Rất căm ghét thực dân Pháp, ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh
GV: Chuyển ý
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Đa phần đã đầu hàng, làm tay sai cho Pháp
- Giai cấp nông dân: Bị bần cùng hoá không lối thoát
" Sẵn sàng đứng lên đấu tranh 
Hoạt động 2: (15 phút)
II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam.
2. Đô thị, phát triển, sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới.
GV: Dưới tác động của c/s khai thác thuộc địa đô thị Việt Nam phát triển ntn 
HS: Đô thị Việt Nam phát triển ngày càng nhiều
GV: Cùng với sự phát triển của đô thị các giai cấp tầng lớp ra đời ntn? Và thái độ chính trị của họ?
HS: Tầng lớp tư sản ra đời, họ bị thực dân Pháp chèn ép song thái độ chính trị của họ mang tính chất 2 mặt
HS: Tri thức, học sinh, sinh viên, nhà giáo nhưng cuộc sống bấp bênh " học sẵn sàng tham gia cách mạng 
GV: Giải thích thêm tại sao?
HS: Ra đời sớm tăng nhanh về số lượng
GV: Nguồn gốc của họ?
HS: Dựa vào sgk trả lời	
GV: Giải thích tranh hình sgk về hình ảnh người công nhân Việt Nam giải thích về đời sống của họ. Tại sao giai cấp công nhân lại có tinh thần cách mạng triệt để?
HS: Bị bóc lột nặng nề, không có tài gì để mất " sẵn sàng nổi dậy đấu tranh 
GV: Họ có 2 mối thù: Mối thù dân tộc và mối thù giai cấp
GV: Sơ kết ý
- Đô thị: Phát triển
- Giai cấp tư sản ra đời, nhưng luôn bị Pháp kìm hãm
- Tầng lớp tiểu tư sản ra đời nhưng cuộc sống bấp bênh, họ sẵn sàng tham gia cách mạng 
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và trưởng thành nhanh chóng, họ có tinh thần triệt để cách mạng 
Hoạt động 3: (10 phút)
II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam.
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động, giải phóng dân tộc.
GV: Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX xuất hiện trên những cơ sở nào?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Tại sao các sĩ phu lại nhanh chóng tiếp thu những luồng tư tưởng mới?
HS: + Họ là những người yêu nước, có trí thức, thức thời
 + Họ muốn vận động cách mạng Việt Nam đi theo quỹ đạo chung của cách mạng thế giới: Trước cách mạng tháng Mười Nga là CMTB tiến bộ
 + Họ muốn đi theo nước Nhật và nước Nhật đi theo con đường TBCN đã phát triển giàu mạnh 
GV: Giải thích thêm về vấn đề này và có thể dẫn chứng bằng sự kiện lịch sử cho HS " Giáo dục ý thức cho HS
* Củng cố và sơ kết ý
- Chính sách khai thác thuộc địa làm cho tầng lớp tư sản mới ra đời. 
- Những trào lưu tư tưởng mới đã được truyền vào nước ta, các nhà yêu nước muốn noi gương theo Nhật Bản để phát triển đất nước
c) Củng cố, luyện tập. (3 phút)
- Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với kinh tế xã hội ở Việt Nam ntn?
- Nêu xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 30
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47 - 48.doc