Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 44 đến 46 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 44 đến 46 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thứcGiúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam; nội dung chính của phong trào cải cách duy tân; kết quả

b) Về kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử, hướng dẫn các em liên hệ giữa lý luận và thực tế.

c) Về thái độ

- Thể hiện lòng yêu nước, khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và trân trọng

 những đề xướng cải cách

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Tài liệu về các nhân vật lịch sử: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch

b) Chuẩn bị của HS

- Học bài cũ đọc trước bài mới.

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Kiểm tra việc hoàn thiện bài tập của hs.

* Đặt vấn đề vào bài mới: Giáo viên giới thiệu. (1 phút)

b) Dạy nội dung bài mới

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 44 đến 46 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06.03.2013
Ngày dạy: 16.03.2013 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 13.03.2013 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 44:
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học thông qua một số dạng bài tập.
b) Về kỹ năng
- Làm một số loại bài tập lịch sử.
c) Về thái độ
- GD cho HS lòng kính yêu, khâm phục các lãnh tụ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- SGK, SGV,Giáo án.
b) Chuẩn bị của HS
- Vở ghi, SGK, sách bài tập lịch sử.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Tại sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại trong thời gian gần 30 năm?
* Đặt vấn đề vào bài mới: Giáo viên giới thiệu (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
1. Bài tập 1. (5 phút)
Bài tập 1. Điền dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng về nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất ( 5/6/1862).
 Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
 Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
 Cho người Pháp và Tây Ban Nha vào truyền đạo Gia Tô, bỏ lệnh cấm đạo.
 Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long khi nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
 Tất cả các ý trên.
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung, Nhận xét.
1. Điền dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng về nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất ( 5/6/1862)?
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
2. Bài tập 2. (15 phút)
Bài tập 2. 
 Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?
HS: Làm bài tập
GV: Bổ sung, Nhận xét
Tên cuộc khởi nghĩa
Địa điểm
Thời gian
Lãnh đạo
Ý nghĩa lịch sử
Ba Đình
Nga Sơn ( Thanh Hoá)
1886 – 1887
- Phạm Bành
- Đinh Công Tráng
- Nêu cao tinh thần đấu tranh oanh liệt chống Pháp của nhân dân ta.
Bãi Sậy
Hưng Yên
1883 – 1892
Nguyễn Thiện Thuật
Hương Khê
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
1885 – 1895
P Phan Đình Phùng
3. Bài tập 3. (15 phút)
Bài tập 3. 
Hãy điền kiến thức cần thiết vào bảng niên biểu dưới đây về các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
HS: Làm bài tập
GV: Bổ sung, nhận xét
Các giai đoạn
Lãnh đạo
Sự kiện tiêu biểu
1884 – 1892
Đề Nắm
Cuộc khởi nghĩa chưa có sự chỉ huy thống nhất.
1893 – 1908
Hoàng Hoa Thám
Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
1908 – 1913
Hoàng Hoa Thám
- Thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét.
- 10 – 2 – 1913, Đề Thám hi sinh, cuộc khởi nghĩa tan rã.
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Yêu cầu HS tóm tắt những nội dung đã học ở chương I.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học bài theo nội dung câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài 28
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 13.03.2013
Ngày dạy: 22.03.2013 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 20.03.2013 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 45 - Bài 28:
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA THẾ KỶ XIX
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thứcGiúp học sinh nắm được: 
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam; nội dung chính của phong trào cải cách duy tân; kết quả 
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử, hướng dẫn các em liên hệ giữa lý luận và thực tế.
c) Về thái độ
- Thể hiện lòng yêu nước, khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và trân trọng
 những đề xướng cải cách 
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Tài liệu về các nhân vật lịch sử: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch 
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Kiểm tra việc hoàn thiện bài tập của hs.
* Đặt vấn đề vào bài mới: Giáo viên giới thiệu. (1 phút)
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (7 phút)
I. Tình hình Việt Nam nửa thế kỷ XIX.
GV: Hãy nêu những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế nước ta nửa cuối thế kỷ XIX?
HS: Dựa vào sgk trả lời
Hs trả lời GV khẳng định sau khi phân tích
Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc k/n nông dân 
?: Qua đoạn chữ nhỏ sgk (tư liệu) cho biết những cuộc k/n nông dân nào nổ ra?
HS: Trình bày các cuộc k/n trong sgk 
GV: Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
GV: Trong bối cảnh đó các sĩ phu yêu nước đã làm gì? 
HS: Các sĩ phu yêu nước đã đề ra một số cải cách
- Nửa thế kỷ XIX tình hình kinh tế, chính trị xã hội nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng 
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân lại nổ ra
Hoạt động 2: (20 phút)
II. Những đề nghị cải cách ở việt nam vào nửa cuối thế kỷ XIX.
GV: Vì sao các sĩ phu lại đề ra cải cách? 
HS: Trước tình trạng đất nước ngày càng khốn đốn 
GV: Nội dung của cuộc cải cách là gì? 
HS: Đổi mới về nội trị ngoại giao kinh tế, xã hội 
GV: Hãy nêu tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối thế kỷ XIX và nội dung của những đề xướng cải cách?
HS: Nêu những sự kiện và tiêu biểu trong sách giáo khoa 
GV: Tiêu biểu nhất lúc bây giờ?
HS: Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần, duy tân đất nước đều không được chấp nhận 
GV: Hệ thống cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện đề cấp đến những vấn đề kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo (dây trên 100 trang) " đưa đất nước theo con đường tư bản 
GV: Gt chân dung phát hoạ và tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ, nội dung của đề nghị cải cách của ông. Nhưng cuối cùng tất cả những cải cách không thực hiện được nhưng tên tuổi và những đề nghị của ông vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam liên hệ thực tế. 
 “Mặt trời cho dẫu không soi đến
Hướng dương vẫn nép cánh hoa quỳ” 
- Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn các sĩ phu đề ra những cải cách: đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá 
- Tiêu biểu: 
+ Nguyễn Trường Tộ 
+ Nguyễn Lộ Trạch 
Hoạt động 3: (8 phút)
III. Kết cục của các đề nghị cải cách:
GV: Các sĩ phu đề ra cải cách họ sẽ gặp những khó khăn gì? 
HS: bị ganh tị, ghen ghét thậm chí nguy hiểm đến tính mạng 
GV: Song họ vẫn mạnh dạn đề ra những cải cách vì sao? 
HS: Vì họ có lòng dũng cảm, yêu nước thẳng thắn 
GV: Vì sao những cải cách duy tân không thực hiện được? 
HS: Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong chưa động chạm và giả quyết 2 mâu thuẫn của xã hội 
Nhà Nguyễn bảo thủ không thích ứng với hoàn cảnh nêu những cải cách trên không thực hiện được 
GV: Mặc dù vậy những trào lưu cải cách trên có ý nghĩa gì? 
HS: Gây tiếng vang lớn trong xã hội, tấn công vào tư tưởng bảo thủ của chế độ phong kiến, thể hiện trình độ nhận thức của con người Việt Nam
GV: Có thể liên hệ với tình hình hiện nay về những đổi mới của Đảng ta nhất là đại hội đại biểu lần thứ 6
- Các đề nghị cải cách trên không được thực hiện 
Vì: 
+ Chưa xuất phát từ cơ sở trong nước, chưa giải quyết 2 mâu thuẫn của xã hội 
+ Nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu
c) Củng cố, luyện tập (3 phút)
- Tình hình kinh tến chính trị của nước ta ½ cuối thế kỷ XIX? Nguyên nhân dẫn đến các cuộc k/n nông dân? 
- Nội dung của ácc đề nghị cải cách; vì sao các cải cách không thực hiện được? 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 29
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 18.03.2013
Ngày kiểm tra: 26.03.2013 Lớp: 8A
Ngày kiểm tra: 25.03.2013 Lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 46:
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1858 đến 1873.
- Phong trào Đông du; Những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.
- Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam.
b) Về kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, giải thích và đánh giá vấn đề lịch sử.
c) Về thái độ
- Có tình cảm với bộ môn, thái độ làm bài ghiêm túc.
2. Nội dung đề.
I. Ma trận đề.
 MỨC ĐỘ 
NỘI DUNG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến 1873
C1; 1điểm
Câu 2:
1 điểm
2 đ
Phong trào đông Du
Câu 3:
1 điểm
Câu 6:
3 điểm
4 đ
Những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương
Câu 4:
1 điểm
1 đ
Trào lưu cải cách ,duy tân ở Việt Nam
Câu 5:
3 điểm
3 đ
TỔNG CỘNG
2 điểm
2 điểm
6 điểm
10 đ
II. Đề bài:
I. TRẮC NGHIỆM:
1/ Em hãy viết và nối cã kí hiệu lại với nhau (Bằng dấu - ) sao cho đúng. 
A- Ngày 17/2/1859
B- Đêm 23/2/1861
C- Ngày 5/6/1862
D- Ngày 13/7/1885
E- Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương
G- Triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất
H- Quân Pháp tấn công thành Gia Đình
I- Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hoà
* Em hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 2: Khi Pháp tấn công thành Gia Định quân triều đình :
A. Nhanh chóng đầu hàng địch. B. Liên kết với nhân dân chống Pháp.
C. Chống cự yếu ớt rồi tan rã. D. Phối hớp với nhân dân chống quyết liệt.
Câu 3: Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 1862 vì :
A. Lực lượng triều đình ít ,vũ khí thô sơ. B. Đồn Chí Hoà thất thủ .
C. Muốn chia quyền lợi với Pháp thống trị nhân dân.
D. Bảo vệ quyền lợi dòng họ và rảnh tay để đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân .
Câu 4: Lãnh đạo phong trào Đông Du là:
A. Phan Chu Trinh. B. Phan Bội Châu.
C. Nguyễn Hàm D. Lương Văn Can.
Câu 5: ”Bình Tây Đại Nguyên soái” được nhân dân phong cho:
A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Định . D. Hoàng Diệu.
Câu 6: Hiệp ước Quý Mùi (Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất:
A. Bắc Kì. B. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.
C. Trung Kì. D. Nam Kì.
Câu 7: Hình thức hoạt động của phong trào Duy Tân ở Trung Kì là:
A. Mở trường diễn thuyết . B. Tuyên truyền đả phá các hủ tục lạc hậu.
C. Cắt tóc ngắn ,mạc áo ngắn. D. Cả 3 ý trên đều đúng.
II/TỰ LUẬN:
1/Vì sao hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết được đánh giá cao?
2/Nêu những chi tiết cần thiết (Thời gian, địa điểm, tên người chỉ huy) của các cuộc 
khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương ?
3. Đáp án biểu điểm.
I/ TRẮC NGHIỆM: 
Câu1: Nối A- H; B-I ; C-G ; D- E (1điểm)
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
C
D
B
C
C
D
II/TỰ LUẬN: 
Câu 1: Không tham vinh hoa phú quý đã chống lại thực dân để giành lại chủ quyền đất nước. Không chịu làm nô lệ. Tổ chức kháng chiến và ra Chiếu Cần Vương kêu gọi Văn thân, sĩ phu cùng nhân dân giúp vua chống lại thực dân Pháp.
Câu 2: 
* Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886-1887 )
 Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Trứ 
* Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883-1892) 
 Thuộc tỉnh Hưng Yên
 Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
* Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885-1895)
 Lãnh đạo là Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
4. Đánh giá nhận xét sau khi kiểm tra chấm bài kiểm tra.
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 - 46.doc