Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 42 và 43 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 42 và 43 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường

1) Mục tiêu.

a) Về kiến thức

- Trình bày được lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, với những tên gọi khác nhau. Tuy vậy, Nhâ dân các dân tộc Sơn La luôn hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiêu Châu, Mường và dần ổn định cương vực địa lý, cùng với sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn la.

b) Về kỹ năng

- Có kỹ năng tỏng hợp, nhận xét về sự phát triển của vùng đất Sơn La.

c) Về thái độ

- Yêu quê hương đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử Địa Phương.

2) Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị cuả GV

- Giáo án

b) Chuẩn bị của HS

- Sưu tầm tranh ảnh

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ

* Đặt vấn đề vào bài mới:

b) Dạy nội dung bài mới

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 42 và 43 - Năm học 2012-2013 - Đỗ Viết Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21.02.2013
Ngày dạy: 02.03.2013 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 28.02.2013 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 42 - Bài 27:
KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP 
CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Biết được nguyên nhân, trình bày diễn biến theo lược đồ.
- Rút ra kết quả, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và những đóng góp của khởi nghĩa đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
b) Về kỹ năng
- Rèn kĩ năng mô tả, tường thuật diễn biến, phân tích sự kiện lịch sử.
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ; đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
c) Về thái độ
- Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù chất phác, yêu tự do; căm thù quân xâm lược.
- Ghi nhớ, biết ơn người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám.
- Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết giai cấp.
- Bồi dưỡng lòng căm thù thực dân Pháp và bọn tay sai phong kiến.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Lược đồ Phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Tranh ảnh căn cứ Yên Thế.
- Ảnh (phóng to) Hoàng Hoa Thám.
b) Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ đọc trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (5’)
?: Trình bày những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong tào Cần Vương ?
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Sau khi dập tắt phong trào Cần vương, thực dân Pháp xúc tiến thực hiện chính sách bình định quân sự đối với vùng trung du và miền núi nhằm ổn định tình hình chính trị; chuẩn bị cho cuộc khai thác trên quy mô lớn sắp tới. Liệu chúng có thực hiện được âm mưu đó không hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (35’)
I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
GV: Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương thực dân Pháp tiến hành bình định khu vực trung du và miền núi nhằm đẩy nhanh quá trình khai thác -> Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của thực dân Pháp.
- Giới thiệu khái quát, hướng dẫn học sinh quan sát, xác định căn cứ Yên Thế.
?: Nhìn vào lược đồ, em có nhận xét gì vị trí của Yên Thế?
H: Quan sát lược đồ và rút ra nhận xét.
- Yên Thế: 
+ Nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.
+ Diện tích: 40 - 50 km2.
+ Đây là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, khí hậu khắc nghiệt. -> địa hình hiểm trở
?: Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra do những nguyên nào ?
H: Đấu tranh để giữ đất, bảo vệ cuộc sống bình yên của họ.
GV: Trình bày thêm về căn cứ Yên Thế đây là vùng đất mà những người nông dân phiêu tán khai khẩn ra.
?: Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa là ai? Họ có gì khác với các thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
GV: Thủ lĩnh: Đề Nắm, Đề Thám là những người nông dân không phải là những sĩ phu văn thân.
- Đề Nắm, Đề Thám lãnh là những người nông dân chất phác đứng lên bảo vệ cuộc sống bình yên của họ.
?: Vì sao Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của thực dân Pháp?
H: Suy nghĩ trả lời.
GV: Phong trào Cần Vương đã tan rả Yên Thế trở thành cái gai trước mắt của thực dân Pháp, hơn nữa Yên Thế án ngữ con đường huyết mạch từ Lạng Sơn đến Hà Nội-> Chúng quyết tâm tiêu diệt.
?: Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra như thế nào? 
GV: Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa theo mẫu.
Các giai đoạn
Người lãnh đạo
Diễn biến chính
H: Các nhóm học sinh thảo luận nhanh và cử đại diện trả lời.
Tường thuật diễn biến: 
 + Từ 1884 – 1892: Nghĩa quân hoạt động riêng rẻ tiêu biểu nhất là Đề Nắm. Trong giai đoạn này Pháp nhiều lần tấn công vào Hố Chuối nhưng đều bị nghĩa quân đánh bại.
 + Từ 1893 -1908: Dưới sự lãnh đạo của Đề Thám nghĩa quân vừ chiến đấu vừa xây dựng căn cứ. Nghĩa quân đã sử dụng cách đánh thông minh sáng tạo gây cho địch nhiều thiệt hại đặc biệt đã phục kích bắt được tên điền chủ Sét – nay. Vì tương quan lược lượng quá chênh lệch nghĩa quân đã giảng hòa với thực dân Pháp. Nghĩa quân thả Sét-nay đổi lại Pháp phải rút khỏi Yên Thế và trao quyền cai quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn,Yên Lễ, Khương Thượng cho nghĩa quân. Thời gian hòa hoãn chưa lâu quân Pháp bội ước tấn công nghĩa quân, nghĩa quân phải phân tán lực lượng hoạt động trong 4 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Thái Nguyên. Sau đó nghĩa quân phỉa giảng hòa với Pháp lần 2 với những điều kiện ngặt nghèo hơn nhưng phải thực hiện để củng cố lực lượng.
?: Vì sao nghĩa quân lại giảng hòa với thực dân Pháp?
H: Do lực lượng của nghĩa quân quá chênh lệch , để củng cố lại lực lượng, xây dựng lại căn cứ.
?: Vì sao Pháp phải chấp nhận giảng hoà với nghĩa quân ?
H: Để đổi tên điền chủ Set- nay.
GV: Trong thời gian này nghĩa quân tiếp tục cho xây dựng thêm nhiều căn cứ, xây dưng quân đội tinh nhuệ, đặc biệt là căn cứ Phồn Xương, cuộc chiến đấu của nghĩa quân đã thu hút được sư quân tâm của các chí sĩ yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tôn Dật Tiên.
 + Từ 1909 – 1913 phát hiện thấy Yên thế có dính líu đên vụ đầu độc lính Pháp tại Hà Nội chúng huy động một lực lượng lớn tấn công lên tục, nghĩa quân vừa chiến đấu vừa rút lui nhưng lực lượng của dần hao mòn dần.
?:Vì sao Pháp huy động lực lượng lớn tấn công Yên Thế?
H: Do thực dân Pháp phát hiên Yên Thế dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội nên chúng đã huy động một lực lượng lớn tấn công nghĩa quân.
GV: Tường thuật tóm tắt diễn biến khởi nghĩa.
?: Kết quả của cuộc khởi Nghĩa Yên Thế như thế nào?
H: 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa từng bước tan rã.
GV: Kể chuyện Đề Thám bị mưu sát.
?: Em có nhận xét gì về vai trò của Hoàng Hoa Thám đối với cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
H: Là thủ lĩnh và là linh hồn của cuộc khởi nghĩa.
?: Em hãy nêu nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
H: Dựa vào SGK để trả lời.
=> Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa có thời gian tồn tại dài nhất (gần 30 năm). Khởi nghĩa diễn ra trên địa bàn rộng lớn thu hút được sự quan tâm của nhiều sĩ phu yêu nước: Phan Bội Châu(1905). Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện được tính dân tộc, tinh thần yêu nước sâu sắc, khả năng cách mạng của giai cấp nông dân Việt Nam
- Nguyên nhân: 
+ Kinh tế sa sút họ phải phiêu tán lên Yên Thế để sinh sống.
+ Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của thực dân Pháp.
- Diễn biến:
+ Giai đoạn 1 (1884 - 1892) : Hoạt động của nhiều toán nghĩa quân riêng lẻ có uy tín nhất là Đề Nắm.
+ Giai đoạn 2 (1893 - 1908) : Dưới sự chỉ huy của Đề Thám nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây cơ sở.
+ Giai đoạn 3 (1909 - 1913) Pháp tập trung lực lượng mạnh tấn công Yên Thế. Lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần.
- Kết quả: Ngày 10–2–1913: Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa từng bước tan rã.-
- Nguyên nhân thất bại: 
+ Thực dân Pháp còn mạnh, lại câu kết với phong kiến để đán áp phong trào
+ Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu
+ Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế. 
+ Phong trào cần Vương đã kết thúc nên Pháp có điều kiên tập trung lực lượng.
- Ý nghĩa: 
+ Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân.
+ Góp phần làm chậm quá trình bình định của thưc dân Pháp.
c) Củng cố, luyện tập (3’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng so sánh về khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ? (Theo mẫu)
Khởi nghiã Yên Thế
Phong tròa Cần Vương
Thời Gian
1884 - 1913
1885 - 1895
Thàng phần lãnh đạo
Nông dân yêu nước xuất sắc
Văn thân sĩ phu yêu nước
Mục đích đấu tranh
Bảo vệ cuộc sống bình yên
“Giúp vua” Giành lại chủ quyền dân tộc
- Nêu những nét chính về cuộc đời của cụ Hoàng Hoa Thám ?
- Thuật lại những nét cơ bản về diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Đọc thêm mục II Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi và rút ra ý nghĩa của phong trào.
- Học bài, nắm chắc những sự kiện, giai đoạn chính của khởi nghĩa Yên Thế.
- Tìm hiểu thêm tư liệu về cụ Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế.
- Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế, Phong Trào Cần Vương, phong trao đấu tranh của đồng bào miền núi.
Khởi nghĩa Yên Thế
Phong trào Cần Vương
Phong trào của đồng bào miền núi
Thời gian
Thành phần lãnh đạo
Mục đích đấu tranh
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02.03.2013
Ngày dạy: 09.03.2013 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 09.03.2013 Dạy lớp: 8B
Ngày dạy:....................Dạy lớp:....................
Tiết 43: 
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG:
SƠN LA QUA CÁC THỜI KỲ
1) Mục tiêu.
a) Về kiến thức
- Trình bày được lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển, vùng đất Sơn La đã trải qua nhiều lần chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, với những tên gọi khác nhau. Tuy vậy, Nhâ dân các dân tộc Sơn La luôn hoà chung vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, tạo dựng nên nhiêu Châu, Mường và dần ổn định cương vực địa lý, cùng với sự ra đời của tên gọi hành chính Sơn la.
b) Về kỹ năng
- Có kỹ năng tỏng hợp, nhận xét về sự phát triển của vùng đất Sơn La.
c) Về thái độ
- Yêu quê hương đất nước, trân trọng các giá trị lịch sử Địa Phương.
2) Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị cuả GV
- Giáo án
b) Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tranh ảnh
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ 
* Đặt vấn đề vào bài mới: 
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của em về Sơn La trước khi TDP xâm lược?
GV: Sơn La là tỉnh biên giới phía tây bắc Việt Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa và Lào, phía đông giáp Hòa Bình và Phú Thọ, phía bắc giáp Yên Bái và Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên. Đường biên giới với Lào dài 250 km ở phía nam.
GV: Tháng 01/1888 thực dân Pháp đánh chiếm vùng Tây Bắc. Ngày 10/10/1895 thực dân Pháp chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị hàng chính, thành lập tỉnh lấy tên là Vạn Bú, sau đổi thành Sơn La và chuyển tỉnh lỵ từ Pá Giang thuộc tổng Hiếu Trai về Sơn La. Tên tỉnh Sơn La chính thức có từ đó. Cũng từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La sống trong kiếp 1 cổ 2 tròng kéo dài 50 năm (1895 - 1945). 
- 9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4.
- 27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu.
- 10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).
- 23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La.
- Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
- 1948-1953: thuộc Liên khu ViệtBắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.
GV: Giới thiệu: Mường Cây, Mường Tấc, Mường Sang, Mường Vạt 
- Đến thời Nguyễn Các Châu Mường kể trên thuộc phủ Gia Hưng, trong đó Sơn la gồm có:
+ Mường La, Mường Trai, (Chiềng Nghiêm, Hiếu Trai) Mường Bú (Chiềng Biên), Mường Chùm, Mường Chiến (Ngọc Chiến).
+ Chiềng Mai Sơn:
+ Châu Phù Yên:
+ Châu Châu Mộc:
+ Châu Yên:
+ Châu Quỳnh Nhai:
+ Châu Thuận
GV: Dựa vào tài liêu để khai thác nội dung.(tr17-18).
- Tháng 01/1884 thực dân Pháp đánh chiếm vùng Tây Bắc. Ngày 10/10/1895 thực dân Pháp chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị hàng chính, thành lập tỉnh lấy tên là Vạn Bú, sau đổi thành Sơn La và chuyển tỉnh lỵ từ Pá Giang thuộc tổng Hiếu Trai về Sơn La. Tên tỉnh Sơn La chính thức có từ đó. Cũng từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La sống trong kiếp 1 cổ 2 tròng kéo dài 50 năm ( 1895-1945 ). 
- Ngày 03/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và từ nhà ngục Sơn La  ánh sáng cách mạng đã chỉ cho nhân dân các dân tộc Sơn La thấy rõ con đường giải phóng dân tộc là phải đứng lên làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. 
- Trải qua 9 năm kháng chiến (1946 - 1954) quân và dân các dân tộc Sơn La cùng với cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Ngày 01/12/1952 chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, tỉnh Sơn La cơ bản được giải phóng. Từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thế và lực mới góp phần phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, giải phòng hoàn toàn Miền Bắc, cùng với nhân dân miền bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục cùng với miền nam tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất đất nước. 
- Đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Sơn La tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tự lực, tự cường ra sức khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1986, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới, tiềm năng, thế mạnh của Sơn La được phát huy mạnh mẽ và diện mạo Sơn la ngày càng thay đổi.
1. Từ thời Hùng Vương đến trước khi Thực Dân Pháp xâm lược.
- Thủa Hùng Vương dựng nước, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Riêng tên “ Sơn La ” xuất hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ XVIII dưới thời Lê - Trịnh. 
- Phần lớn tỉnh Sơn la ngày nay (gồm TP Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của Vương Quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa.
- Mường Muổi: Nhà Trần biên chép vào sổ sách là Mỗi Châu. Đến thời Lê đổi thành Thuận Châu. Trung tâm mường Muổi là Chiềng Ly(còn gọi là Chiềng Pha).
- Các mường nhỏ thuộc phạm vi mường Muổi gồm: Mường Sại(Chiềng Muôn) Mường Piềng,(Chiềng Khoang, Chiềng Pấc).Mường Ét( Chiềng Ve). Mường La, (Châu Sơn La).Mường Quài (Châu Tuần giáo), Mường Mụa (Châu Mai Sơn)
* Tóm lại: Từ rất sớm, SL đã hoà vào nhịp sống của nhà nước Đại Việt, bài thơ của Vua Lê Thánh Tông ở khe động Chiềng La (TPSLa) Mang tên “Quế Lâm ngự chế” khắc vào vách đá từ năm 1440 và truyền thống lâu đời ở đây. Đã khẳng định cương vực Tây Bắc của Sơn Hà Đại Việt.
- Châu Mường ở Sơn la: Là lãnh địa tập hợp từ 4 Mường nhỏ (Mường Phìa) trở lên. Lúc đầu mường phìa được gọi là Lộng(Động) Lộng là bản khá lớn thu phục nhiều bản nhỏ. Vào tầm ảnh hưởng của mình.Mường phìa sở tại được gọi là mường phìa tronh châu(mường phìa cuông chu).để phân biệt với mường phìa ngoài(Mường phìa nọ).Lỵ sở của mường được gọi là Mường, hoặc Chiềng. đứng đầu mỗi mường được gọi Án Nha.- án nha có thông lại
2. Thời kỳ pháp thuộc.
- Tháng 8/1884 pháp chiếm Hương Hoá.
6/1885 Hưng hoá được đặt trong địa hạt của quân khu Miền Tây do Lữ đoàn 1 đảm trách..
3.Từ CM tháng 8 đến nay.
- Ngày 26/8/1945 nhân dân các dân tộc Sơn La đã đứng lên giành chính quyền thắng lợi, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập. 
c) Củng cố, luyện tập. (3’)
- GV khái quát lại: Câu hỏi thảo luận: Qua tìm hiểu xong bài em hãy nêu cảm nghĩa của em về vùng đất Sơn La?
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1’)
- Sưu tầm tranh ảnh về Sơn La( Nhà tù, khu di tích, du lịch,..(Sơn la).
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	..............................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42- 43.doc